CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
2.1. Yêu thƣơng con ngƣời và quyết tâm giải phóng con ngƣời
2.1.1. Yêu thương, quý trọng con người
Sinh ra và lớn lên trong gia đình, quê hương, đất nước Việt Nam giàu truyền thống, Hồ Chí Minh sớm tiếp thu những giá trị tốt đẹp của dân tộc và hình thành nên những phẩm chất nhân văn, nhân ái cao cả. Đó là tình cảm nhân ái, yêu thương, quý trọng con người, là ý thức hướng thiện, yêu chuộng hòa bình và chân lý, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nước vì dân…
Yêu thương con người trong tư tưởng của nhà Chính trị Hồ Chí Minh không chỉ hiểu ở cách thông thường mà trước hết đó là tình yêu thương, quý trọng con người, giá trị nhân ái cao đẹp và hành động nhân văn trong từng quyết sách chính trị của Hồ Chí Minh. Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương những người dân lao động nghèo khổ, yêu thương đồng chí, đồng bào, anh em, bạn bè, bằng hữu…. Lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan. Hồ Chí Minh sớm được chứng kiến cảnh bần hàn, cơ cực của nhân dân lao động nghèo khổ khắp mọi nơi. Hồ Chí Minh đồng cảm sâu sắc với họ, cũng bởi vì tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc nên Người mới quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Mang theo hoài bão ấy, Hồ Chí Minh ra nước ngoài, bắt đầu làm việc từ những công việc bình thường như bao người lao động khác, từ phụ bếp, nấu ăn, cào tuyết….những công việc lao động chân tay bắt đầu từ sáng sớm đến đêm muộn với những đồng lương rẻ mạt. Hồ Chí Minh đã dấn thân mình vào cuộc sống của tầng lớp nhân dân lao động nghèo khổ để thấu hiểu họ, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của họ, đồng cảm với những đau khổ mà họ phải gánh chịu.
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ yêu thương nhân dân, đồng bào, dân tộc mình mà nó còn rộng lớn hơn, yêu thương nhiều hơn.
Đó là tình cảm yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những người dân bị kìm kẹp trong vòng nô lệ, những người cùng chung cảnh ngộ mất nước, chung số phận bị áp bức, bóc lột như nhân dân Việt Nam. Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đặt chân đến rất nhiều quốc gia, châu lục, đi đến đâu Người cũng nhận thấy sự tàn bạo, ác độc của chủ nghĩa đế quốc, còn những người dân lao động hiền lành, đáng thương ở nơi đâu cũng nghèo khổ và bị áp bức, bóc lột nặng nề. Đi đến nhiều nơi và chứng kiến nhiều việc, Hồ Chí Minh đã rút ra kết luận rằng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người là giống người bóc lột và giống người bị bóc lột mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. [33, tr. 287]
Với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, chứng kiến tình cảnh cả dân tộc bị chà đạp, đàn áp, Hồ Chí Minh quyết chí ra nước ngoài, sang phương Tây, xem họ làm như thế nào rồi quay trở lại giúp đồng bào của mình. Từ lòng yêu nước, thương dân ấy, Hồ Chí Minh khao khát giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Đó là một khát khao cháy bỏng. Khi được hỏi tại sao lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, Người đã trả lời: Độc lập cho Tổ quốc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi muốn, đó là tất cả những gì tôi hiểu. Độc lập cho tổ quốc, tự do cho nhân dân, đó là mục tiêu, là lý tưởng, là động lực để Người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc đời cách mạng đầy sóng gió hy sinh cũng bởi vì: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, đó là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành…”.[36, tr. 187]
Tình yêu thương của Hồ Chí Minh từ tình cảm rộng lớn như giải phóng con người đến từng tình cảm nhỏ bé dành cho mỗi người cụ thể: Người mua áo lụa tặng cụ già, mua kẹo cho em nhỏ, mua sữa tặng bà mẹ sinh ba, mua nước cho bộ đội…rồi chăm lo từng miếng cơm, manh áo cho đồng bào….
Người đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Sau khi giành được độc lập, tự do rồi còn phải tích cực nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Người cho rằng: “chúng ta tranh được độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì độc lập, tự do cũng không làm gì, dân chỉ biết rõ giá trị của tự do khi dân được ăn no, mặc đủ…” [36, tr. 175] và “ Nếu dân đói Đảng và Chính phủ có lỗi..” nên ngay sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Trước mắt phải xóa nghèo, làm cho kinh tế phát triển : “Làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu và người giàu thì giàu thêm”[37, tr. 81]. Kinh tế có phát triển, đời sống đồng bào ấm no thì đất nước mới cường thịnh được. Người còn chăm lo phát triển dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ và phát triển giáo dục. Người cho rằng “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [36, tr. 7]. Phải làm sao để dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập…
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh còn là lòng bác ái cao cả. là tình yêu thương dành cho tất cả mọi người “Trừ bọn Việt gian bán nước, bọn phát xít thực dân là những ác quỷ ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ…phải thực hành bác ái”.[38, tr. 130]