Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 30 - 40)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.2. Cơ sở hình thành những phẩm chất của nhà chính trị Hồ Chí Minh

1.2.2. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh

Để có thể trở thành một nhà chính trị vĩ đại như Hồ Chí Minh, nhân tố khách quan là nhân tố cần nhưng chưa thật sự đầy đủ để làm nên sự nghiệp vĩ đại của một con người. Cùng một hoàn cảnh thực tiễn giống nhau nhưng nhận thức và hành động của mỗi người là khác nhau, điều đó chứng tỏ rằng, nhân tố chủ quan, tư duy, ý chí, bản lĩnh và những hoạt động thực tiễn là nhân tố quyết định nhất dẫn đến thành công trong sự nghiệp cách mạng của nhà chính trị Hồ Chí Minh. Những phẩm chất của nhà chính trị hồ Chí Minh không phải sinh ra đã có sẵn, có những phẩm chất là thiên bẩm nhất định nhưng có thể phát triển được phải dựa trên nền tảng, tiền đề với quá trình tu dưỡng, rèn

luyện thậm chí là vấp váp, sai lầm nhưng hơn hết đó là bản lĩnh và nghi lực phi thường để vượt qua những khó khăn, thử thách với tư duy độc lập, tự chủ, tầm nhìn vượt thời đại để Hồ Chí Minh có những tư tưởng vượt lên tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho phong trào cách mạng Việt Nam. Có thể kể đến một số nhân tố chủ quan nổi bật hình thành nên những phẩm chất của nhà chính trị Hồ Chí Minh như sau:

1.2.2.1. Hồ Chí Minh là một người có phẩm chất đạo đức trong sáng, giản dị, là người sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước thương dân sâu sắc

Hồ Chí Minh có sự thấu hiểu, đồng cảm với tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ, những người bị áp bức, bóc lột nặng nề sống ở tầng đáy của xã hội. Người đồng cảm sâu sắc không chỉ với nhân dân lao động Việt Nam mà còn đồng cảm với nhân dân lao động nghèo khổ ở các nước thuộc địa và nhân dân lao động ở chính quốc. Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, Hồ Chí Minh được chứng kiến những nỗi đau khổ tột cùng của nhân dân Việt Nam dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai phản động. Người luôn trăn trở về vận mệnh của dân tộc, Người dõi theo và khâm phục cuộc đấu tranh của các bậc tiền bối chống lại thực dân Pháp nhưng Người không hoàn toàn tán thành cách làm của họ. Với tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Hồ Chí Minh đã quyết chí ra nước ngoài, sang phương Tây để tìm con đường cứu nước, cứu dân, đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi bóng đêm nô lệ. Cũng nhờ có tấm lòng yêu nước, thương dân đã trở thành hành trang, thành nguồn động lực mạnh mẽ để Người vượt qua những khó khăn, thử thách trên hành trình tìm con đường cứu nước. Từ tinh thần yêu nước, thương dân, từ chủ nghĩa yêu nước đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, học thuyết chân chính, cách mạng nhất, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của phong trào yêu nước Việt Nam. Cũng từ tấm lòng yêu nước, thương dân mà trong quá trình Hồ Chí Minh bôn ba nước ngoài hay quá trình trực

tiếp về nước tham gia lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đều xuất phát từ tâm tư, lợi ích, nguyện vọng của nhân dân trong từng thời kỳ lịch sử đặt ra nhiệm vụ phù hợp để đem lại lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc. Bởi vì yêu nước, vì thương dân nên Người đã cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người như Người đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, dó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” hay “Cả đời tôi chỉ có một mục đích là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó…Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích quốc, lợi dân”. [36, tr. 272]

1.2.2.2. Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, tầm

nhìn chiến lược, bao quát thời đại.

Hồ Chí Minh có tố chất thông minh xuất chúng được bộc lộ từ nhỏ trong học tập, ứng xử và đối đáp thơ văn. Từ thuở thiếu niên, khi theo học tại lớp thầy Vương Thúc Quý, có một hôm thầy Quý thay đèn đốt hương để tưởng niệm cụ Tú Mậu, thầy lỡ tay làm rơi dầu từ đĩa chảy xuống đế đèn, nhân sự việc đó, thầy đã ra cho học trò một vế đối: “Thắp đèn lên dầu vương ra đế” và trò Nguyễn Sinh Cung đã xin đối lại như sau: “Cưỡi ngựa dong thẳng Tấn lên Đường” (“vương” nghĩa là chảy, vương vãi ra, dính vào và còn có nghĩa là vua, “đế” là đế đèn và Hoàng đế. “Tấn” vừa có nghĩa là tiến vừa có nghĩa là thời nhà Tấn, “Đường” vừa có nghĩa là đường đi lại vừa có nghĩa là nhà Đường. Nhà Tấn vừa lập ngôi Vương và nhà Đường đã lập ngôi Đế. Câu đối không chỉ chỉnh về ý, lời, ý nghĩa sâu rộng mà còn thể hiện tư chất thông minh và ý chí, bản lĩnh của người thiếu niên 12 tuổi này. Trí thông minh ấy đã

