TTTT và tổ hợp TT trong GTDTVCNNN phân theo vị trí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 52 - 57)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. TTTT và tổ hợp TT trong GTDTVCNNN phân theo vị trí

2.2.1. Nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn.

Nhóm các TTTT và tổ hợp tình thái này có số lượng thấp, chỉ 788 lượt sử dụng và chiếm 24,15% tổng số lượt TTTT và tổ hợp tình thái được sử dụng. Chúng thường được sử dụng ở đầu các phát ngôn để trả lời và hỏi một cách ngắn gọn nhất, chúng thường được dùng trong những câu xã giao, thông thường. Về mặt hình thức, chúng thường được tách biệt với thành phần nòng cốt câu bằng dấu chấm than, dấu hỏi hoặc dấu phẩy.

Ví dụ:

(43) Thế à? Có chuyện gì vui không?

(IV, 28)

(44) À, chỗ đó mình cũng bị mấy lần rồi.

(IV, 28)

(45) Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng đƣợc.

(XIII, 56)

(46) Thế ạ! Cháu chả biết làm gì cả.

(XIII, 56)

Nhưng cũng có khi những TTTT, tổ hợp tình thái này đi liền với các thành phần câu mà không có dấu ngăn cách.

Ví dụ:

(47) Thế thì quyển của tớ dày nhất, của Mary mỏng nhất.

(V, 93)

(48) Hẳn là bà đi Sapa nhiều lần rồi phải không ạ?

(V, 296)

(49) Nào đài truyền hình Việt Nam, nào đài truyền hình Hà Nội.

(XIII, 63)

(50) Thôi tôi đi đây.

Ở vị trí này, chúng được đánh giá giống như các quán ngữ tình thái và thán từ hơn là chức năng của các tiểu từ.

Về mặt cấu tạo, nhóm TTTT đứng đầu phát ngôn phần lớn là từ đơn như:

à, ạ, thế, nào, kìa, thôi, đấy… Ví dụ:

(51) Thôi, bây giờ muộn rồi, đừng đi nữa, không có cũng đƣợc. Bà chỉ

nhắc thôi mà.

(XIV, 56)

(52) À, tƣởng là ai.

(XIV, 139)

(53) Nào, chúng ta bắt đầu nhé. Các em đã làm hết bài tập chƣa?

(V, 153)

(54) Thế bây giờ anh định đi đâu

(V, 167)

Bên cạnh những TTTT, cũng có những tổ hợp tình thái đứng đầu phát ngôn. Tuy nhiên, chúng có số lượng hạn chế hơn, tần số sử dụng cũng ít hơn. Trong những tài liệu mà chúng tôi khảo sát thường thấy là các tổ hợp TT như:

thế à, thế ạ, thế sao…

(55) thế à? Nếu đi Vịnh Hạ Long thì các em nên đăng kí.

(V, 173)

(56) Thế ạ. Còn ông thế nào ạ.

(V, 247)

(57) Thế sao anh không trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.

(VI, 287)

Ở vị trí này, tiểu từ thế được sử dụng nhiều nhất với tần số sử dụng là 275 lượt. Đứng thứ hai là tiểu từ à 213 lượt, tiếp theo là các tiểu từ: à, thôi, này

Mặc dù hạn chế về số lượng nhưng ý nghĩa tình thái mà nhóm TTTT này biểu thị cũng không kém phần phong phú. Ở những phát ngôn và đích phát ngôn khác nhau chúng lại biểu thị một tình thái nghĩa khác nhau:

Biểu thị thái độ của ngƣời nói với một hiện thực khách quan nào đó. Ví dụ:

(58) Thôi, mình không đi đâu, chán lắm. Thà ở nhà ngủ còn hơn đi xem

chèo. Kịch nói mình còn không thích nữa là chèo.

(XIV, 153) (59) À, loại này ngon lắm, 1.400 chị ạ. Chị lấy mấy gói

(XIV, 242) Biểu thị thái độ ngạc nhiên hay trạng thái tâm lý vui mừng của ngƣời nói. Ví dụ:

(60) À, tôi thấy báo này đang có cuộc thảo luận về đề tài “ nghệ thuật

chung sống” nên tôi muốn tham gia. Cuộc thảo luận này không những hay mà còn rất bổ ích nữa.

(XIV, 71)

(61) thế à? Cũng hay nhỉ. Thôi đƣợc rồi, thế tôi sẽ gửi nhé.

(XIV, 72)

(62) Thế cơ à? Sao ngƣời ta đi đông thế?

(XIV, 220) Biểu thị tình thái nghi vấn (hỏi).

(63) Sao anh lại nhảy cẫng lên nhƣ vậy?

(IV, 42)

(64) Sao đi đôi nào anh cũng chê cả?

(IV, 120) Biểu thị tình thái gợi mở, nhƣ sự dẫn nhập cho hiện thực sắp trình bày.

(65) Thế thì có vấn đề gì rắc rối cơ chứ.

(66) Thôi thế này, chủ nhật tới mình mời cậu đến nhà hàng đó rồi cậu

vừa ăn vừa tìm hiểu.

