CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Khả năng kết hợp của các TTTT trong GTDTVCNNN
2.3.2. Khả năng kết hợp trong nội bộ nhóm TTTT
Các TTTT có thể kết hợp với nhau tạo thành các kết hợp hai thành tố hoặc ba thành tố mà chúng ta có thể gọi là tổ hợp đôi hoặc tổ hợp ba. Các tổ hợp này là các tổ hợp có nguyên do ngữ nghĩa, theo đó mỗi TTTT có đóng góp riêng vào ngữ nghĩa chung của phát ngôn và giữa chúng có sự phân công chức năng, thể hiện ở tầm tác động của chúng đối với nội dung mệnh đề và giữa chúng với nhau.
a) Tổ hợp tình thái hai thành tố.
Trước hết, nguyên tắc kết hợp của hai TTTT với nhau vẫn là nguyên tắc kết hợp cơ bản của các yếu tố biểu thị tình thái trong phát ngôn: một phát ngôn có thể có nhiều nét nghĩa tình thái đan xen với nhau, các nét nghĩa thuộc phạm trù tình thái có thể được biểu thị bằng nhiều phương tiện khác nhau, tuy nhiên trong một phát ngôn không thể đồng thời có hai nét nghĩa tình thái trái ngược nhau ở cùng một góc độ đánh giá.
Chẳng hạn, những TTTT trong nhóm biểu thị tình thái cầu khiến: “đi” và “với” không thể kết hợp được với nhau.
Ví dụ:
(90) Cậu giới thiệu chi tiết hơn về chùa Một Cột cho mình nghe với. (IV, 56)
Hoặc ta cũng có thể nói:
Nhưng ta không thể nói:
(92) Cậu giới thiệu chi tiết hơn về chùa Một Cột cho mình nghe với rồi.
(93) Cậu giới thiệu chi tiết hơn về chùa Một Cột cho mình nghe rồi với.
Tuy nhiên, một số TTTT lại kết hợp được với nhau, dù có tách riêng thì ngữ nghĩa vẫn không thay đổi.
Ví dụ:
(94) Bà ơi, cháu gái bà về đây này.
(V, 247)
Về trật tự từ kết hợp của các TTTT luận văn dựa vào quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp: các TT có nội dung hướng về lõi câu sẽ có xu hướng đứng trước, còn các TT có các nét nghĩa hướng về phía người nghe (đòi giải đáp, thắc mắc, tìm kiếm sự đồng tình, động viên hành động, biểu thị quan hệ vai vế) bao giờ cũng ở vị trí cuối trong các tổ hợp.(dẫn theo [10, 47])
Ví dụ:
(95) Do nhà hàng cuốn đấy ạ.
(96) Ừ, chị thấy món ăn do mình tự làm còn ngon hơn ở cửa hàng ấy chứ.
(IV, 173)
Khi xét khả năng kết hợp của các TTTT, bên cạnh nhân tố sự chế định qua lại giữa nội dung mệnh đề và khung tình thái còn phải lưu ý đến những trường hợp tuy khung tình thái là tương thích nhưng khả năng dùng một TTTT nào đó lại bị chế định bởi các nét nghĩa riêng biệt của TT này. Ngoài ra, khả năng xuất hiện các tổ hợp tình thái còn chịu sự chế định của những nhân tố tình huống, đặc biệt là những nhân tố lẽ thường trong các cộng đồng người khác nhau.
Theo khảo sát của chúng tôi có tới hơn 40 tổ hợp đôi được sử dụng trong các GTDTVCNNN mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát. Xét về mặt tổ hợp ngẫu nhiên của chúng ở trạng thái “tĩnh” có thể nói số lượng tổ hợp tình thái
hai thành tố này là nhiều hơn TTTT rất nhiều, nhưng xét về tần xuất sử dụng thì nhóm này lại ít hơn rất nhiều so với nhóm TTTT.
b) Tổ hợp tình thái ba thành tố.
Trong những cuốn GTDTVCNNN mà chúng tôi đã khảo sát chỉ xuất hiện hai tổ hợp tình thái ba thành tố. Đó là hai tổ hợp tình thái “thật đấy chứ” và “thế kia à”.
Ví dụ:
(97) Thật đấy chứ? Cậu không nói đùa mình chứ?
(IV, 89)
(98) Đắt thế kia à?
(VIII, 136)
Những kết hợp này xét về mặt số lượng là rất ít trong những cuốn GTDTVCNNN mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, có lẽ vì để kết hợp được với nhau chúng phải đáp ứng những điều kiện không mấy dễ dàng. Hơn thế nữa, chúng lại phải sắp xếp theo một trật tự nhất định trong quá trình tổ hợp như lý giải của tác giả Nguyễn Văn Hiệp: Những TT có xu hướng nghĩa gần gũi với lõi câu sẽ đứng gần lõi câu hơn, ngược lại những TTTT có hướng tình thái hướng về người nghe sẽ có xu hướng đứng ở cuối, những TT hướng đến những nhân tố có hoàn cảnh có liên quan đến sự hiện thực hóa nội dung mệnh đề sẽ có vị trí ở giữa.(dẫn theo [10, 47]).
Như vậy, có thể thấy rằng chức năng, vai trò biểu hiện nghĩa tình thái của các TTTT và tổ hợp tình thái khá phong phú và đa dạng. Khi đứng ở trạng thái đơn lẻ, trạng thái “tĩnh” thì chúng có thể chỉ là lớp hư từ mà tự thân không có nghĩa. Nhưng khi xét trong quá trình hành chức, ở trạng thái “động” thì giá trị nó mang lại cho ngôn ngữ nói chung và trong từng hoản cảnh giao tiếp nói riêng là vô cùng. Những TTTT được sử dụng trong những
GTDTVCNNN mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát đã phần nào chứng minh cho sự hoạt động phong phú và đa dạng của các TTTT.