CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
3.1. Tình hình cán bộ, Đảng viên hiện nay
3.1.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi. Sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 hóa VIII về chiến lược cán bộ, đội ngũ cán bộ các cấp có bước trưởng thành, phát triển về nhiều mặt, chất lượng ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cơ cấu độ tuổi, giới tính, dân tộc, ngành nghề, lĩnh vực công tác có sự cân đối, hợp lý hơn, nguồn cán bộ quy hoạch khá dồi dào, cơ bản đảm bảo sự chuyển tiếp giữa các thế hệ.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống giản dị, gương mẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tu dưỡng, rèn luyện trình độ, năng lực được nâng lên, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ năng động, sáng tạo, thích ứng với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế. Đa số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có năng lực, phẩm chất, uy tín. Cán bộ cấp chiến lược có bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có tư duy đổi mới, có khả năng hoạch định đường lối, chính sách và lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Hầu hết cán bộ lãnh đạo lực lượng vũ trang được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn, trung thành với Đảng, sẵn sang chiến đấu hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân. Nhiều cán bộ khoa học tâm huyết, say mê nghiên cứu, có đóng góp tích cực cho đất nước. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nước thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ, đảng viên đang công tác trên mọi lĩnh vực đã nêu
cao trách nhiệm trước cuộc sống của nhân dân, tích cực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, nhiều cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ năng động, sáng tạo, thích ứng nhanh với xu thế hội nhập, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Công tác cán bộ đã bám sát các quan điểm, nguyên tắc của Đảng, ngày càng đi vào nề nếp và đạt được những thành tự quan trọng. Đã ban hành nhiều Nghị quyết, kết luận, chỉ thị và sửa đổi, bổ sung nhiều quy định, quy chế để tổ chức thực hiện. Các quy trình công tác cán bộ ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, công khai, minh bạch, khoa học và dân chủ hơn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng vad cập nhật kiến thức mới đang được quan tâm, từng bước gắn với chức danh, quy hoạch và sử dụng cán bộ. Chủ trương luân chuyển kết hợp với bố trí một số chức danh lãnh đạo không là người địa phương đạt được kết quả bước đầu. Công tác kiểm tra, giám sát, bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm thực hiện có hiệu quả hơn, kỷ cương, kỷ luật được tăng cường. Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh một số tổ chức, cá nhân vi phạm đã góp phần cảnh tỉnh, răn đe và ngăn chặn tiêu cực, làm trong sạch một bước đội ngũ cán bộ, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. [20, tr. 44 – 45]. Tư cách người Đảng viên còn được thể hiện rõ ở những người lao động giỏi, những công dân gương mẫu và người chiến sĩ tiên phong đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và trên mọi miền Tổ quốc. Từ biên giới, hải đảo đến miền xuôi, miền ngược, đồng bằng hay miền núi vùng sâu, vùng xa, cán bộ, đảng viên đã thể hiện phẩm chất đáng quý của những người cộng sản kiên trung, được nhân dân tin yêu, ủng hộ. Có thể khẳng định rằng, những thành tựu đã đạt được của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng đã góp phần quan trọng vào những thành tựu chung của công cuộc đổi mới đất nước hơn 30 năm qua.
