Trung bình Làm đất Cấy Phun thuốc Thu hoạch Sấy 1990 84 78 93 72 15 1992 75 91 89 92 84 18 1994 80 96 93 94 91 26 1996 85 98 97 98 96 34 1998 86 100 97 99 94 39 2000 87 100 98 99 98 42 2002 89 99 98 100 99 49 2004 90 99 98 100 99 53 2006 90 99 98 100 99 53
Nguồn: Agricultural Machinery Yearbook Republic Korea - 2007
So với các nƣớc tiên tiến khác, Hàn Quốc là nƣớc bắt đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp vào sản xuất nông nghiệp muộn, nhƣng đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng và vững chắc. Sở dĩ nhƣ vậy là do Chính phủ Hàn Quốc đã hoạch định đƣợc chiến lƣợc đúng đắn và có những chính sách phù hợp. Có thể nêu một số nét nổi bật sau:
Chính phủ Hàn Quốc rất quan tâm đến công tác nghiên cứu. Năm 1962, Viện Cơ điện nông nghiệp và Sử dụng đƣợc thành lập trực thuộc Cục quản lý Phát triển nông thôn (RDA). Vào cuối những năm 1970, Viện Nghiên cứu Cơ giới hóa nơng nghiệp quốc gia đƣợc thành lập để tiến hành nghiên cứu tổng thể phát triển và cải tiến máy móc nơng nghiệp, cơ giới hóa các cơng việc sau thu hoạch, và sử dụng máy móc. Ngồi ra cịn có sự tham gia nghiên cứu của 17 trƣờng Đại học và nhiều cơ quan nghiên cứu thuộc các doanh nghiệp. Sự đóng góp của các cơ quan nghiên cứu vào sự nghiệp cơ giới hố nơng nghiệp Hàn Quốc là rất to lớn.
Các nhà khoa học Hàn Quốc cũng nghiên cứu phát triển một hệ thống máy làm đất kết hợp với gieo, cấy, bón phân, rắc thuốc diệt cỏ. Với hệ thống máy này, sẽ tiết kiệm đƣợc lao động, tránh đi lại nhiều lần trên ruộng làm cấu tƣợng đất bị phá hoại đồng thời bảo vệ đƣợc các nhóm sinh vật có lợi trong đất. Nhờ ứng dụng cơng nghệ cơ giới hóa gieo cấy và sử dụng có hiệu quả các máy gặt đập liên hợp mà chi phí lao động giảm từ 297 h/ha trong năm 2001 xuống còn 180 h/ha trong năm 2010. Áp dụng các biện pháp sản xuất lúa chất lƣợng cao với chi phí thấp đã đem lại kết quả là sản xuất lúa chất lƣợng cao tăng từ 50% năm 2002 lên 80% vào năm 2005. Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học giảm 30% trong năm 2004.
Để ngăn chặn cỏ dại phát triển và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng do thuốc diệt cỏ, các nhà khoa học Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu công nghệ phủ lớp giấy, đồng thời thực hiện gieo sạ trực tiếp và kiểm soát sâu bệnh bằng máy bay trực thăng cỡ nhỏ không ngƣời lái . Để cạnh tranh đƣợc với các nƣớc khác về sử dụng lao động trong nông nghiệp, công nghệ tự động hóa đƣợc ứng dụng và trong tƣơng lai sẽ sử dụng robot với trí thơng minh nhân tạo.
Một nghiên cứu đã đƣợc tiến hành để cải thiện chất lƣợng gạo xay xát bằng cách cải tiến các máy xay xát gạo và giảm tỷ lệ gạo gẫy. Ngƣời ta cũng nghiên cứu loại máy sấy liên hợp sử dụng tia hồng ngoại và khí nóng để cải thiện hƣơng vị gạo, giảm chi phí năng lƣợng và thời gian sấy so với loại máy sây bằng khí nóng hiện đang sử dụng. Để định lƣợng các yếu tố chất lƣợng gạo, ngƣời ta hình thành một hệ thống đo lƣờng tự động và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng.
Để các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể có mơi trƣờng phát triển, ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Vào đầu năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc cơng bố bản đề án phát triển nông nghiệp nông thôn. Năm 1978, ban hành nhiều đạo luật nhƣ: Luật thúc đẩy cơ giới hố nơng nghiệp, luật xử lý đặc biệt, luật quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng, luật giao thông đƣờng bộ… Đồng thời thành lập Liên đồn Hợp tác xã nơng nghiệp Quốc gia (NACF) và Hiệp hội
Ngành máy nông nghiệp Hàn Quốc (KAMICO). Hai tổ chức này đóng vai trị trung gian kết nối giữa các các viện nghiên cứu với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực máy nông nghiệp. Họ cũng chính là đơn vị đứng hàng đầu trong việc phân phối máy nơng nghiệp trong phạm vi tồn quốc với sự hỗ trợ của chính phủ (Bảng 9).