Nguyên tắc lịch sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 36 - 41)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.4. Nguyên tắc lịch sự

Vì nguyên tắc lịch sự có ảnh hưởng rất mạnh tới diện mạo hiện thực của các phát ngôn trong quá trình giao tiếp cho nên hầu như bất kì tài liệu nào về ngữ dụng học cũng đề cập đến nguyên lý này. Nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát vấn đề này theo những góc độ khác nhau. Tính lịch sự và tình thái có mối tương quan chặt chẽ, vận dụng những tri thức về phép lịch sự để nghiên cứu TTTT là điều cần thiết. Dưới đây là những quan điểm tương dối hoàn chỉnh về lịch sự. Đó là quan điểm của R. Lakoff, G. N. Leech, P. BrownS. Levinson.

R. Lakoff định nghĩa phép lịch sự như sau: “ có thể định nghĩa lịch sự như là một phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn (…); những chiến lược lịch sự có nhiệm vụ đặc biệt là làm cho cuộc tương tác được thuận lợi” (dẫn theo [6, 256]).

Ông cũng nêu ra ba quy tắc về phép lịch sự:

Quy tắc 1: Là quy tắc lịch sự có tính quy thức nhất ( quy tắc không được áp đặt). Đừng áp đặt có nghĩa là không đưa ra, hoặc dò tìm những điểm cá nhân, tránh động chạm cá nhân về nhiều phương diện. Theo quy tắc này, người nói sẽ tránh, làm dịu bớt, hoặc xin phép, xin lỗi khi yêu cầu người nghe làm việc gì đó mà người nghe không muốn làm. Quy tắc này thích hợp với những ngữ cảnh, trong đó những người tham gia tương tác có những khác biệt về quyền lực và cương vị như: sinh viên và chủ nhiệm khoa, công nhân và giám đốc.

Quy tắc 2: Là quy tắc lịch sự phi quy thức (dành cho người đối thoại sự lựa chọn). Có nghĩa là người nói, nói làm sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình có thể không được biết đến mà không bị phản bác hay từ chối. Đây là quy tắc thích hợp với những ngữ cảnh trong đó người tham gia có quyền lực và cương vị tương đương với nhau nhưng không gần gũi về quan hệ xã hội.

Quy tắc 3: Là quy tắc về phép lịch sự hay thân tình (khuyến khích tình bạn bè). Quy tắc này thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau.

Phép lịch sự của G. N. Leech được xây dựng dựa trên khái niệm tổn thất và lợi ích, nó bao gồm một số phương châm:

Phƣơng châm khéo léo: Khi sử dụng những phát ngôn cầu khiến hay cam kết giảm thiểu tổn thất và tăng tối đa lợi ích cho người nghe.

Phƣơng châm rộng rãi: hãy giảm thiểu lợi ích và tăng tối đa tổn thất của mình trong phát ngôn cầu khiến hay cam kết.

Phƣơng châm tán thƣởng: trong phát ngôn biểu cảm và xác tín hãy giảm thiểu sự chê bai và tăng tối đa sự khen ngợi đối với người khác.

Phƣơng châm khiêm tốn: hãy giảm thiểu sự khen và tăng tối đa sự chê bai mình.

Phƣơng châm tán đồng trong phát ngôn xác tín: giảm thiểu sự bất đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa mình và người khác.

Phƣơng châm thiện cảm trong phát ngôn xác tín: giảm thiểu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa mình và người khác (dẫn theo [6, 262-263]).

Theo G. Leech mức độ lịch sự của một hành động ở lời phụ thuộc vào

ba nhân tố: bản chất của hành động nào đó, hình thức ngôn từ thể hiện hành động đó và mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người được cầu khiến.

So với quy tắc mà R. Lakoff đưa ra thì những phương châm lịch sự của

G. Leech có những ưu điểm nổi bật về những phương châm lịch sự mà ông

Lý thuyết của P. BrownS. Levinson. Hai tác giả này quan niệm lịch sự gắn với thể diện của người nói và người nghe. Mỗi người có hai thể diện: tích cực và tiêu cực.

Thể diện tích cực tương ứng với sĩ diện, với tồng thể những hình ảnh tự đánh giá cao về mình và người nói và những người hội thoại tự xây dựng nên và muốn áp đặt trong hội thoại.

Thể diện tiêu cực: là lãnh địa cái tôi – lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản, vật chất hay tinh thần. (dẫn theo [6, 264]).

