THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 28 - 32)

9. Kết cấu của Luận văn

1.2. THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Có nhiều yếu tố tác động đến thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu: - Các yếu tố tác động từ bên tạo ra công nghệ (Cán bộ nghiên cứu, tổ nghiên cứu chức KH&CN):

Cán bộ nghiên cứu có tầm quan trọng đặc biệt đối với thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học. Nếu nhƣ cán bộ nghiên cứu không quan tâm theo đuổi việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của họ, việc thƣơng mại hóa thành công các kết quả nghiên cứu khó có thể thành hiện thực. Họ phải quan tâm đến chất lƣợng và tính thực tiễn của kết quả nghiên cứu nhất là tính phù hợp của công nghệ. Nhƣ vậy, chất lƣợng, tính thực tiễn và sự phù hợp của kết quả nghiên cứu là một trong các yếu tố quyết định đến sự thành công của thƣơng mại hóa.

Tính phù hợp của chức năng nhiệm vụ của tổ chức nghiên cứu KH&CN. Ví thể nhƣ cùng một nhiệm vụ nghiên cứu nhƣng nếu tổ chức nghiên cứu khoa học thuộc các trƣờng đại học hoặc các viện nghiên cứu cơ bản chủ trì thực hiện thì việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu này khó hơn các viện nghiên cứu triển khai hoặc viện nghiên cứu trực thuộc các tổng công ty và tập đoàn.

Sự quan tâm của cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học nếu cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa hoc học công nghệ không quan tâm đến việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, thì các kế quả nghiên cứu của tổ chức đó sẽ rất khó khăn trong việc thƣơng mại hóa. Ngƣợc lại, nếu có sự quan tâm thì việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu sẽ thuận lợi hơn.

Các tổ chức KH&CN phải có vốn để tiến hành các hoạt động dịch vụ về KH&CN. Các tổ chức này này đầu tƣ cơ sở vật chất tƣơng đối hoàn chỉnh để phục vụ nghiên cứu triển khai nhƣ: các trại thực nghiệm công nghệ, các phòng thí nghiệm…

- Yếu tố tác động của bên mua công nghệ (hay nói cách khác bên nhận chuyển giao công nghệ), nhu cầu công nghệ là động lực cho thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển của các tổ chức nghiên cứu KH&CN. Nhu cầu công nghệ ở đây chính là các doanh nghiệp, họ phải có nhu cầu đổi mới công nghệ dẫn đến thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu. Sự thiếu hụt về nhu cầu đầu tƣ, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là một trong những cản trở lớn đến thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, sự hạn chế về năng lực tiếp nhận công nghệ của doanh nghiệp cũng là một cản trở đến thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu.

- Định chế trung gian

Thị trƣờng là nơi và ngƣời mua công nghệ và ngƣời bán công nghệ tìm đến nhau. Thị trƣờng công nghệ cũng chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế nhƣ quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật canh tranh và sự điều tiết,

quản lý của Nhà nƣớc. Tại đây các bên tham gia thị trƣờng đều có thể tự do kinh doanh, tự do mua bán, tự do giao dịch, thể hiện sự bình đẳng. Thị trƣờng chính là lực lƣợng dẫn, thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu hay nói cách khác các nhiệm vụ nghiên cứu khi có thị trƣờng tiêu thụ thì khả năng thƣơng mại hóa cao hơn.

Đội ngũ làm công tác dịch vụ chuyển giao công nghệ tác động không nhỏ đến khả năng thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu. Ở một góc độ nào họ chính là ngƣời điều tiết các môi quan hệ giữa doanh nghiệp và tổ chức KH&CN.

Sự hỗ trợ của hệ thống tài chính, tín dụng.. của Nhà nƣớc trong việc thúc đẩy thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học.

Sự hỗ trợ của nhà nƣớc trong các thiết chế, chính sách để bảo vệ quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu.

Nguyễn Quang Tuấn (2011) trong nghiên cứu về “Tăng cƣờng vai trò của nhà nƣớc trong phát triển thị trƣờng công nghệ” đã tổng kết một số lý luận về sự can thiệp của nhà nƣớc vào thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển. Trong đó, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là thất bại thị trƣờng. Tiếp theo sự can thiệp của nhà nƣớc vào thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển phải kể đến một số nguyên nhân nhƣ do thất bại hệ thống, sự cứng nhắc trong hệ thống đổi mới cũng nhƣ tầm nhìn thiển cận của một bộ phận các nhà ra quyết định.

Trên đây là những trao đổi mang tính lý luận về các yếu tố thúc đẩy thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu lĩnh vực cơ điện nông nghiệp. Phần tiếp theo tác giả xin thảo luận kinh nghiệm về chính sách phát triển nông nghiệp của một số nƣớc trong khu vực đã tạo ra thị trƣờng hay nói cách khác đã thúc đẩy việc thƣơng mại hóa kế quả nghiên cứu lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.

Kết luận Chƣơng 1.

Cơ sở lý luận về chính sách thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc nghiên cứu ở Chƣơng I bao gồm những khái niệm công cụ cơ bản về khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ, chính sách, thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu; các yếu tố tác động đến thƣơng mại hóa các nghiên cứu và kinh nghiệm của một số nƣớc … Trong đó, nội hàm các khái niệm và những nội dung có liên quan đã đƣợc trình bày cụ thể.

Qua nghiên cứu lý thuyết cho thấy hoạt động thƣơng mại hóa công nghệ mới cho thấy sự kết nối giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và sản xuất tạo ra của cải vật chất có giá trị đã trở thành một định đề quan trọng mà các chính phủ, các loại hình tổ chức đều cố gắng thực hiện. Quá trình đi từ nghiên cứu đến sản xuất kinh doanh luôn đƣợc xem là một quá trình phi tuyến tính lấy nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới làm căn bản. Nói cách khác, từ ý tƣởng nghiên cứu đến thƣơng mại hóa sản phẩm là một quá trình không đơn giản.

Ngoài ra, quy trình hình thành, phát triển và thƣơng mại hóa công nghệ mới nhƣ một thƣớc đo cụ thể đối với hoạt động KH&CN. Hoạt động thƣơng mại hóa kết quả và sản phẩm KH&CN tạo ra một hƣớng tiếp cận hiệu quả đáp ứng yêu cầu khách quan của thị trƣờng hàng hóa khát khao tri thức mới nhƣ ở Việt Nam ta hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC CƠ ĐIỆN NÔNG NGHIỆP

VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ

2.1. THỰC TRẠNG CÔNG NGHỆ NGÀNH CƠ ĐIỆN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012

Cơ điện nông nghiệp chiếm vị trí đặc biệt quan trong trong phát triển sản xuất nông nghiệp. Các thành tựu KH&CN về cơ điện nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác dụng thúc đẩy sản xuất theo hƣớng thâm canh, tăng năng suất, giảm chi phí lao động, tăng giá trị nông sản hàng hóa.

Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X của Đảng về đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đã nhấn mạnh vai trò cơ giới hóa, điện khí hóa và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản là những nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhằm sản xuất các sản phẩm nông nghiệp với quy mô lớn và trở thành những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu giải pháp chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu của các viện trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)