TTTT thể hiện phép lịch sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 72)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.6. TTTT thể hiện phép lịch sự

Có thể nói rằng TTTT có vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp, đặc biệt là trong những tình huống giao tiếp có nguy cơ đe dọa thể diện cao, trong những tình huống đòi hỏi sự tế nhị. S.Levinson & P.Brown đã co rằng những hành động như mệnh lệnh, cầu khiến, gợi ý, nhắc nhở, khuyên nhủ, dặn dò… có nguy cơ đe dọa thể diện âm tính của người nghe; những hành động như phê bình, chê, chửi, phản bác… có nguy cơ đe dọa thể diện dương tính của người nghe…(dẫn theo [5,264]).

Mức độ đe dọa được thể hiện bằng ba thông số: tương quan quyền lực, khoảng cách xã hội giữa người nói với người nghe và mức độ áp đặt của các hành động ở lời trong phát ngôn của người nói. Một khi đánh giá đúng mức độ đe dọa thể diện, người nói sẽ dùng các chiến lược lịch sự phù hợp để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất. Nhìn chung có hai chiến lược lịch sự là: chiến lược lịch sự âm tính và chiến lược lịch sự dương tính.

Chiến lƣợc lịch sự âm tính: Hướng vào thể diện âm tính, vào lãnh địa của người tiếp nhận. Có thể nói rằng đây là chiến lược có tính né tránh, không dùng những hành động làm phương hại tới thể diện của người khác hoặc bù đắp, giảm nhẹ mức độ của các hành động này. Khi sử dụng chiến lược âm tính, người nói có khuynh hướng tỏ rõ sự tôn trọng, nhấn mạnh quyền tự do của người nghe.

Chiến lƣợc lịch sự dƣơng tính: Hướng vào thể diện dương tính của người nghe nhằm thực hiện những hành động tôn vinh thể diện, là những hành động làm gia tăng một trong hai thể diện của người nghe. Khi sử dụng chiến lược lịch sự dương tính người nói đồng thời làm gia tăng thể diện của mình bằng cách cố ý nhấn mạnh mục đích phát ngôn, để người nghe nhận thấy người nói có cùng mong muốn, mục đích như mình.

Trong quá trình khảo sát, phân tích số liệu, chúng tôi nhận thấy chiến lược lịch sự âm tính được vận dụng nhiều hơn, nhất là khi người nói thực hiện hành động điều khiển. Và TTTT là một phương tiện hỗ trợ tích cực trong việc thực hiện các chiến lược lịch sự âm tính của nhân vật tham gia giao tiếp. Với những nội dung đã trình bày ở trên, trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi chỉ có thể khái quát ngắn gọn vai trò của các TTTT và tổ hợp tình thái biểu đạt tính lịch sự trong các hành động thuộc nhóm hành động điều khiển ở những cuốn GTDTVCNNN mà chúng tôi khảo sát.

a) Giảm thiểu mức độ áp đặt, mức độ đe dọa thể diện của ngƣời nghe.

Lịch sự là một nhu cầu trong xã hội, là một trong những thuộc tính của diễn ngôn. Quan hệ giữa người với người là mối quan hệ xã hội mang tính liên nhân, là mối quan hệ giao tiếp thông qua các phát ngôn hay là nói rõ hơn là thông qua các diễn ngôn cụ thể có tính hoàn chỉnh, thống nhất và có tính mục đích. Tuy nhiên, trong quá trình giao tiếp phải giảm thiểu tối đa việc gây phương hại đến thể diện của người đối thoại. TTTT góp phần giải quyết vấn đề này.

Trong các phát ngôn cầu khiến, thường mang tính áp đặt, đe dọa thể diện cao, sự có mặt của các TTTT cuối phát ngôn sẽ mang đến sắc thái mềm mỏng cho phát ngôn, làm giảm mức độ áp đặt, mức độ đe dọa thể diện của người nghe. Bên cạnh đó, nội dung của phát ngôn cũng có nét nghĩa tình thái tinh tế hơn khi kết hợp với mỗi một TTTT cuối phát ngôn cụ thể. Các TTTT cuối phát ngôn sau có khả năng góp phần giảm thiểu tối đa sự đe dọa thể diện của người đối thoại trong hoạt động giao tiếp: ạ, nhé, đi, chứ, nhỉ, đã, nào, thôi, xem cho, với.

