Thực trạng chính sách hỗ trợ thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 72 - 79)

2.1.1 .Nguồn động lực dùng trong nông nghiệp

2.2. THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI HÓA CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2.4. Thực trạng chính sách hỗ trợ thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu

nghiên cứu lĩnh vực cơ điện nông nghiệp

Nông nghiệp tuy là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp

trong tổng GDP của cả nƣớc, nhƣng lại là lĩnh vực rất quan trọng góp phần ổn định nền kinh tế; đặc biệt trong điều kiện dân số gia tăng, mơi trƣờng suy thối, biến đổi khí hậu thì vai trị của nơng nghiệp càng trở lên cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lƣơng thực, cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến… Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, nông nghiệp nƣớc ta đang trong tình trạng lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất lao động thấp, giá thành nông sản cao, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, nông nghiệp trở nên là lĩnh vực yếu thế, đứng trƣớc sức ép cạnh tranh rất lớn. Trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tài chính, về đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin, thị trƣờng… trong đó có chính sách khuyến khích các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và tạo điều kiện để doanh nghiệp, nông dân tăng cƣờng khả năng tiếp thu, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

2.2.4.1. Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ chuyển giao cơng nghệ

Chính sách trực tiếp liên quan đến hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ đƣợc thể hiện tại các Luật KH&CN, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao…, các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể của Chính phủ, các Bộ, ngành. Theo đó, Nhà nƣớc khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đẩy mạnh các hoạt động KH&CN nhƣ cải tiến kỹ thuật,

hợp lý hóa sản xuất, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm, các dịch vụ về thông tin, tƣ vấn, đào tạo, bồi dƣỡng, phổ biến và ứng dụng tri thức khoa học, công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn vào sản xuất và đời sống. Nhà nƣớc khuyến khích việc phổ biến và chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đƣợc sử dụng mức phí ƣu đãi các cơng nghệ tạo ra từ nguồn ngân sách nhà nƣớc, đƣợc trích lập Quỹ phát triển KH&CN từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nhà nƣớc hỗ trợ cho các nhà đầu tƣ vay ƣu đãi từ Quỹ phát triển KH&CN quốc gia để nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới và chuyển giao công nghệ, …

Cụ thể:

Về quyền sở hữu sử dụng kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ theo quy định tại Điều 40 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 nhƣ sau: “Nhà nƣớc giao quyền sở hữu công nghệ đối với kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ đƣợc tạo ra bằng ngân sách nhà nƣớc cho tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển cơng nghệ đó, trừ trƣờng hợp pháp luật có quy định khác”. Tuy nhiên, tại Điều 41 của Luật KH&CN năm 2013 lại quy định: “Bộ trƣởng Bộ KH&CN là đại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia. Bộ trƣởng,Thủ trƣởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan nhà nƣớc khác ở Trung ƣơng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh là dại diện chủ sở hữu kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, cấp tỉnh, hoặc cấp cơ sở do mình phê duyệt.

- Về quy định trách nhiệm triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Điều 44 Luật KH&CN quy định: “Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN có trách nhiệm trực tiếp hoặc tham gia triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, yêu cầu và hƣớng dẫn bên đặt hàng, trừ trƣờng hợp bất khả kháng”;

- Để thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đƣợc tạo ra từ ngân sách Nhà nƣớc, Điều 41 Luật chuyển giao

công nghệ cho phép “doanh nghiệp KH&CN của Nhà nƣớc đƣợc thế chấp tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc để thực hiện chuyển giao công nghệ”, hay tại Điều 43 của Luật này cũng quy định “Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao cơng nghệ đƣợc góp vốn bằng cơng nghệ vào dự án đầu tƣ”.

- Về phân chia thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đƣợc tạo ra bằng ngân sách Nhà nƣớc, Điều 42 Luật Chuyển giao công nghệ quy định: “Tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ đƣợc hƣởng tỷ lệ phần trăm trên giá bán của sản phẩm do cơng nghệ đó tạo ra trong thời hạn tối đa là mƣời năm, nếu tổ chức chủ trì nghiên cứu và phát triển cơng nghệ sử dụng cơng nghệ đó để sản xuất”; “Tập thể, cá nhân tạo ra đƣợc công nghệ đƣợc hƣởng từ 20% đến 35% số tiền thu đƣợc từ hợp đồng chuyển giao cơng nghệ đó” và “Sau khi trả thù lao cho tập thể, cá nhân tạo ra công nghệ, chủ sở hữu công nghệ sử dụng 50% thu nhập còn lại cho đầu tƣ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thƣởng. Luật KH&CN năm 2013 lại quy định việc phân chia lợi nhuận về việc góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nhƣ sau “Lợi nhận thu đƣợc từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhƣợng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc chia cho tác giả tối thiểu 30%”.