(IV, 192)

2.2.2. Nhóm các TTTT và tổ hợp tình thái đứng cuối phát ngôn.

Nhóm các TTTT và tổ hợp TT này chiếm số lượng lớn với 2574 lượt sử dụng chiếm 75.85% tổng số lượt TTTT và tổ hợp tình thái được sử dụng trong các GTDTVCNNN mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Chúng đứng ở cuối các phát ngôn và không tách biệt hẳn với thành phần nòng cốt câu mà đi liền trong thành phần câu để hoàn thiện câu, tạo kiểu câu và biểu thị tình thái của phát ngôn mà nó đang đi cùng. Chúng không đảm nhiệm chức vụ cú pháp trong câu, không sử dụng độc lập để trả lời cho câu hỏi và có thể lược bỏ mà không làm thay đổi nội dung mệnh đề.

Nhóm các TTTT và tổ hợp TT có tần số xuất hiện lớn hơn nhiều so với nhóm các TTTT và tổ hợp TT đứng đầu phát ngôn. Qua khảo sát trong phạm vi 16 cuốn GTDTVCNNN chúng tôi thống kê được 29 TTTT với tần số xuất hiện 2277 lượt và 41 tổ hợp TT với 197 lượt sử dụng ở vị trí này.

Trong số những TTT đứng cuối phát ngôn thì TTTT chiếm số lượng nhiều nhất (với 573 lượt sử dụng, chiếm 22.26% trong tổng số những TTTT đứng cuối phát ngôn). TTTT trong những GTDTVCNNN mà chúng tôi đã khảo sát xuất hiện chủ yếu trong giao tiếp xã giao, có tính khách sáo và mềm mỏng, đây là đặc trưng văn hóa giao tiếp có nghi thức của người Việt. Trong phát ngôn là câu hỏi, TTTT dùng với mục đích bày tỏ sự kính trọng, lễ phép, lịch sự và thể hiện thái độ thân thiện trong khi giao tiếp.

Ví dụ: (67) Em học tiếng Việt tại khoa tiếng Việt ạ.

(V, 102)

Trong phát ngôn là câu cầu khiến, TTTT nhằm giảm nhẹ sắc thái mệnh lệnh, bớt đi yếu tố gây phiền khi thực hiện hành vi cầu khiến.

Ví dụ: (68) Xin cô giảng lại ạ.

Trong phát ngôn của người có vị thế cao với người có vị thế thấp sẽ đem lại cảm giác gần gũi, thân mật, trang trọng nhưng cũng rất thoải mái. TT là TT khá phổ biến trong lời nói của người Việt khi giáo tiếp, được sử dụng trong mọi hoản cảnh, lứa tuổi, giới tính…

Ví dụ:

(69) Cô giáo: Bây giờ các em hiểu chƣa?

Học sinh: Hiểu rồi ạ.

(V, 158)

(70) Mary hỏi người đi đường: Xin lỗi, Anh làm ơn xem giúp mấy giờ rồi ạ.

(V, 197)

(71) Mẹ lan:Ừ. Nhƣng nên đi cẩn thận con ạ.

(V, 247)

Ngoài những TTTT là từ đơn đứng ở vị trí cuối phát ngôn, còn có các tổ hợp tình thái. Xét về mặt nghĩa mà tổ hợp tình thái biểu thị khi đứng ở vị trí này là khá phong phú, đa dạng.

Biểu thị sự nhận định đúng sai của sự việc. Ví dụ:

(72) Nói mãi anh ấy mới chịu uống đấy ạ.

(XIII, 131)

(73) Ừ, Trông cậu ấy cũng tỉnh táo đấy chứ.

(XIII, 131) Biểu thị sự đánh giá về lƣợng (mức độ).

Ví dụ:

(74) Tám rƣỡi rồi kia à?

(XIII, 24)

(75) Tôi mới học đƣợc hơn 5 tháng thôi mà.

Trên đây là những nhận xét của chúng tôi về TTTT qua một số cuốn GTDTVCNNN mà chúng tôi đã khảo sát ở tiêu chí cấu tạo từ và vị trí của TTTT trong phát ngôn. Nhóm các TTTT ở vị trí cuối phát ngôn được sử dụng nhiều hơn cả, đứng thứ hai là nhóm các tổ hợp tình thái ở vị trí cuối phát ngôn, sau đó là các TTTT đứng ở vị trí đầu phát ngôn, và có tần suất thấp nhất là các tổ hợp tình thái đứng ở vị trí đầu phát ngôn.

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp phân loại TTTT và tổ hợp tình thái đƣợc sử dụng trong một số GTDTVCNNN.

Tiểu từ tình thái Tổ hợp tình thái

Đứng đầu phát ngôn Đứng cuối phát ngôn Đứng đầu phát ngôn Đứng cuối phát ngôn Số lượng tỉ lệ % Số lượng tỉ lệ % Số lượng tỉ lệ % Số lượng tỉ lệ % 659 20.2 2277 69.8 129 3.95 197 6.03

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát tiểu từ tình thái trong giáo trình dạy tiếng việt cho người nước ngoài (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)