Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN có cấu tạo là từ đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 41)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các TTTT đƣợc phân loại theo tiêu chí cấu tạo từ

2.1.1. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN có cấu tạo là từ đơn

Theo kết quả khảo sát trên những ngữ liệu là 16 cuốn giáo trình (A, B, C, nâng cao). Chúng tôi đã khảo sát được 29 tiểu từ tình thái và 41 tổ hợp tình thái, với tổng số lượt sử dụng là 3262 lượt.

Trong đó nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn là 2936 lượt sử dụng, chiếm 90.01% tổng số lần TTTT và tổ hợp tình thái được sử dụng, phổ biến là các TT: ạ, à, thế, đấy, đi, rồi, nhé, nhỉ, thôi…

Ví dụ:

(1) Chồng: Ô, 7 giờ rồi à? Tối nay ti vi có gì hả em?

(2) Vợ: Nhiều chƣơng trình lắm anh ạ.

(3) Vợ: Thế thì em sang nhà chị ấy vậy.

(XIII, 64)

Trong nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn thì TTTT có tần số xuất hiện nhiều nhất, có vị trí đứng ở cuối phát ngôn, thể hiện một quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe: người nói có quan hệ dưới vai so với người nghe. Trong tiếng Việt, TT này thường dùng trong lời nói của người trẻ tuổi đối với người lớn tuổi, của người bậc dưới đối với người bậc trên. Vì lẽ đó, cũng thường thấy đi với những câu có hô ngữ (thưa X, dạ X…)

Ví dụ:

(4)Học sinh: Lệ phí là bao nhiêu ạ.

(5)Học sinh: Thƣa thầy, đi hƣớng nào trƣớc ạ? (6) Học sinh:Dạ, vâng ạ.

(7)Nguyên: Thƣa bác, cháu muốn hỏi nguyên liệu để làm gốm Bát Tràng là gì ạ.

(8)Sản phẩm gốm Bát Tràng gồm những loại gì ạ?

(IV, 131)

Tuy nhiên,trong một số trường hợp TTTT được dùng trong quan hệ ngang hàng hoặc của người hàng trên với người hàng dưới để bày tỏ sự thân hữu hoặc sự trừu mến, hoặc để bày tỏ sự khách sáo trong giao tiếp, làm quen, hỏi han…

Ví dụ:

(9) Ông Bắc: Tôi nói thật đấy ông ạ.

(10) Cháu Hoàng: Ông ơi, bao giờ cây chuối có quả ạ? (11) Ông Bảo: Một năm nữa cháu ạ.

(IV, 46)

(11) Thu: Alô! Thu nghe đây ạ.

(XIII, 7)

Đứng thứ hai về tần số xuất hiện là TT thế, có 386 lần được sử dụng, chiếm 13.14% tổng số TTTT có cấu tạo đơn âm tiết. Tiểu từ thế có thể đứng đầu hoặc cuối phát ngôn, biểu thị ý nhấn mạnh, khẳng định thêm về điều muốn nói, muốn hỏi.

Ví dụ:

(16) Tâm: Sao hôm nay cậu đến muộn thế?

(17) Bình: có việc gì thế?

(18) Linda: Thế còn Hà Nội?

(19) Vì thế, quan hệ giữa con người với con người cũng được gắn bó thân thiết hơn

(VI, 39)

Bên cạnh đó TTTT thế cũng được dùng trong khẩu ngữ, khi người nghe đã hiểu ra một việc gì đó sau khi được giải thích.

Ví dụ:

Bill: Hà Nội có nghĩa là phía trong các con sông.

(20) Linda: À, ra thế.

(VI, 192)

TTTT thế cũng dùng để thay thế một nội dung đã được nói đến ở câu trước khi không cần nhắc lại nội dung đó.

Ví dụ:

(21) Bài này rất khó. Vì thế các em phải suy nghĩ kỹ trƣớc khi làm bài. (IV-175)

(22) Hoa: Cậu chăm thật. Mình thì lƣời lắm. Có lẽ vì lƣời nên dạo này mình có vẻ béo ra.

Anna: Ừ. Có lẽ thế.

