Quyết tâm giải phóng con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 48 - 50)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1. Yêu thƣơng con ngƣời và quyết tâm giải phóng con ngƣời

2.1.4. Quyết tâm giải phóng con người

Hồ Chí Minh không chỉ nói về tấm lòng nhân ái, yêu thương đồng bào, yêu thương những người dân thuộc địa cùng cảnh ngộ mất nước, cùng thân phận nô lệ mà xuất phát từ tình yêu thương ấy, Người đã đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Khi tận mắt chứng kiến sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân và sự khốn cùng của nhân dân thuộc địa ở khắp nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam, Người đã tích cực kêu gọi và hành động để tập hợp, quy tụ sức mạnh dân tộc và sức mạnh đoàn kết quốc tế để đấu tranh giải phóng dân tộc. Chính bởi yêu

nước, thương dân Người mới quyết chí sang phương Tây để tìm con đường cứu nước. Trong vòng 10 năm xông pha khắp năm châu, bốn bể, vượt qua bao khó khăn thử thách thì Người đã tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản thì Người tìm mọi cách để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về Việt Nam, đưa phong trào yêu nước vận động theo khuynh hướng vô sản và thực tiễn đã chứng minh con đường ấy là hoàn toàn đúng đắn. Người cũng chủ trì sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu những năm 1930 để lãnh đạo toàn dân tộc giành lại độc lập, tự do cho nước nhà. Cũng vì quyết tâm giải phóng dân tộc hỏi ách áp bức, bóc lột của đế quốc, Thực dân mà Người đã kiên trì vượt qua những khó khăn, thử thách trên con đường cách mạng đầy sóng gió, hy sinh để quyết tâm giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Khi thời cơ đến, Người nêu quyết tâm: Dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập dân tộc. Năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta đang vào giai đoạn ác liệt, Hồ Chí Minh đã nêu lên một chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”[47, tr. 130]. Độc lập tự do là mục tiêu, là khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc Việt Nam nên dù khó khăn, hy sinh tới đâu, chúng ta cũng quyết tâm giữ vững nền độc lập ấy. Cũng bởi tình cảm yêu nước luôn trong trái tim người lãnh tụ đã giúp Người có đủ bản lĩnh để giành và giữ vững nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Vì tình cảm yêu nước, thương dân, tình yêu thương bao la dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là những người dân lao động nghèo khổ chính là động lực lớn để Người quyết tâm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người như Người đã từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó... Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo

đuổi một mục đích làm cho ích quốc lợi dân” [36, tr. 272]. Lòng yêu nước, thương dân của Người luôn gắn với hoài bão và ý chí cứu nước, cứu dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)