tạo nên ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành một đầu óc quan sát, phê phán rất tinh tường, một tinh thần hoài nghi để khám phá, một bản lĩnh độc lập, tự chủ trong tư duy…Nhờ đó, ngay từ khi còn ở trong nước, mặc dù rất khâm phục những hành động xả thân cứu nước của các bậc tiền bối nhưng Người đã sáng suốt nhận ra những hạn chế của các phong trào ấy. Người từ chối không tham gia phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu để sang phương Tây với tư cách của người lao động. Hồ Chí Minh đã dấn thân, thâm nhập cùng sống, lao động với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước Tư bản để có thể hiểu được cuộc sống của họ, tâm tư nguyện vọng của họ. Hồ Chí Minh đã lựa chọn đi đến đất nước của kẻ thù, tìm hiểu văn hóa, con người Pháp để tìm hiểu xem, những gì ẩn sau những mỹ từ: “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” của thực dân Pháp, xem họ làm như thế nào để quay trở lại giúp đỡ đồng bào của mình.

Trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều quốc gia và làm nhiều công việc khác nhau để kiếm sống và hoạt động cách mạng. Những tháng năm hoạt động ở nước ngoài, trí tuệ thông minh vượt trội của Hồ Chí Minh đã có thêm điều kiện để rèn luyện và phát triển. Sang Pháp trong một thời gian ngắn khoảng 6 năm, Hồ Chí Minh đã có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, Người viết văn, viết báo, viết kịch, tranh luận…bằng tiếng Pháp gây được tiếng vang lớn và lôi cuốn, thuyết phục được người đọc, người nghe để họ hiểu và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của người dân Việt Nam nói riêng và các dân tộc thuộc địa nói chung. Sau đó, đến Liên Xô một thời gian ngắn, Người đã nói và viết được tiếng Nga, tham gia hoạt động sôi nổi ở Hội nghị Quốc tế Nông dân và Quốc tế Cộng sản. Sang Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc hoạt động thực tiễn tích cực và trở thành linh hồn của phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản…Sức hấp dẫn của Hồ Chí Minh do nhiều yếu tố, nhưng yếu tố

đầu tiên đó là sức hấp dẫn tỏa sáng từ trí tuệ. Tất cả mọi người từ già, trẻ, lớn bé, đồng chí, bạn bè, chính khách hay kẻ thù…dù chỉ một lần được tiếp xúc với Người đều bị Người thu hút và có ấn tượng mạnh mẽ. Nhà văn Nga Ô.Manđenxtam ngay từ những năm 1923 đã đưa ra nhận xét: “ Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị…Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai…Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới”. Đó chính là một con người có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và chính trị, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, vừa thể hiện những giá trị mang tính chất nhân loại.

Hồ Chí Minh còn là một người có vốn học thức và văn hóa – lịch sử sâu rộng. Có cơ hội được đặt chân đến nhiều quốc gia và tìm hiểu về nền văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới, Hồ Chí Minh đã biết đón nhận những chuyển biến tích cực của tình hình thế giới và kế thừa những thành tựu tư tưởng của nền văn hóa nhân loại để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh hiểu rõ văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa phương Đông nói chung, từ một người tiếp xúc sớm với Hán học, tư duy theo kiểu phương Đông sang phương Tây lao động và học tập, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng thích nghi với lối tư duy kiểu phương Tây và vận dụng, phát triển những quan điểm, quy luật ấy xuất phát từ những điều kiện hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam để đưa ra những nhận định rất tiến bộ vượt lên các nhà tư tưởng cùng thời để tìm ra con đường cứu nước Việt Nam là con đường cách mạng vô sản. Khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác – Lê nin, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhận định: Chủ nghĩa Mác thâm nhập vào châu Á dễ dàng hơn Châu Âu. Với khả năng quan sát và khả năng phán đoán tinh tường, Hồ Chí Minh cũng là người đầu tiên vượt lên trước

những nhà lý luận cùng thời, đưa ra luận điểm: cách mạng giải phóng dân tộc có thể tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc và bằng thắng lợi đó giúp cho những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn. Đó là một luận điểm hoàn toàn mới, Người đã đánh giá đúng vai trò tích cực, chủ động của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, góp phần cổ vũ và đem lại niềm tin chiến thắng cho các dân tộc thuộc địa vùng lên đấu tranh giải phóng dân tộc… Trí tuệ sắc bén của Hồ Chí Minh đã được thể hiện vượt trội khi Người tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh đã tiếp thu cách tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin để có sự phân tích, đánh giá đúng đắn về bản chất của sự vật, hiện tượng hay quá trình lịch sử, nhìn nhận chúng một cách toàn diện trong quá trình vận động và phát triển của thời đại. Bằng năng lực tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, với tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại, Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin trong điều kiện, hoàn cảnh của một nước thuộc địa và đưa ra những quan điểm, đường lối đúng đắn cho phong trào cách mạng Việt Nam.