Tiểu từ tình thái ạ thể hiện thái độ tôn trọng người nghe. TTTT này vốn là yếu tố diễn đạt sắc thái tôn trọng trong sự điều chỉnh quan hệ giao tiếp đối với đa số hành động nói (trừ trường hợp dùng với dụng ý mỉa mai, đùa cợt). Sắc thái tôn trọng này hàm chứa sự đánh giá của người nói đối với người nghe về địa vị, tuổi tác, uy tín. Nhờ đó, mức độ đe dọa thể diện của người nghe được giảm xuống. Nhiều nhà nghiên cứu (Nguyễn Thị Lương, Lê Đông – Nguyễn Văn Hiệp…) còn cho rằng TTTT có thể dùng làm chỉ tố lịch sự trong các hành động lời nói nói chung và hành động ngỏ lời nói riêng bởi lẽ dùng TT người ngỏ lời có thể biểu lộ sự kính trọng, lịch sự, nhã nhặn với người nghe trong cả phát ngôn yêu cầu, mệnh lệnh hay hỏi.

Ví dụ:

TTTT làm cho câu trả lời của người nhân viên trở nên dễ nghe và mềm mỏng hơn, cũng như thể hiện thái độ thân thiện, gần gũi và hiếu khách của nhà hàng.

(46) - Tôi lấy chiếc này, giá bao nhiêu tiền chị? - Bốn mƣơi ngàn đồng ạ.

(IV, 112)

TTTT được dùng trong phát ngôn nghi vấn để yêu cầu một cách lịch sự hoặc lễ phép; được dùng trong phát ngôn cầu khiến nhằm giảm nhẹ sắc thái mệnh lệnh. Và các phát ngôn sử dụng TT ạ luôn có nét nghĩa giảm nhẹ sắc

thái mệnh lệnh. Và các phát ngôn sử dụng TT luôn có nét nghĩa giảm nhẹ do ý lích sự, lễ phép của mang đến. TTTT có hai phạm vi sử dụng khác nhau. Trường hợp thứ nhất là khi người nói đánh giá rằng mình đang hướng tới một đối tượng giao tiếp có địa vị xã hội, tuổi tác cao hơn mà mình phải tỏ thái độ kính trọng. Thứ hai nằm trong thành phần hô gọi biểu thị mối quan hệ hết sức gần gũi, thân mật giữa người nói với người nghe.

(47) Một ông khoảng 50 tuổi hỏi chàng rể tương lai:

- Anh có nghiện thuốc lá không?

- Dạ, không ạ.

(IV, 41) Tiểu từ tình thái nhé là một TT tạo câucầu khiến biểu đạt đích ngôn trung cầu khiến với lực ngôn trung là: đề nghị người nghe đồng ý với ý định, sự mong muốn của người nói; làm giảm nhẹ sắc thái mệnh lệnh của các hành động điều khiển. Với ý nghĩa tình thái cơ bản này, TT nhé mang sắc thái lịch sự, tế nhị, thân mật, tranh thủ sự đồng tình của người nghe. Với các phát ngôn có chứa TT nhé người nghe có thể vui lòng đón nhận và hồi đáp.

Dặn dò, giao hẹn, nhắc nhở nhẹ nhàng:

Ví dụ:

(48) À, có, có! Các cậu mua hộ hai cân bún nhé. Vân ơi, nhớ chọn kĩ

nhé. Trời nắng bún dễ hỏng lắm.

(XIII, 25) Đề nghị yêu cầu nhẹ nhàng:

Ví dụ:

(49) Đây, đây, cậu nhớ tìm mua cho đủ nhé!

(XIII, 24)

Tiểu từ tình thái nhé đứng cuối hành động điều khiển dưới dạng câu nghi vấn, có chức năng tìm kiếm sự đồng thuận từ phía người nghe và có tác dụng giảm lực ngôn trung của hành động điều khiển nhằm mang đến cho người

nghe quyền lựa chọn để biểu đạt tính lịch sự với ngữ điệu thăng giọng ở cuối câu.

Tiểu từ tình thái đi là một TT tạo câu cầu khiến. Chức năng thường thấy của đi là biểu thị ý mệnh lệnh hoặc đề nghị với sắc thái dứt khoát.

Ví dụ:

(50) - Cháu cứ cho đi, cho nhiều vào cho thơm.

(XIII, 57)

Bên cạnh đó, đi còn biểu thị ý nghĩa tình thái thúc giục nhưng giảm nhẹ mức độ áp đặt, yêu cầu nhất là khi được kết hợp cùng ngữ điệu giảm nhẹ. Đặc biệt TTTT đi ở trong các phát ngôn có chứa các đại từ ở ngôi thứ hai thì nghĩa mệnh lệnh giảm đi giảm đi rất nhiều, nó chủ yếu mang ý thúc giục, khuyên bảo nhẹ nhàng. Đi còn kết hợp được với các TT khác như: nào, thôi, chứ, nhé

biểu lộ rõ ý thúc giục, nhắc nhở hoặc đề nghị một cách nhẹ nhàng, tình cảm. Ví dụ:

(51) Cháu ăn nữa đi.