3.1.2. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế của cán bộ và công tác cán bộ, cụ thể như sau:
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bệnh cơ hội, bệnh chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, thoái hóa, biến chất, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu, thiếu tinh thần đoàn kết trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn ra nghiêm trọng, kéo dài nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và kịp thời xử lý. Văn kiện Đại hội XII cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt xây dựng Đảng về đạo đức, đó là: Tình trạng tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có xu hướng diễn biến phức tạp trong Đảng, trong hệ thống chính trị và trong xã hội đe dọa sự tồn vong của Đảng, Nhà nước và chế độ. Bên cạnh đó, có một số ít cán bộ, thậm chí là cán bộ cấp cao, tướng quân đội có biểu hiện bất mãn, suy giảm niềm tin, nói và làm trái quan điểm, đường lối của Đảng. Thực tế đã xuất hiện nhiều cán bộ cấp cao tham nhũng, tham ô, cửa quyền, ngả nghiêng, dao động tự cho mình cái quyền đứng ngoài Đảng, bị chi phối bởi nhóm lợi ích, dục vọng cá nhân sai lầm trong nhận thức có những lời nới, hành động vi phạm pháp luật reo rắc sự hoài nghi trong nhân dân và phá vỡ mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và dân. Tình trạng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội”, “chạy bằng cấp” không có xu hướng giảm.... Từ đầu năm đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 123 tổ chức đảng và 7.923 đảng viên; trong đó có 256
đảng viên bị kỷ luật do có hành vi tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 21 trường hợp so với cùng kỳ năm 2018). Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật đối với một tổ chức đảng, 13 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, cả đương chức và đã nghỉ hưu. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hơn 70 cán bộ, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bị thi hành kỷ luật đảng và xử lý hình sự. Cơ quan thanh tra, kiểm toán kiến nghị thu hồi, xử lý 61.392 tỷ đồng và 142 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 692 tập thể và nhiều cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét xử lý 46 vụ, 73 đối tượng. Đặc biệt là đã xét xử kịp thời, nghiêm minh 4 vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm: Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ” xảy ra tại Vinashin; vụ án "Sử dung mạng internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; Tổ chức đánh bạc, đánh bạc... ” xảy ra tại Phú Thọ và một số địa phương; vụ án "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, TPHCM (DAB); vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố; mở rộng điều tra, làm rõ hành vi đưa, nhận hối lộ trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, Đinh Ngọc Hệ; khởi tố điều tra vụ án xảy ra tại Dự án cải tạo và mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang thép Thái Nguyên,... Tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch, chuyển nhượng tài sản liên quan các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo với giá trị tài sản hơn 10.000 tỷ đồng [89, tr. 2 – 3]…Những biểu hiện tiêu cực trên đã gây ảnh hưởng xấu trong xã hội đã làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ.
Chất lượng đội ngũ cán bộ còn nhiều yếu kém, bất cập. Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng không mạnh. Từ nhận thức đến lãnh đạo, tổ chức thực hiện mô hình phát triển cũng như bản lĩnh hội nhập và xử lý những tình huống phát sinh còn nhiều lúng túng. Trình độ, năng lực, kiến thức về kinh tế thị trường, luật pháp, khả năng ngoại ngữ, khả năng dự báo chiến lược còn yếu. Một bộ phận cán bộ chủ quan, tự mãn, bảo thủ, trì trệ, mắc bệnh thành tích, số khác thiếu tâm huyết với công việc, thiếu gương mẫu, nói không đi đôi với làm, ý thức tự phê bình và phê bình và tính chiến đấu kém, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vun vén lợi ích cá nhân, làm việc quan liêu theo kiểu “quan cách mang”, thậm chí thoái hóa, biến chất, tham nhũng, vi phạm pháp luật…
Cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn mất cân đối, thiếu hợp lý. Cơ cấu theo ngành nghề, địa bàn, lĩnh vực, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ xuất thân từ công nhân chưa đạt yêu cầu, mục tiêu chiến lược nhưng chậm có giải pháp khắc phục. Thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ đầu ngành, cán bộ có trình độ cao, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp nảy sinh nhất là ở lĩnh vực quản lý tài chính, tiền tệ, thông tin – văn hóa, tôn giáo… Chất lượng đôi ngũ không đồng đều, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ còn xảy ra ở nhiều nơi. Nhiều cán bộ thích làm việc trong các cơ quan chính quyền, ở các bộ, ngành kinh tế, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, ở các đô thị, thành phố lớn ngại làm việc trong lĩnh vực công tác đảng, đoàn thể, địa bàn ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khó khăn. Một số cán bộ trẻ thiếu năng lực, ý chí, bản lĩnh, thiếu tính chiến đấu và khả năng tiếp nhận cái mới, thụ động, ỷ lại. Chính sách cán bộ thiếu cơ chế phát hiện, thu hút, tuyển chọn, đào tạo nhân tài dẫn đến “chảy máu chất xám” trong một số ngành. Nhiều cơ chế, chính sách chậm đổi mới còn cào bằng, thậm chí lạc hậu thiếu động lực, kìm hãm sự phát triển làm nản lòng cán bộ,
làm thui chột tài năng, tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội có xu hướng gia tăng và việc giàu lên nhanh chóng của một bộ phận cán bộ gây tâm lý băn khoăn, lo lắng, làm giảm niềm tin và sự phấn đấu của đội ngũ cán bộ…