Khả năng kết hợp của các TTTT với các yếu tố tạo câu (phát ngôn)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 57 - 60)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Khả năng kết hợp của các TTTT trong GTDTVCNNN

2.3.1. Khả năng kết hợp của các TTTT với các yếu tố tạo câu (phát ngôn)

a) khả năng kết hợp giữa các TTTT với các động từ ngôn hành.

Động từ ngôn hành là động từ gọi tên hành động nói một cách tường minh và được dùng với điều kiện thích hợp với chúng. Các động từ ngôn hành là những động từ như: thông báo, yêu cầu, mời, hỏi, hứa, chào, chúc, xin lỗi, cảm ơn, tuyên bố…Nếu thỏa mãn các điều kiện (được dùng ở ngôi thứ nhất, thời hiện tại, không kèm theo các biểu thức chỉ nguyên nhân, cách thức…)sẽ góp phần tạo nên các phát ngôn ngôn hành tường minh. Các phát ngôn ngôn hành không hề miêu tả hay trần thuật các sự tình trong thế giới nên không thể đặt vấn đề về mức độ xác thực của sự tình được nêu như đối với phát ngôn

trần thuật. Do đó, không thể dùng các TT: à, ƣ, nhỉ, nhé…mang ý nghĩa hoài nghi, đặt vấn đề về tính ngôn hành.

Ví dụ:

(76) cậu sẽ xin lỗi mình chứ? (không phải là phát ngôn ngôn hành)

Một số TTTT có thể xuất hiện trong các phát ngôn ngôn hành mà không làm biến đổi tính chất của các phát ngôn này. Đây là những TTTT nhấn mạnh vào hành động nghe nói đang được thực hiện, mong muốn người nghe chấp nhận hành động mà người nói thực hiện hoặc góp thêm sắc thái lễ phép như:

nhé, nhỉ, à, ạ, nào

Ví dụ:

(77) Mời anh xem chiếc này ạ.

(IV, 112)

(78) Bà con hãy xem hộ tôi hôm nay có phải ngày tốt không đã.

(IV, 225) b) TTTT kết hợp với đại từ hoặc danh từ trong phát ngôn.

Các TTTT có thể đứng trước hoặc sau đại từ nhân xưng ngôi thứ hai và danh từ chỉ người hoặc tên riêng. Khả năng kết hợp này không giống nhau ở tất cả các TTTT mà chỉ hạn chế ở một số TTTT nhất định như: à, ạ, hả, thế, nhé…

Ví dụ:

(79) Nhƣng nếu lúc nào cũng xem ti vi thì không tốt, con ạ.

(XIII, 75)

(80) Giấy đăng kí xe máy…tôi…tôi quên ở nhà rồi anh ạ.

(XIII, 77)

(81) Thu này, sao bố cậu vẫn hút thuốc à?

(V, 259)

TTTT đứng trước đại từ nhân xưng hoặc danh từ chỉ người, tên riêng chủ yếu là các TTTT trong phát ngôn nghi vấn: hả, hở, thế…

(82) Cơm bán thế nào hả bà?

(V, 312)

(83) Chị ơi! Ở đây có cuốn “ Việt Nam phong tục” không hở chị?

(IV, 10)

(84) Kìa Hải, đến từ bao giờ thế?

(X, 123

Các TT hả, hở, kìa trong các câu hỏi trên có chứa các phương tiện nghi vấn khác ( sao, không, gì…) chủ yếu được dùng với chức năng biểu thái, chức năng hỏi ở đây chỉ là phụ rất mờ nhạt. Sắc thái biểu cảm của các TTTT này giúp cho câu hỏi bớt khô khan, cộc lốc, nó giúp người nói với người nghe thêm gần gũi, thân mật và ấm áp hơn.

TTTT đi liền sau đại từ nhân xưng ngôi thứ hai hoặc danh từ, cụm danh từ chỉ người, tên riêng có các TT ạ, à, nhỉ… Trong nhóm TTTT này thì TT

được sử dụng nhiều nhất với tần số xuất hiện là 54 lượt. Trong trường hợp này TTTT ạ thuộc thành phần hô gọi, được cả người vai trên, vai dưới và ngang hàng sử dụng. TTTT đứng sau đại từ nhân xưng giúp cho phát ngôn cósự gần gũi, thân quen và trang trọng nhưng hết sức giản dị.

(85) Em đặt rồi chị ạ.

(IV, 172)

(86) Chị biết rồi. Chờ lát nữa bố mẹ đi làm về, cả nhà cùng ăn cho vui

em ạ.

(IV, 173)

(87) Thời tiết này thì chẳng ai ngủ đƣợc đâu cụ ạ.

(XIV, 131)

Đứng thứ hai là TTTT nhỉ với 24 lần xuất hiện. TTTT nhỉ đi liền sau các danh từ hoặc đại từ trong các phát ngôn không chứa các phương tiện nghi vấn khác nhằm diễn đạt tính nghi vấn với ý: muốn người nghe đồng tình hoặc đồng ý với mình về một điều gì đó mà người nói đang mong đợi có được câu

trả lời là có. Do vậy, TTTT trong các phát ngôn này biểu thị sự nhẹ nhàng, tế nhị, thân mật của người nói.

Ví dụ:

(88) Thầy ấy trông đẹp trai quá cậu nhỉ?

(V, 138)

(89) Chà! Đắt quá anh nhỉ?

(V, 138)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)