(XIII, 108) Dùng TTTT chứ ở cuối hành động cầu khiến gián tiếp, người nói hy vọng người nghe chấp nhận ý định của mình. Tiểu từ chứ là yếu tố giảm lực ngôn trung của hành động điều khiển trong trường hợp hành động này có nguy cơ đe dọa thể diện của người nghe, nhằm tạo cho người nghe cơ hội lựa chọn mà không bị áp đặt để tỏ ra lịch sự với người nghe trong giao tiếp.

Ví dụ:

(52) Bọn mình cùng đi chứ.

(XIII, 67) Tiểu từ tình thái nhỉ ở cuối hành động thỉnh cầu gián tiếp, dùng để thuyết phục người nghe đồng ý về vấn đề được nêu lên trong câu nghi vấn một cách thân thiện. Người nói cho rằng người nghe có thể đồng ý với hành động thỉnh cầu của

mình cho dù người nghe có thể có quyết định riêng của mình mà không có cảm giác bị người nói ép buộc phải chấp nhận lời thỉnh cầu.

Ví dụ:

(53) Cuộc thảo luận này không những hay mà còn rất bổ ích nữa nhỉ? (XIV, 71) Tiểu từ thôi thể hiện sự hạn chế giảm nhẹ về số lượng, phạm vi, mức độ của điều được nói đến. Nó được sử dụng trong cả giao tiếp bình thường hoặc giao tiếp thân mật.

Ví dụ:

(54) - Con ngòi thử nhé.

- Không đƣợc đâu, chỉ xem thôi.

(XIV, 71)

Đã là TTTT lâm thời. Khi nằm ở cuối phát ngôn, đã có biểu thị ý nghĩa tình thái. Tiểu từ đã được dùng trong phát ngôn cầu khiến khẳng định với ý đề nghị một cách nhẹ nhàng, thân mật đối với người nghe nhằm khuyến khích người nghe nên tiến hành một hoạt động hoặc hành động nào đó trước khi làm một việc đã có dự định hoặc khuyến khích để nhận được sự đồng tình từ người nghe. Đã kết hợp được với: đi, nào, nhé thành: đi đã, đã nào, đã nhé

có tác dụng làm tăng thêm ý nghĩa thân mật trong lời đề nghị.

Ví dụ:

(55) Chúng mình ăn bún nem trƣớc đã nhé.

(XIII, 33)

Ở cương vị một tiểu từ cầu khiến, nào biểu thị một lời yêu cầu với sắc thái thân mật, mời gọi, khuyến khích. Nào cũng có thể kết hợp với các tiểu từ cầu khiến khác như: đi, đã, thôi. Khi đó nét nghĩa đề nghị, yêu cầu giảm đáng kể thay vào đó là nét nghĩa thân mật, khuyến khích động viên càng thể hiện rõ.

Ví dụ:

(56) Anh ở đây ăn cơm với nhà tôi đã nào.

b) Thể hiện tình cảm, thái độ, ý định một cách tự nhiên mà tế nhị, kín đáo và khéo léo; làm giảm đi cách nói thẳng thắn, trực tiếp dễ gây mất lòng, mất thể diện đối với ngƣời nghe.

Sử dụng lối nói khéo léo và hành động nói gián tiếp là một trong những biện pháp hiệu quả để đảm bảo phương châm lịch sự trong giao tiếp. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: Trong các cuộc giao tiếp nhằm thực hiện hành động điều khiển, một hành động có nguy cơ đe dọa thể diện cao thì việc sử dụng hành động nói gián tiếp có dùng TTTT có tác dụng làm giảm đi cách nói thẳng thắn, trực tiếp, dễ gây mất lòng người tiếp nhận. Hơn nữa bản thân ý nghĩa biểu thái của TTTT, người nói có thể bày tỏ ý định một cách tự nhiên, tinh tế, khéo léo, có sức thuyết phục giúp người nói đạt được ý nguyện của mình mà người nghe vẫn có cảm giác thỏa mãn, hài lòng.

Ví dụ:

(57) Lâu lắm rồi bác mới đến chơi. Tôi chẳng có gì thiết đãi bác, thật áy

náy quá!

(58) Thì ông cứ nói toạc móng heo ra xem nào. Chẳng lẽ ông còn bí mật với cả tôi à?