- Nghị định 115/2005/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập.

2.2.4.2. Chính sách thuế trong nghiên cứu khoa học,phát triển công nghệ

Các ƣu đãi về thuế trong hoạt động nghiên cứu-triển khai, chuyển giao công nghệ cũng đƣợc Nhà nƣớc quy định rõ trong các văn bản pháp luật liên quan. Luật KH&CN quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các ƣu đãi về thuế suất (10%), về thời gian miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực công nghệ cao,

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, miễn thuế thu nhập cho tổ chức cá nhân góp vốn bằng sáng chế, bằng cơng nghệ, miễn thuế nhập khẩu đối với vật tƣ, máy móc, thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, giảm thuế thu nhập 50% đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, giống cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp… theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao…

Ngồi ra, Nhà nước cịn có các chính sách hỗ trợ về đào tạo nhân lực

đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối với nơng dân, các chính sách về hỗ trợ tài chính, thơng tin, thị trƣờng… nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nông dân tiếp cận với các phƣơng pháp quản lý tiên tiến, các tiến bộ KH&CN mới, nâng cao năng lực quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 và 2213 ngày 31/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nơng thơn (gói kích cầu của Chính phủ). Theo báo cáo của Bộ Cơng Thƣơng (ngày 26/7/2011), đã có 1.011.000 hộ gia đình và cá nhân đƣợc hƣởng gói hỗ trợ này, với dƣ nợ cho vay theo QĐ 497 là 739 tỷ đồng trong đó 656,4 tỷ đồng mua máy móc, thiết bị cơ khí và phƣơng tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp (85%); QĐ 2213 (đến 31/12/2010) đạt 1.560,14 tỷ đồng trong đó 374,45 tỷ đồng là dƣ nợ cho vay với nhóm vật tƣ nơng nghiệp (thời hạn giải ngân từ ngày 01/01/2010 đến 31/12/2010).

- Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tƣ số 62/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/10/2010 về quy định danh mục các loại máy móc, thiết bị đƣợc hƣởng chính sách theo Quyết định số 63 của Thủ tƣớng Chính phủ; Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành thông tƣ số 03/2011/TT-NHNN ngày 08/3/2011 về hƣớng dẫn chi tiết thực hiện Quyết

định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2011. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ 65/2011/TT-BTC ngày 16/5/2011 về hƣớng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công bố đƣợc 4 đợt cho 34 tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đƣợc hƣởng chính sách theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ, bao gồm: Máy sấy nông sản; máy tách hạt bắp; máy gặt lúa rải hàng; máy gặt đập liên hợp; máy và thiết bị sấy cà phê; xát cà phê khô; chế biến ƣớt cà phê; máy móc, thiết bị nâng cao phẩm cấp cà phê; máy xay xát lúa gạo; máy kéo 2 bánh; máy kéo 4 bánh; máy cày; bơm nƣớc; thiết bị nuôi trồng hải sản.

Về kết quả thực hiện: Theo số liệu tổng hợp của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đến 30/11/2011 đã cho vay 769 khách hàng trong đó 14 doanh nghiệp 755 cá nhân với tổng dƣ nợ 370 tỷ đồng, trong đó cho vay theo điều 1 của Quyết định 63 đƣợc 89 tỷ đồng và điều 2 của Quyết định 63 đƣợc 281 tỷ đồng.

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 63 của Thủ tƣớng Chính phủ, tiếp thu ý kiến đề xuất của các Bộ, ngành và địa phƣơng; Bộ đã trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành quyết định số 65/2011/QĐ-TTg ngày 02/12/2011 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 63/2010/QĐ- TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Theo đó, Quyết định 65/2011/QĐ-TTg quy định, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn có trách nhiệm cơng bố Danh mục máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch có tỷ lệ giá trị sản xuất trong nƣớc trên 60% và các cơ sở sản

xuất các loại máy móc, thiết bị thuộc danh mục nêu trên, làm cơ sở để các ngân hàng thực hiện cho vay.

Về đơn vị thực hiện việc cho vay vốn (có hỗ trợ lãi suất) đối với các khoản vay dài hạn, trung hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân để mua máy móc, thiết bị sản xuất trong nƣớc nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, thay vì chỉ có ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện việc cho vay thì theo Quyết định 65/2011/QĐ-TTg mới ban hành, các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc thực hiện việc cho vay theo quy định.

Quyết định 65/2011/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 20/01/2012. Tháng 2/2012, Bộ đã công bố đợt I/2012 cho 08 tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản (Quyết định số 244/QĐ-BNN-CB ngày 10 tháng 02 năm 2012). Trong tháng 4 đang trình Bộ cơng bố đợt II/2012 cho 06 tổ chức, cá nhân sản xuất máy móc, thiết bị nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản.