(V, 258)

TTTT thế còn cho biết người hỏi không nhằm đợi câu trả lời, mà nhằm mục đích nhắc, đòi hỏi, yêu cầu, mong muốn người tiếp nhận đáp ứng yêu cầu của mình.

Ví dụ:

(23) Người bán hàng: Hoa tƣơi 5.000 đồng một bông, mua đi em, hoa tƣơi lắm, toàn nụ đây này!

Tuấn: Đắt quá, làm gì mà đắt thế?Giảm giá đi thôi.

(XIII, 108)

Tiểu từ có tần số sử dụng cao thứ ba là TT: à, với số lần được sử dụng là 358 lượt chiếm 12.19% trong tổng số TTTT có cấu tạo là từ đơn.

Ví dụ:

(12) À, ngày mai họ có chiếu phim “Điệp viên 007” không hả bố?

(XIII, 7)

(13) Tom: À,chị đi Sài Gòn lần nào chƣa?

(14) Thế chị không có em trai và chị gái à?

(X, 148)

Tiểu từ à có thể đứng đầu hoặc cuối phát ngôn. Ở vị trí đầu câu có tác dụng thu hút sự chú ý của người đối thoại khi người đó chợt nhận ra hoặc chợt nhớ ra điều gì đó và chuẩn bị nói ra. Ngoài tác dụng thu hút sự chú ý từ người đối thoại, TTTT à còn biểu thị thái độ của người nói đối với người nghe và với cái điều mà người nói chợt nhận ra, chợt nhớ ra, giờ mới ý thức và cảm nhận được. Ví dụ (12) và (13) là lời của người nói đối với người nghe khi họ chợt nhớ ra điều gì và muốn truyền tải thông báo đó cho người nghe đồng thời họ muốn được phản hồi lại thông tin chắc chắn từ người nghe.

TTTT à đặt ở cuối câu nghi vấn còn được dùng khi người nói muốn khẳng định lại ý kiến của mình về một vấn đề nào đó một cách thân mật.

Ví dụ:

(15) - Anh mệt à?

- Hôm qua chị không đến cơ quan à?

(V, 204)

Sở dĩ các TTTT trên đây được sử dụng nhiều với tần số khá lớn trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (những giáo trình chúng tôi khảo sát) có lẽ bởi khả năng biểu đạt cao ý nghĩa tình thái, được người Việt sử dụng thường xuyên trong cuộc sống và mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Việt trong giáo tiếp.

Trong nhóm TTTT có cấu tạo là từ đơn này, có một số TT sử dụng rất ít chỉ sử dụng từ 1 đến 3 lượt đó là các TT cho (1 lượt) , hở (1 lượt), kìa (9 lượt), hẳn (1 lượt). Có lẽ vì chức năng biểu đạt tình thái của các TT này không lớn và ít được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt ngày nay. Một số TT là biến thể của các TTTT gốc VD: nhá, nhớ (0 lượt) là biến thể của TT nhé; hử, hở là biến thể của TT hả…không được sử dụng hoặc sử

dụng rất ít. Hơn nữa một số từ lại chỉ tồn tại lâm thời (không cố định) nên khả năng hoạt động của chúng kém hơn các TTTT chuyên dùng (cố định) khác.

Ví dụ:

(24) Hẳn là bà đi Sapa nhiều lần rồi phải không ạ?

(V, 296)

(25) Quốc: Ở đây có bán cuốn “Việt Nam phong tục” không hở chị?

(VI, 10)

(26) Lan: Kìa, ăn đi chứ! Tom, Lynn!

(X, 178)

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp TTTT có cấu tạo là từ đơn đƣợc sử dụng trong một số giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài.

