Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 26 - 28)

9. Kết cấu của Luận văn

1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1.5. Kết quả nghiên cứu

Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài, tác giả chƣa tìm thấy một văn bản nào chính thức của Việt Nam đƣa ra khái niệm về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu. Tuy nhiên, trong Điều 1, Luật Thƣơng mại năm 2005 của Việt Nam có giải thích từ ngữ nhƣ sau: Hoạt động thƣơng mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (CHXHCN Việt Nam, 2005).

Từ điển “Free Dictionary” đƣa ra khái niệm thƣơng mại hóa là sự áp dụng các phƣơng pháp hoặc các hoạt động kinh doanh vì mục đích lợi nhuận. Thƣơng mại hóa một sản phẩm hay dịch vụ đƣợc chia ra thành các giai đoạn, từ giới thiệu ban đầu cho tới sản xuất đại trà và đƣa sản phẩm/dịch vụ ra thị trƣờng. Giống nhƣ một chiến lƣợc, thƣơng mại hóa sản phẩm/dịch vụ yêu cầu phát triển một kế hoạch thƣơng mại, xác định việc cung ứng sản phẩm/dịch vụ ra thị trƣờng, nhìn trƣớc các rào cản ảnh hƣởng đến sự thành công của thƣơng mại hóa.

Nhƣ vậy, dựa trên các khái niệm trên ta có thể hiểu rằng thƣơng mại hóa là sự áp dụng các phƣơng pháp hoặc hoạt động kinh doanh/dịch vụ để đƣa sản phẩm vào thị trƣờng tiêu thụ nhằm tạo ra lợi nhuận.

Về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, trong các tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ “thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học” thƣờng

đƣợc sử dụng đan xen với các thuật ngữ khác nhƣ “thƣơng mại hóa công nghệ”, “thƣơng mại hóa nghiên cứu”, “thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển”. Nghiên cứu này tập trung phân tích thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, cụ thể các kết quả nghiên cứu ở lĩnh vực cơ điện nông nghiệp. Vì vậy, những tổng kết nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ bao gồm các công trình nghiên cứu liên quan đến thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu khái niệm về thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của đề tài này đƣợc bắt đầu bằng khái niệm thƣơng mại hóa công nghệ trong từ điển Cambridge Advanced Lerner’s Dictionary. Trong đó, “thƣơng mại hóa là việc tổ chức cái gì đó để tạo ra lợi nhuận” còn “công nghệ là nghiên cứu và tri thức thực nghiệm, đặc biệt là tri thức công nghiệp, sử dụng các phát hiện khoa học”.

Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu đƣợc Isabelle (2004) xem nhƣ là quá trình chuyển hóa các tri thức nghiên cứu thành các sản phẩm mới (hoặc cải tiến), các quy trình hoặc dịch vụ và giới thiệu chúng ra thị trƣờng để tạo ra các lợi ích kinh tế. Tƣơng thích với ý tƣởng của Isabelle còn có một số nghiên cứu khác, ví dụ, McCoy (2007) định nghĩa thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển là quá trình phát hiện tri thức, phát triển các tri thức đó thành công nghệ và chuyển hóa công nghệ thành các sản phẩm mới hoặc các quy trình, dịch vụ đƣợc sử dụng hoặc là bán ra trên thị trƣờng.

Rourke (1999) định nghĩa thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển là một phổ đầy đủ các hoạt động chuyển hóa một công nghệ, một sản phẩm hoặc qui trình mới, từ giai đoạn khái niệm cho đến thị trƣờng. Theo Rourke, đó là quá trình phát triển một sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ khái niệm, qua nghiên cứu khả thi, thực hiện cho đến giới thiệu sản phẩm ra thị trƣờng thành công.

Những phân tích tổng quan trên cho thấy, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau từ

hình thành ý tƣởng cho đến việc đƣa ra thị trƣờng thành công. Để thƣơng mại hóa thành công một kết quả nghiên cứu khoa học gặp rất nhiều rủi ro, có thể thành công hoặc có thể thất bại. Một ý tƣởng tốt chƣa chắc đã đi đến thành công trong việc thƣơng mại hóa.

Từ tổng quan nghiên cứu trên, tác giả có thể xác định thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu lĩnh vực cơ điện nông nghiệp là một quá trình chuyển hóa các ý tƣởng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở lĩnh vực này ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, tạo lợi nhuận và thƣơng mại hóa công nghệ cơ điện bao gồm các khía cạnh:

- Sản phẩm thƣơng mại hóa: Công nghệ cơ điện phục vụ sản xuất nông nghiệp

- Thị trƣờng: hàng hóa công nghệ cơ điện trao đổi; đối tƣợng tham gia trao đổi (bên mua và bên bán) và khả năng thanh toán

- Các tác nhân phát triển và thƣơng mại hóa công nghệ: Các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ chức xúc tiến thƣơng mại và chính sách hay định chế của nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)