(IV, 91)

Trong ví dụ (58) phát ngôn phát ngôn của người nói có hình thức của một câu nghi vấn với dấu hiệu hình thức là TTTT à. Mượn hình thức của câu nghi vấn nhưng không nhằm mục đích để hỏi mà gián tiếp thực hiện hành động nhắc nhở: ông cứ nói thẳng ra, không cần phải giữ bí mật với tôi, tôi là ngƣời mà ông có thể tin tƣởng đƣợc.

Hành động nhắc nhở nhiều khi rất dễ làm tổn thương đến thể diện của người khác nếu người nói không tế nhị. Ở ví dụ trên, người nói đã rất khéo léo khi sử dụng câu hỏi theo lối gián tiếp để thực hiện hành động nhắc nhở, giúp cho hành động nhắc nhở trở nên kín đáo, ý nhị hơn. Đồng thời hành động hỏi không đe dọa đến sự vi phạm thể diện của người hỏi.

Chúng ta thấy rằng tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, do vậy nghĩa biểu cảm của hành động điều khiển cũng như thái độ của người nói đối với người nghe được biểu thị chủ yếu qua các chỉ tố lịch sự, trong số đó phải tính đến các TTTT. Các TTTT có chức năng đánh dấu hành động điều khiển hoặc có tác dụng làm tăng giảm hiệu lực ở lời của hành động điều khiển tùy từng tình huống cụ thể nhằm thể hiện thái độ lịch sự của người nói đối với người nghe. Đối với phép lịch sự thì TTTT xác định ranh giới lịch sự khá rõ nét. Tuy nhiên, để xác định việc sử dụng TTTT nào là lịch sự cần dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, người tham gia giao tiếp.

TIỂU KẾT CHƢƠNG II

Trong chương II chúng tôi đã trình bày kết quả khảo sát và mô tả nhóm TTTT trong những GTDTVCNNN mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên bình diện ngữ pháp với ba góc độ: cấu tạo hình thức, vị trí trong phát ngôn, khả năng kết hợp.

Về tần số xuất hiện thì TTTT có tần xuất cao hơn rất nhiều so với tổ hợp TT. Về vị trí trong phát ngôn, TTTT và tổ hợp TT đều có vị trí đứng cả ở đầu và cuối phát ngôn. Nhưng phần lớn chúng có vị trí cuối phát ngôn.

Không chỉ linh hoạt về vị trí đứng trong phát ngôn, các TTTT còn có khả năng kết hợp với các từ loại khác và kết hợp với nhau để tạo nên sựu đa dạng hơn về nét nghĩa mà chúng muốn thể hiện. Điều này khẳng định rằng, TTTT là một trong những phương tiện quan trọng để thể hiện tình thái trong phát ngôn.

Về vấn đề dụng học của TTTT và tổ hợp tình thái trong một số cuốn GTDTVCNNN chúng tôi tiến hành tìm hiểu ở hai mối quan hệ: người nói đối với sự việc trong phát ngôn và đối với người nghe.

Đối với sự việc trong phát ngôn, TTTT biểu thị tình thái đánh giá và bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói. Là một phương tiện quan trọng biểu thị thái độ của người nói, TTTT có khả năng biểu thị: đánh dấu hành vi hỏi, cầu khiến, khẳng định, đánh giá về độ quan trọng, độ tin cậy của thông tin. Nhưng trong khuôn khổ có hạn, luận văn chúng tôi chỉ tập trung làm sáng tỏ hai kiểu tình thái xuất hiện thường xuyên hơn, đó là đánh giá về các hành vi: hỏi, cầu khiến, khẳng định, đánh giá về lượng, phạm vi, mức độ và tính lịch sự.

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GỢI Ý KHI GIẢNG DẠY TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI. 3.1. Sử dụng tiểu từ tình thái trong văn hóa giao tiếp.

Giao tiếp là nét đặc trưng trong mối quan hệ của đời sống con người, ở đây con người có dịp bộc lộ bản chất của mình. Mỗi một cộng đồng, một khu vực, một quốc gia đều có những nét đặc trưng giao tiếp khác nhau và được gọi là văn hóa giao tiếp. Giống như những dân tộc khác trên thế giới, dân tộc Việt Nam cũng có những nét văn hóa giao tiếp riêng không thể nhầm lẫn. Văn hóa giao tiếp này xuất phát từ chính đời sống và sinh hoạt của cộng đồng người Việt.

Tác giả Trần Ngọc Thêm [20] cho rằng, có sáu đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt:

Thứ nhất, xét về THÁI ĐỘ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rụt rè. Như đã nói, người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc lẫn nhau và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng, chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp. Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ: Dao năng liếc năng sắc, ngƣời năng chào năng quen (tục ngữ). Sự giao tiếp củng cố tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)