Trong diễn tiến cuộc thoại, các hành động ngôn ngữ tiềm ẩn sự đe dọa thể diện của cả người nói và người nghe. P. BrownS. Levinson gọi chúng là hành động đe dọa thể diện (Fa cetthreatening Acts – FTA). Các hành động đe dọa thể diện gồm bốn phạm trù:

Hành động đe dọa thể diện tiêu cực của người nói: tặng, biếu…

Hành động đe dọa thể diện tích cực của người nói: xin lỗi, thanh minh… Hành động đe dọa thể diện tiêu cực của người nghe: ra lệnh, khuyên bảo…

Hành động đe dọa thể diện tích cực của người nghe: phê phán, từ chối… Bản thân các hành động ngôn ngữ tự chúng không phải bao giờ cũng chỉ có hiệu quả đe dọa thể diện. Rất nhiều hành động ngôn ngữ khi thực hiện lại có hiệu quả làm gia tăng sự tôn trọng thể diện của cả người tiếp nhận và người nói (khen ngợi, cảm ơn). Sự đe dọa thể diện luôn luôn đồng hành với sự tôn vinh thể diện (Face Flattering – FFA). Do đó, các hành động ngôn ngữ có thể chia làm hai nhóm: nhóm có hiệu quả tích cực và tiêc cực. Tương ứng với chúng là phép lịch sự tích cực và lịch sự tiêu cực.

Phép lịch sự tích cực:

Phép lịch sự tích cực chủ yếu tạo ra những hành động có tính chất phản đe dọa đối với người nghe như: biểu thị sự tán đồng, trao tặng, mời, khen, cảm ơn, chào mừng…

Phép lịch sự tích cực thườ ng dùng các yếu tố tăng cường FFA

Phép lịch sự tiêu cực:

Phép lịch sự tiêu cực về căn bản có tính chất né tránh hay bù đắp, đó là sự né tránh các FTA hoặc giảm nhẹ chúng bằng một số biện pháp thực hiện khi các FTA có tác động đến thể diện tiêu cực. Các biện pháp đó là:

Đặc biệt chú ý đến các từ xưng hô lịch sự như “chúng tôi” hay cho “tôi”, “có người” thay cho ngôi thứ hai trực tiếp”.

Các biện pháp tu từ nói giảm, nói vòng.

Sử dụng các phương tiện đi kèm để giảm FTA: hành động tiền dẫn nhập, các hành động sửa chữa, các yếu tố tối thiểu hóa, tháo ngòi nổ,những yếu tố vuốt ve…

Những lý thuyết về phép lịch sự trong giao tiếp mà các tác giả đã nêu là một trong những cơ sở quan trọng để chỉ ra điều kiện sử dụng các TTTT.

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Nội dung chương I là những định hướng lý thuyết cơ bản của luận văn về vấn đề: tình thái trong ngôn ngữ nói chung , lớp TTTT TV nói riêng. Ngoài ra, chương I của luận văn đã sơ lược những vấn đề liên quan khác như: lý thuyết về hành động nói và lý thuyết về nguyên tắc lịch sự. Mặc dù trình bày còn sơ lược nhưng về cơ bản đã nêu những vấn đề cần thiết trong việc giải quyết vấn đề mà luận văn đã đặt ra.

Về vấn đề tình thái: chúng tôi đã khái quát quan điểm của một số nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như Việt Nam, từ đó đưa ra cách nhìn tổng quát nhất về tình thái.

TTTT trong tiếng Việt: mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả, nhưng trong luận văn này chúng tôi dựa vào quan niệm của nhà nghiên cứu Diệp Quang Ban để tìm hiểu lớp từ này.

Còn về vấn đề lý thuyết hành động nói cũng như nguyên tắc lịch sự, chúng tôi cũng đã tổng kết và đưa ra những quan niệm của các tác giả, để từ đó có cách phân tích phù hợp nhất với nội dung của luận văn, đó là TTTT trong giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

Mặc dù vấn đề trình bày còn sơ lược nhưng về cơ bản đã nêu ra vấn đề cần thiết trong việc giải quyết vấn đề mà luận văn đã đặt ra.

CHƢƠNG II

TIỂU TỪ TÌNH THÁI TRONG CÁC GIÁO TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƢỜI NƢỚC NGOÀI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)