CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN với việc đánh dấu các hành
2.4.1. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi hỏi
Trong những cuốn GTDTVCNNN mà chúng tôi tiến hành khảo sát, hầu hết những TTTT đánh dấu hành vi hỏi đều có vị trí ở cuối phát ngôn, chúng thuộc cả hỏi chính danh và hỏi không chính danh. Theo khảo sát của chúng tôi trong tổng số 1012 câu hỏi thì hỏi không chính danh chiếm tỉ lệ cao hơn 528 câu (52.17%) so với hành vi hỏi chính danh 489 câu (47.83%).
Ví dụ:
(1)Tám rƣỡi rồi kia à? (2) Ôi, liên hoan vui nhỉ?
(XIII, 25)
Hành vi hỏi chính danh là những hành vi ngôn ngữ có hành vi thực hiện đúng với đích ở lời và đúng với điều kiện sử dụng (lý thuyết sử dụng của Austin, Sealer). Thông thường, những TTTT đi trong phát ngôn này chỉ có chức năng đánh dấu hành vi hỏi mà không biểu lộ tình thái gì khác. Cũng có một số ít ngoài việc đánh dấu hành vi ra chúng còn biểu thị một vài sắc thái nghĩa khác nữa. Song con số đó không nhiều.
Nhưng trong thực tế giao tiếp, một phát ngôn thường không phải chỉ có một đích ở lời mà đại bộ phận các phát ngôn được xem như là thực hiện đồng thời một số hành vi(…). Hội thoại không phải là một chuỗi các phát ngôn kế tiếp, mà là ma trận của các phát ngôn và các hành động gắn bó với nhau trong một mạng lưới những hiểu biết và phản ứng. Cũng có thể gọi chung chúng là những hành vi ngôn ngữ gián tiếp. Trong việc đánh dấu hành vi hỏi thì hành vi hỏi chính danh giúp chúng ta có thể xác định được những hành vi
gián tiếp khác nhau tùy từng ngữ cảnh sử dụng nhất định. Chẳng hạn như hành vi hỏi đoán, hỏi ướm, hỏi nhắc nhở, hỏi khẳng định…
a) TTTT diễn đạt hành động gián tiếp trong câu nghi vấn.
Câu nghi vấn diễn đạt hành động phủ định bác bỏ.
Ví dụ:
(1)- An: Tối nay anh Lâm không đến sinh nhật tớ đâu.
- Mai: Cái gì? Anh ấy là ngƣời yêu của cậu. Chẳng lẽ anh ấy lại không đến sinh nhật cậu hay sao?
(XIII, 91) (2)PV: - Làm tranh gỗ chắc khó lắm ạ?
- NN: Sao lại không khó?
(XIV, 195)
Trong ví dụ (3) khi An nói với Mai rằng Lâm không đến sinh nhật của mình, thì Mai rất ngạc nhiên với thông tin đó, và cô ấy đã hỏi luôn An rằng: “chẳng lẽ anh ấy lại không đến hay sao”. Câu hỏi này đưa ra không phải với mục đích hỏi thông tin: Lâm có tới hay không, vì Lâm là người yêu của An nên Mai nghĩ chắc chắn anh ấy sẽ tới, chứ không thể Lâm không tới nên câu hỏi này được đưa ra với mục đích bác bỏ thông tin An đưa ra là: Lâm không đến sinh nhật An.
Trong ví dụ (4) Khi phóng viên đưa ra câu hỏi với nghệ nhân: “Làm tranh gỗ chắc khó lắm ạ” với thông tin câu hỏi là làm tranh gỗ chắc chắn khó lắm. Và nếu thông thường thì người nghệ nhân sẽ trả lời: khó lắm, nhưng trong câu trả lời này người nghệ nhân lại nói: “Sao lại không khó?”, phát ngôn này nhằm mục đích là: làm tranh gỗ rất khó và không dễ dàng gì.
Câu nghi vấn diễn đạt hành động đánh giá, nhận xét.
Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được một số mô hình cấu trúc nghi vấn tiêu biểu dùng để biểu thị hành động đánh giá, nhận xét:
P + thôi à? P + kia à/thế à?
Ví dụ:
(5) Hồ Tây đẹp thật anh nhỉ?
(IV, 132)
(6) Vợ: VTV1 thì sau phần thời sự có một phim tài liệu. Chồng: Chỉ thế thôi à?
(XIII, 63)
(7) Đắt quá, sao hôm nay hoa đắt thế à?
(XIII, 108) - Câu nghi vấn diễn đạt hành động, yêu cầu, đề nghị.
Yêu cầu là nêu ra điều gì với ngƣời nào đó, tỏ ý muốn ngƣời ấy làm, biết rằng đó là việc thuộc nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc quyền hạn, khả năng của ngƣời ấy. (dẫn theo [25, 1129]). Đề nghị về cơ bản cũng mang ý nghĩa như yêu cầu nhưng hành động yêu càu có sức mạnh và cường độ của đích mạnh hơn.
Qua những tài liệu khảo sát, chúng tôi thống kê được một số mô hình yêu cầu nghi vấn tiêu biểu có sử dụng TTTT dùng để biểu thị yêu cầu, đề nghị.
- P + nhé? - P + chứ?
Ví dụ:
(8) Chồng: Tuần sau anh bận đi công tác rồi, em về quê nhé?
Vợ: Không đƣợc đâu. Em bận rồi.
(XIV, 156)
(9) Chúng mình sẽ đi để cổ vũ cho đội Việt Nam nhé?
(XIV, 156)
(XIV, 31) Câu nghi vấn diễn đạt hành động biểu cảm.
Hành động biểu cảm được biểu thị bằng câu hỏi gắn liền với cảm xúc của nhân vật: vui, buồn, nhớ thương, lo lắng, bực bội, ngạc nhiên, ăn năn, day dứt…
Ví dụ:
(12) Dũng: Tớ đang làm mấy bài toán.
Tuấn: Sao? Cậu đang làm toán thật à?
(IV, 120)
(13) Quốc: Thắng này, không biết gia đình cậu thế nào, còn gia đình mình cứ đến giờ phát truyền hình buổi tối là vợ chồng, con cái lại to tiếng với nhau.
Thắng: Chết! Có chuyện gì thế?
(IV, 84)
(14) Phú ông sốt ruột quá nên quát ngƣời đầy tớ:
Mày nói cái gì mà dài dòng thế? Mày nói ngắn gọn xem nào!
(IV, 89)
b) TTTT diễn đạt hành động trực tiếp trong câu nghi vấn.
Câu nghi vấn diễn đạt hành động điều khiển trực tiếp.
Trong những cuốn GTDTVCNNN mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì hầu hết những TTTT biểu thị hành động hỏi đều có vị trí cuối phát ngôn. Và theo như số liệu thống kê của chúng tôi câu hỏi được dùng với chức năng hỏi là 489 câu chiếm 47.83%.
Ví dụ:
(15) Em nhớ rồi. Thế có phải cho thêm thứ gì vào cho nƣớc phở không
hả chị?
(16) Tôm nƣớng hay tôm luộc ạ?
(IV, 173)