STT Tiểu từ tình thái Số lƣợng Tỉ lệ % 1 a 22 0.74 2 à 358 12.19 3 ạ 573 19.45 4 ấy 40 1.36 5 cả 55 1.87 6 cho 1 0.034 7 chứ 66 2.24 8 đã 20 0.68 9 đâu 22 0.74 10 đây 69 2.35 11 đấy 120 4.08 12 đi 182 6.19 13 hả 30 1.02 14 hẳn 1 0.068 15 hở 1 0.068

16 kia 12 0.4 17 kìa 9 0.3 18 mà 61 2.07 19 nào 21 0.91 20 này 60 2.04 21 nhé 198 6.74 22 nhỉ 166 5.65 23 rồi 194 6.6 24 sao 27 0.91 25 thật 29 0.98 26 thế 386 13.14 27 thôi 138 4.7 28 vậy 63 2.14 29 với 15 0.51 Tổng 2936 100% 2.1.2. Tổ hợp tình thái trong GTDTVCNNN

Tổ hợp tình thái được cấu tạo từ hai từ đơn trở lên. Về số lượng sử dụng: Nhóm các tổ hợp tình thái có cấu tạo từ hai từ đơn trở lên có số lượng ít hơn nhóm các TTTT là từ đơn. Loại tổ hợp TT có 41 tổ hợp với 326 lượt sử dụng, chiếm 9.99% tổng số lượt sử dụng TTTT trong GTDTVCNNN mà chúng tôi khảo sát.

Ví dụ:

(27) – Chào cụ! Cụ đi tập dƣỡng sinh về rồi đấy à?

(XIV, 131) (28) – Thôi mà bố. À, bố ơi, ngày xƣa du kích giỏi quá bố nhỉ?

(XIV, 19) (29) –Thế ạ! Cháu chả biết gì cả. Liệu bây giờ mua thêm có kịp không

hả bà?

(XIV-56) (30) – Sao ngƣời ta có thể vô ý thức thế nhỉ?

(XIV, 31) Về đặc điểm cấu tạo: Các tổ hợp tình thái này chủ yếu được tạo bằng sự kết hợp của các TTTT đơn âm tiết.

Ví dụ:

(31) - Ô, 7 giờ rồi à? Tối nay tivi có gì hả em?

(32) - VTV1 thì sau phần thời sự có một phim tài liệu thôi.

(33) - Chỉ thế thôi à?

(XIII, 63)

Tổ hợp TT thôi à trong ví dụ (33) là sự kết hợp của TT thôi trong ví dụ (32) và TT à trong ví dụ (31).

Thông thường những TT đơn âm tiết có thể hoạt động độc lập nhưng cũng có thể kết hợp lại tạo thành tổ hợp tình thái như đã trình bày trên đây, và mang giá trị tình thái đa dạng hơn. Ở ví dụ (31) TT à biểu thị sự ngạc nhiên khi thời gian trôi đi quá nhanh, từ ô đầu câu kết hợp với TT à cuối câu càng làm tăng thêm sự ngạc nhiên khi thời gian trôi quá nhanh: “Ô, 7 giờ rồi à?”. Tiểu từ thôi trong ví dụ (32) biểu thị sự đơn điệu của chương trình tivi sắp tới (sau 7 giờ), ý nói chương trình không có gì hấp dẫn. Tổ hợp tình thái thôi à

vừa có tác dụng nhấn mạnh nội dung sự việc nêu trong câu (ví dụ 33) vừa thể hiện sự hụt hẫng, pha chút ngạc nhiên khi nghe thấy thông báo không như bản thân người nói mong đợi (người nói mong đợi có nhiều chương trình hấp dẫn sau 7 giờ)

Dựa trên những khả năng kết hợp này mà hàng loạt tổ hợp TT được tạo bởi hai từ đơn được hình thành như: đấy mà, đấy nhé, đấy à, thế à, thế mà,

thôi mà…Trong những giáo trình dạy TVCNNN chúng tôi đã khảo sát được 41 tổ hợp khác nhau được cấu tạo bởi hai từ đơn và 3 tổ hợp tình thái được cấu tạo từ ba từ đơn. Trong số các tổ hợp tình thái đó thì tổ hợp tình thái thế à

được sử dụng nhiều nhất với 51 lượt sử dụng chiếm 15.64%.

Ví dụ:

(34) Thế à? Tôi mới chỉ đọc mỗi hai tờ là tờ Thời báo kinh tế và Doanh

nghiệp. Hình nhƣ chẳng mấy hàng bán báo đầu tƣ cả.

(XIII, 100) (35) Thế à? Thích nhỉ ! Cậu có số điện thoại mới của Liên không, cho

tớ?

