CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.4. Tiểu từ tình thái trong GTDTVCNNN với việc đánh dấu các hành
2.4.2. Tiểu từ tình thái đánh dấu hành vi cầu khiến
Câu cầu khiến là kiểu câu thường dùng để yêu cầu bắt buộc người đối thoại thực hiện hoặc không thực hiện một hành động, một quá trình nào đó. Câu cầu khiến có dấu hiệu riêng để biểu thị hành động cầu khiến. Trong đó TTTT là một trong những phương tiện đánh dấu hành động cầu khiến. Đó là các TT: đi, thôi, nào, đã, xem, chứ, nhé…
Câu cầu khiến là loại câu có chức năng điều khiển. Khái niệm điều khiển ở đây được hiểu ở phạm vi bao quát từ việc ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên răn đến cầu xin, van nài…
a) TTTT diễn đạt hành động điều khiển trực tiếp trong câu cầu khiến.
Trong những cuốn GTDTVCNNN mà chúng tôi khảo sát, các TTTT đánh dấu hành động cầu khiến khá đa dạng về hình thức biểu hiện cũng như nội dung cầu khiến. Mặc dù, xét về mặt số lượng TT này được sử dụng không nhiều và chúng lại bị chế định bởi rất nhiều những yếu tố khác như: nhân tố ngữ cảnh, nhân tố giao tiếp, nhân vật giao tiếp…Song tính đa dạng của chúng không thể phủ nhận. Ở mỗi ngữ cảnh và tình huống giao tiếp khác nhau mà TTTT xuất hiện lại biểu thị một hành động cầu khiến khác nhau, tình thái cầu khiến khác nhau và người sử dụng lại lựa chọn những hình thức cầu khiến khác nhau cho phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất.
Sự phức tạp này cũng được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và nhắc tới. Cụ thể, trong “cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp ” [12] của Nguyễn Văn Hiệp, tác giả cũng đã thống kê và tổng hợp các kết quả nghiên cứu và nhận xét rằng: “các tiểu từ tình thái khác nhau tham gia vào hình thành các hiệu lực tại lời thông qua một cơ chế thƣờng không trực tiếp mà có nhiều vòng, khâu chuyển tiếp và việc phân tách, chỉ ra các vòng, khâu đó không phải bao giờ cũng dễ dàng”
Tác giả đã chỉ rõ việc phân tách thông tin dó và chia chúng thành bốn tiểu nhóm có thể ảnh hưởng tới việc đánh dấu một hành vi ngôn ngữ trong phát ngôn
1) Những thông tin gắn với kiểu tình huống giao tiếp nhất định, hay gắn với những mối liên hệ giữa phát ngôn này với phát ngôn khác.
2) Những thông tin giả định của người nói đối với trạng thái hiểu biết và nhận thức của người nghe.
3) Những thông tin cho biết vị thế, vai trò của các bên giao tiếp. 4) Những thông tin định hướng cho phản ứng hồi đáp.
Ví dụ về TTTT “đi”.
Bộc lộ mối quan hệ ngang hàng giữa các nhân vật giao tiếp thì “đi” biểu thị hành vi cầu khiến yêu cầu:
Ví dụ:
(18) Chị hãy ngồi xuống đây đi.
(XIV, 58) Cầu khiến – thúc giục:
(19) Anh cứ vào nhà đi.
(XIV, 58)
Cầu khiến sai bảo:
(20) Cháu cứ cho đi, cho nhiều vào cho thơm.
(XIV, 90)
Như vậy chúng ta có thể thấy được sự phong phú, đa dạng và không kém phần phức tạp trong chức năng đánh dấu hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng của các TTTT trong một số GTDTVCNNN.
Cầu khiến - dặn dò, nhắc nhở:
(21) Ừ, học kiểu ấy thì làm sao mà đỗ đƣợc. Thôi, chị về đây. Em học đi
nhé.
Cầu khiến – Khuyên:
(22) Lẽ ra các ông nên sắp xếp các mặt hàng hấp dẫn hơn chứ.
(XIV, 190)
b) TTTT diễn đạt hành động bộc lộ gián tiếp trong câu cầu khiến.
Ví dụ:
(23) Đi một ngày đàng học một sàng khôn, cứ để cho nó đi xa đi.
(XIV, 234)
Trong ví dụ này, TTTT đikhông phải là lời thúc giục, yêu cầu, sai bảo của người nói với người nghe mà là bộc lộ thái độ tức giận của người nói khi người nghe đã phạm phải một sai lầm nào đó.
(24) - Tuy đây là cửa hàng bán hạ giá, nhƣng cậu không đủ tiền để mua cái áo đấy đâu.
- Lẽ ra ngƣời ta nên giảm giá nữa đi.
(XIV, 138)
c) TTTT diễn đạt hành động kết ƣớc (hẹn, giao hẹn) trong câu cầu khiến.
Hẹn, giao hẹn là nói với ai, với ý thức tự ràng buộc mình sẽ làm việc gì đó trong mối quan hệ với nhau, theo sự thỏa thuận giữa hai bên. Giao hẹn có nghĩa là nêu rõ điều kiện đặt ra với người nào đó trước khi làm việc gì. Trong ví dụ (25) dưới đây, hai nhân vật giao tiếp đã hẹn với nhau thời gian để lấy quần áo may. Người thợ may hẹn với LinDa một tuần, cô ấy đã ràng buộc mình với lời hứa ấy và nói với LinDa một tuần nữa tới lấy, để đáp lại thông tin của người thợ may, LinDa đã nhận lời và nhắc người thợ may: nhớ đúng hẹn để cô ấy tới lấy.
Ví dụ:
(25) Thợ may: Một tuần nữa em tới lấy nhé.
LinDa: Chị nhớ đúng hẹn nhé.
Tóm lại, những hành vi cầu khiến kể trên mà TTTT có khả năng tham gia biểu thị mặc dù chưa phải là đầy đủ nhưng cũng cho thấy khả năng phong phú, linh hoạt của TTTT trong chức năng đánh dấu kiểu hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng. Việc nghiên cứu và chỉ ra các hành vi ngôn ngữ này góp phần mở rộng chức năng biểu thị của TTTT tiếng Việt. Điều này mang lại ý nghĩa lớn không chỉ đối với các TTTT nói chung mà còn đối với việc tìm hiểu TTTT trong việc biểu đạt hành vi ngôn ngữ trong những cuốn GTDTVCNNN nói riêng.