1.2.2.3.Hồ Chí Minh là tấm gương về tinh thần hiếu học

Cuộc đời Hồ Chí Minh là một tấm gương về tự học, Người trưởng thành trong tự học, trong lao động và trong đấu tranh cách mạng. Bài học mà Người rút ra từ cuộc đời của bản thân mình, để luôn nhắc nhở chúng ta là: muốn “học suốt đời” để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân thì phải TỰ HỌC. Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến nhiều quốc gia, châu lục và làm nhiều công việc để sinh sống và hoạt động cách mạng. Chính trong quá trình lao động ấy mới tạo điều kiện nhiều mặt để Hồ Chí Minh tự học tập, rèn luyện. Qua trình lao động Hồ Chí Minh đã tích lũy được nhiều vốn sống, nhiều kinh nghiệm phong phú trong đời sống và rèn luyện cho mình ý chí, khả năng kiên trì vượt qua khó khăn, gian khổ để tìm ra

con đường cứu nước, cứu dân. Khi sang phương Tây, chính nhờ tinh thần tự học, Người đã tự học ngoại ngữ và có thể giao tiếp thông thường bằng nhiều ngoại ngữ khác nhau. Lúc hoạt động ở phương Tây, Hồ Chí Minh có thể viết văn, viết báo như một nhà báo Pari sành sỏi, Khi về phương Đông, Người lại có thể làm thơ bằng chữ Hán mà giá trị của nó có thể sánh ngang với thơ Đường, thơ Tống, đó thật sự là một điều rất kỳ diệu, là dấu hiệu của một tài năng hiếm có. Hồ Chí Minh vừa học tập, vừa lao động, vừa hoạt động cách mạng với một tinh thần kiên trì, bền bỉ và quyết tâm. Người cũng luôn quan niệm tự học là học tập suốt đời, học mọi lúc, mọi nơi bằng mọi phương tiện, hình thức. Phương pháp học tốt nhất đối với Hồ Chí Minh là học quần chúng nhân dân, mọi nơi, mọi lúc, mọi tầng lớp, giai cấp. Người rất chăm quan sát, quan sát tinh tế, tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề. “Dân” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh rất được coi trọng, dân là những người làm nên lịch sử. Người trân trọng giá trị từng cá nhân trong toàn sự nghiệp cách mạng. Chính vì vậy, theo Người nhân dân là một trường học lớn, thực tế và sinh động, là nơi học những điều chưa biết và là nơi để “hành” những điều đã học.

Có thể nói cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng lấp lánh của tinh thần tự học, tự rèn luyện hiếm có trong lịch sử. Người là hiện thân đẹp đẽ của một chí hướng học tập, tu dưỡng cao cả vì độc lập của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Người là tấm gương sinh động của nhu cầu và tinh thần học tập không ngừng - tấm gương học suốt đời. Người là biểu tượng mẫu mực của ý thức tự giác lập kế hoạch học tập và ý chí quyết tâm, kiên trì bền bỉ vượt mọi khó khăn thực hiện thành công kế hoạch đã định. Người là điển hình của khả năng tận dụng triệt để mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, hình thức để tự học. Người là hình ảnh phát huy đến mức cao nhất khả năng học tập đi đôi với thực hành. Và Người còn là một minh

chứng sống động cho phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng.

1.2.2.4.Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh, kiên định, ý chí và nghị lực phi thường để đạt được mục đích của mình

Ý chí và nghị lực là những nhân tố chủ quan quan trọng tạo nên sự thành công hay thất bại của mỗi cá nhân riêng biệt. Truyền thống bất khuất, kiên cường của quê hương, gia đình, dân tộc, đặc biệt là tấm gương giàu ý chí và nghị lực của người cha đã sớm hình thành nên ý chí và nghị lực của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh kiên định, khí tiết kiên cường trong đấu tranh thực hiện mục tiêu đã lựa chọn. Trên hành trình 30 năm bôn ba nước ngoài, con đường hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh không phải là con đường bằng phẳng mà đó là cuộc đời đầy sóng gió, hy sinh, đầy khó khăn, thử thách. Trong những năm đầu tiên của hành trình ấy, Người trải qua nhiều khó khăn trong cuộc sống và trong hoạt động cách mạng ở các tổ chức chính trị. Từ năm 1931 đến 1933, Người bị bắt giam ở Hồng Công. Từ năm 1933 đến 1938, Người bị Quốc tế Cộng sản hiểu lầm, cho rằng Người thuộc “ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi” nhưng Người vẫn tích cực hoạt động, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng. Năm 1941, khi trở về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)