(XIII, 7)

(36) Thế à? Mình đi ngay, mình cũng muốn biết chợ hoa nhƣ thế nào.

(XIII, 108)

Đứng thứ hai về tần số xuất hiện là tổ hợp tình thái thế mà (30 lượt, chiếm 9.2%), đứng thứ ba về tần số xuất hiện là tổ hợp tình thái đấy ạ (25 lượt, chiếm 7.66%).

Ví dụ:

(37) Mình đi từ 7 giờ. Thế mà mất gần một tiếng mới đến đƣợc đây. (IV, 64)

(38) Thế mà nhiều ngƣời không chú ý đến điều đó. Nó không gây ra

những hậu quả trƣớc mắt mà.

(XIII, 122)

(39) Lý: Cho hai đĩa nem. À mà nem do nhà hàng cuốn hay mua từ nơi khác.

Nhân viên: Do nhà hàng cuốn đấy ạ.

(IV, 38)

Người phục vụ: Thƣa ông bà, hiệu ăn của chúng tôi nổi tiếng về các món đặc sản. Mùa nào thức ấy, món gì chúng tôi cũng có đấy ạ.

(V, 305)

Thật ra vấn đề về từ, ranh giới từ trong thực từ đã là vấn đề phức tạp và còn nhiều tranh luận, nên vấn đề ranh giới “từ” trong hư từ lại càng khó có sự phân định rõ ràng, rành mạch. Có rất nhiều ý kiến xoay quanh nội dung nghiên cứu này, trên đây chỉ là những nhận xét hình thức hết sức sơ lược của chúng tôi trong phạm vi nghiên cứu 16 cuốn GTDTVCNNN. Bởi vấn đề còn khá phức tạp, nên muốn có sự phân định rõ ràng hơn, tổng quát hơn thì cần phải có thời gian khảo cứu dài hơn, toàn diện hơn nữa. Như tác giả Phan Mạnh Hùng cũng đã đưa ra vấn đề về các tiêu chí để phân định ranh giới từ của TTTT trên tạp chí Ngôn ngữ số 4-1985.[14].

các tổ hợp tiểu từ tình thái chỉ tiếp nhận tiêu chí xác định: chêm và lƣợc”.

Tổ hợp nào có thể chêm một yếu tố vào giữa các thành tố của chúng mà nghĩa của tổ hợp không bị phƣơng hại thì tổ hợp đó không phải là từ:

Ví dụ:

(41) - Nói mãi anh ấy mới chịu uống đấy ạ.

(VIII, 131)

- Nói mãi anh ấy mới chịu uống đấy bác ạ.

Trường hợp này đấy ạ không phải là từ.

Tổ hợp nào có thể lần lƣợt lƣợc bỏ yếu tố của nó mà không phƣơng hại đến kết cấu của câu, đồng thời, nghĩa tƣơng hợp với yếu tố lƣợc cũng bị lƣợc theo, thì tổ hợp đó không phải là từ.

Ví dụ:

(42) - Cậu không thích con gái diện à? Con gái thời nay phải mốt thế chứ! (Khẳng định ,bảo vệ ý kiến của mình, hàm ý nó là đúng)

(VI, 286)

- Con gái thời nay phải mốt thế. (Khẳng định, bảo vệ ý kiến của mình)

Thế chứ trong ví dụ trên là tổ hợp tình thái.

Vận dụng tiêu chí trên, chúng tôi tiến hành khảo sát và thống kê các tổ hợp TTTT được sử dụng trong 16 cuốn GTDTVCNNN ở bảng dưới đây.

Bảng 2.2. Tổng hợp tổ hợp tình thái đƣợc sử dụng trong một số GTDTVCNNN.

