Lý thuyết hành động nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 33 - 36)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.3. Lý thuyết hành động nói

J. L. Austin đã tìm ra bản chất của hành động nói: Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện bằng một phương tiện đặc biệt đó là ngôn ngữ (dẫn theo [5, 445]). Đó chính là những cơ sở giúp Austin xây dựng lên lý thuyết hành động nói. Lý thuyết này được coi là xương sống của ngữ dụng học.

1.3.1. Khái niệm về hành động nói.

Có thể hiểu “hành động nói là hành động được thực hiện khi tạo ra một phát ngôn (diễn ngôn) trong cuộc giao tiếp. Hành động nói đòi hỏi phải có điều kiện, thao tác và quan trọng nhất là đích như mọi hành động khác của con người có ý thức”. (dẫn theo [5, 445]).

Theo Austin, hành động nói được chia làm ba loại: hành động tạo lời, hành động ở lời và hành động mượn lời.

Hành động tạo lời (hành động tạo ngôn) là hành động mà người nói sử dụng những yếu tố ngôn ngữ để tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung.

Hành động mƣợn lời (hành động dụng ngôn) là hành động mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.

Hành động ở lời (hành động ngôn trung) là hành động mà người nói thực hiện ngay khi nói năng và gây ra hành động cũng bằng lời nói của người tiếp nhận. Hiệu quả của chúng là hiệu quả thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra những phản ứng tương ứng với chúng ở người nhận. Đích của hành động ở lời được gọi là đích ở lời và đích đó được thỏa mãn thì ta có hiệu quả ở lời.

Ducrot cho rằng: hành vi ở lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mƣợn lời ở chỗ chúng thay đổi tƣ cách pháp nhân của ngƣời đối thoại. Chúng đặt ngƣời nói và ngƣời nghe vào những nghĩa vụ quyền lợi mới so với tình trạng của họ trƣớc khi thực hiện hành vi ở lời đó.(dẫn theo [6, 901]).

Ví dụ:

(32) Marry: Tớ hứa sẽ đi cùng với cậu.

(XVI, 127)

Phát ngôn trên là lời hứa của Marry với bạn khi người bạn ấy hỏi Marry có đi cùng không. Với phát ngôn trên Marry đã nhận mình có trách nhiệm phải đi cùng với người bạn này. Và chắc chắn rằng với lời hứa này sẽ làm

người bạn của Marry yên tâm hơn. Lúc này, lời hứa của Marry như một lời khẳng định, cũng như một lời cam kết rằng chắc chắn cô ấy sẽ đi nên bạn không cần phải lo nữa.

1.3.2. Hành động ở lời và các tiểu từ tình thái.

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng các TTTT là phương tiện đắc lực trợ giúp cho việc thực hiện hành động ở lời. Căn cứ vào TTTT được dùng người nghe sẽ nhận diện được hành động nói trực tiếp.

- Hành động hỏi được nhận diện bởi các TT sau (và dấu hỏi): à, ƣ, nhỉ, nhé, chăng, phỏng, chứ, hả, hử, sao…

- Hành động điều khiển được nhận diện bởi các TT: nào, đi, nhé, thôi, với, đã, chứ, cho, xem…

- Hành động bộc lộ được nhận diện bởi các TT (và dấu !): thay, nhỉ, sao, thế…

- Hành động biểu hiện được nhận diện bởi các TT ( và dấu chấm): đâu, đấy, ấy, vậy, mà, cơ, kia, cơ mà, chứ lị, cả, thật, mà lại, mà lị…

- Trong giao tiếp, không phải lúc nào người nói cũng diễn đạt ý mình nói một cách trực tiếp, tường minh; không phải lúc nào cũng dùng câu tường thuật để kể, dùng câu nghi vấn để hỏi, dùng câu cầu khiến để yêu cầu, ra lệnh, dùng câu cảm thán để bày tỏ thái độ. Do đó căn cứ vào các TTTT được dùng cùng với các yếu tố khác (hoàn cảnh giao tiếp, các ước định xã hội), dựa vào các thao tác suy ý, các quy tắc điều khiển hành động nói, người nghe sẽ lý giải được nghĩa hàm ẩn của lời nói. Như vậy, TTTT không chỉ có tác dụng phân loại câu, giúp cho việc hoàn thiện câu trong giao tiếp mà còn có vai trò giúp người nghe nhận diện, lý giải được hành động ở lời trực tiếp và gián tiếp.

Ví dụ:

(33) Thắng: Hồ Tây đẹp thật anh nhỉ?

Trên bề mặt ngôn ngữ căn cứ vào TT “nhỉ” và dấu “?” thì đây là một câu hỏi. Nhưng Thắng sử dụng câu hỏi này không mong muốn có được câu trả lời và cũng không nhằm mục đích có được thông tin còn thiếu hụt mà gián tiếp biểu thị cảm nghĩ, thái độ của mình trước vẻ đẹp quang cảnh của Hồ Tây. Thắng đưa ra suy nghĩ của mình khi được tận mắt ngắm quanh cảnh Hồ Tây, và điều mà anh ấy muốn nói ở đây là: đưa ra cảm nhận của anh ấy với Cảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)