2.2.4.3. Đối với các địa phương

Từ năm 2004 đến năm 2008 Chính phủ cho phép các tỉnh hỗ trợ nơng dân mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nơng nghiệp từ ngân sách của địa phƣơng (văn bản số 3095/VPCP-KTTH ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Văn phịng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ sản xuất nơng nghiệp). Tính đến 2008, đã có trên 30 tỉnh, thành phố thực hiện chính sách hỗ trợ (tỉnh Nghệ An thực hiện từ năm 1998), với cơ chế tỉnh hỗ trợ nông dân từ 70- 80% tổng giá trị vốn vay với lãi suất ƣu đãi, hoặc hỗ trợ 50- 100% lãi suất tiền vay, thời gian trả vốn vay 3 năm. Qua 5 năm thực hiện (2004-2009) đã có hàng chục nghìn máy kéo, máy nơng nghiệp đến đƣợc với bà con nơng dân, góp phần đẩy nhanh q trình cơ giới hố sản xuất nông nghiệp đồng thời đã hƣớng dẫn và đào tạo đƣợc một bộ phận nông dân vận hành, sử dụng máy móc. Thị phần chế tạo máy kéo, máy nơng nghiệp trong

nƣớc đƣợc mở rộng; chƣơng trình thực hiện có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và Hội Nông dân Việt Nam.

- Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Cần Thơ đã có chính sách thí điểm hỗ trợ lãi suất cho nơng dân mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011-2012 (QĐ số 29/2011/QĐ-UBND ngày 28/9/2011), theo đó hỗ trợ các đối tƣợng mua 200 máy gặt đập liên hợp và 50 máy kéo. Đối tƣợng nông dân, chủ trang trang trại đƣợc mua 01 loại máy, thời gian đƣợc hỗ trợ lãi suất tối đa 36 tháng. Trƣờng hợp đối tƣợng mua máy móc, thiết bị có tỷ lệ nội địa thấp hơn 60% và có mức giá cao hơn mức giá đƣợc cơng bố thì phần chênh lệch giá do đối tƣợng mua tự thanh toán.

- UBND tỉnh Đồng Tháp đã có Quyết định 833/QĐ-UBND.HC ngày 29/9/2011 phê duyệt dự án đầu tƣ hỗ trợ phát triển lò sấy lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2013, theo đó hỗ trợ đầu tƣ xây dựng mới 250 lò sấy lúa các loại có cơng suất từ 20-40 tấn/mẻ. Phƣơng thức hỗ trợ đầu tƣ: Mức cho vay tối đa bằng 100% vốn đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ 100% lãi suất cho khoản vay đầu tƣ lò sấy trong 2 năm đầu, 50% từ năm thứ 3 trở đi.

- UBND tỉnh Thái Bình đã có Quyết định 574/QĐ-UBND ngày 08/4/2011 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nơng nghiệp năm 2011, theo đó hỗ trợ kinh phí mua máy phục vụ sản xuất nơng nghiệp, bao gồm: máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp. Cơ chế hỗ trợ 50% đơn giá máy sản xuất trong nƣớc và nƣớc ngồi có cơng suất từ 25 CV trở lên cho máy làm đất đa năng, máy gặt đập liên hợp có cơng suất từ 40 CV trở lên. Hỗ trợ kinh phí mua máy sấy cho 3 huyện Hƣng Hà, Thái Thụy, Vũ Thƣ mỗi huyện 2-3 xã điểm, có diện tích trồng đậu từ 100 ha trở lên, cơ chế hỗ trợ 70% kinh phí mua thiết bị máy sấy.

- Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng đã có Nghị Quyết số 37/2011/NQ- HĐND ngày 09/12/2011 về việc hỗ trợ lãi suất mua máy gặt đạp liên hợp

thực hiện khâu thu hoạch trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011-2015, ƣu tiên những cánh đồng sản xuất tập trung, theo đó hỗ trợ đầu tƣ mua mới 150 máy gặt đập liên hợp, ngân sách tỉnh hỗ trợ lãi suất trong 2 năm đầu (tối đa 70% giá trị máy).

Nhìn chung, trong những năm qua, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có thẩm quyền đã có nhiều cố gắng ban hành các chính sách nhằm thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển. Trong đó đã đề cập đện các khía cạnh nhƣ trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong việc thƣơng mại hóa, đảm bảo quyền chuyển giao tài sản trí tuệ, phân chia lợi ích thu đƣợc từ thƣơng mại hóa tài sản trí tuệ. Tuy nhiên khi vận dụng các quy định này trong thực tế cịn gặp nhiều khó khăn vì một số quy định còn rất chung chung, chƣa đƣợc cụ thể hóa; giữa các quy định chƣa nhất quán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)