STT Tổ hợp tình thái Số lần xuất hiện Tỉ lệ %

1 à này 9 2.76 2 ấy à 9 2.76 3 ấy ạ 3 0.92 4 ấy chứ 3 0.92 5 ấy mà 6 1.84 6 chứ sao 3 0.92 7 cơ mà 9 2.76 8 đã chứ 7 2.14 9 đã nhé 6 1.84 10 đâu ạ 14 4.29 11 đâu thế 9 2.76 12 đây ạ 5 1.53 13 đây mà 16 4.9 14 đây thôi 5 1.53 15 đấy à 12 3.68 16 đấy ạ 25 7.66 17 đấy chứ 3 0.92 18 đấy mà 4 1.22 19 đấy nhé 4 1.22 20 đấy thôi 2 0.61

21 kia à 2 0.61 22 mà thôi 2 0.61 23 này nhé 2 0.61 24 sao kia 5 1.53 25 thật đấy chứ 6 1.84 26 sao mà 5 1.53 27 thế à 51 15.64 28 thế ạ 20 6.13 29 thế chứ 1 0.30 30 thế kia 2 0.61 31 thế kia à 3 0.92 32 thế mà 30 9.2 33 thế sao 6 1.84 34 thế thôi 2 0.06 35 thế ư 4 0.12 36 thôi à 4 0.12 37 thôi ạ 10 0.3 38 thôi mà 5 0.15 39 thế nhỉ 5 0.15 40 thôi vậy 4 0.12 41 vậy hả 3 0.09 Tổng 326 100

2.2. TTTT và tổ hợp TT trong GTDTVCNNN phân theo vị trí. 2.2.1. Nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn. 2.2.1. Nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn.

Nhóm các TTTT và tổ hợp tình thái này có số lượng thấp, chỉ 788 lượt sử dụng và chiếm 24,15% tổng số lượt TTTT và tổ hợp tình thái được sử dụng. Chúng thường được sử dụng ở đầu các phát ngôn để trả lời và hỏi một cách ngắn gọn nhất, chúng thường được dùng trong những câu xã giao, thông thường. Về mặt hình thức, chúng thường được tách biệt với thành phần nòng cốt câu bằng dấu chấm than, dấu hỏi hoặc dấu phẩy.

Ví dụ:

(43) Thế à? Có chuyện gì vui không?

(IV, 28)

(44) À, chỗ đó mình cũng bị mấy lần rồi.

(IV, 28)

(45) Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng đƣợc.

(XIII, 56)

(46) Thế ạ! Cháu chả biết làm gì cả.

(XIII, 56)

Nhưng cũng có khi những TTTT, tổ hợp tình thái này đi liền với các thành phần câu mà không có dấu ngăn cách.

Ví dụ:

(47) Thế thì quyển của tớ dày nhất, của Mary mỏng nhất.

(V, 93)

(48) Hẳn là bà đi Sapa nhiều lần rồi phải không ạ?

(V, 296)

(49) Nào đài truyền hình Việt Nam, nào đài truyền hình Hà Nội.

(XIII, 63)

(50) Thôi tôi đi đây.

Ở vị trí này, chúng được đánh giá giống như các quán ngữ tình thái và thán từ hơn là chức năng của các tiểu từ.

Về mặt cấu tạo, nhóm TTTT đứng đầu phát ngôn phần lớn là từ đơn như:

à, ạ, thế, nào, kìa, thôi, đấy… Ví dụ:

(51) Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng đƣợc. Bà chỉ

nhắc thôi mà.

(XIV, 56)

(52) À, tƣởng là ai.

(XIV, 139)

(53) Nào, chúng ta bắt đầu nhé. Các em đã làm hết bài tập chƣa?

(V, 153)

(54) Thế bây giờ anh định đi đâu

(V, 167)

Bên cạnh những TTTT, cũng có những tổ hợp tình thái đứng đầu phát ngôn. Tuy nhiên, chúng có số lượng hạn chế hơn, tần số sử dụng cũng ít hơn. Trong những tài liệu mà chúng tôi khảo sát thường thấy là các tổ hợp TT như:

thế à, thế ạ, thế sao…

(55) thế à? Nếu đi Vịnh Hạ Long thì các em nên đăng kí.

(V, 173)

(56) Thế ạ. Còn ông thế nào ạ.

(V, 247)

(57) Thế sao anh không trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.

(VI, 287)

Ở vị trí này, tiểu từ thế được sử dụng nhiều nhất với tần số sử dụng là 275 lượt. Đứng thứ hai là tiểu từ à 213 lượt, tiếp theo là các tiểu từ: à, thôi, này

Mặc dù hạn chế về số lượng nhưng ý nghĩa tình thái mà nhóm TTTT này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)