Bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thử thách, kiên định con đường cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 56 - 59)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.3. Bản lĩnh đƣơng đầu và vƣợt qua khó khăn, thử thách

2.3.1. Bản lĩnh vượt qua những khó khăn, thử thách, kiên định con đường cách

đường cách mạng đã lựa chọn.

Trong quá trình hoạt động thực tiễn sôi nổi của mình. Con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, đó không phải là một con đường bằng phẳng mà là con đường đầy khó khăn, trắc trở thậm chí là mất mát, hy sinh nhưng bằng ý chí và nghị lưc phi thường của mình, Hồ Chí Minh đã vượt qua tất cả, vẫn kiên trì và giữ vững lập trường cách mạng của mình, dù đôi lúc bị hiểu lầm, bị chỉ trích nhưng Người vẫn kiên định với lựa chọn của mình và thực tiễn lịch sử đã chứng minh, những quan điểm của Người về cách mạng Việt Nam là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn.

Trong giai đoạn từ 1911 đến 1930, là những năm đầu tiên Hồ Chí Minh ra nước ngoài hoạt động, Người đã gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, trong tìm kiếm việc làm, trong học tập ngoại ngữ và trong quá trình gia nhập các tổ chức chính trị ở các nước chính quốc. Dù vậy, với nghị lực của mình, Hồ Chí Minh đã vượt qua tất cả những khó khăn, thử thách, tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Người cũng tham gia sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu những năm 1930.

Trong những năm từ 1930 đến 1938, Hồ Chí Minh bị Quốc tế Cộng sản hiểu lầm, bị quy chụp là “chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi” và không giao cho Nguyễn Ái Quốc bất kỳ nhiệm vụ gì, nguyên nhân bắt nguồn từ khuynh hướng tả khuynh tồn tại trong Quốc tế Cộng sản những năm 30 của thế kỷ

XX, Nguyễn Ái Quốc bị Quốc tế Cộng sản coi là “hữu khuynh”, dân tộc chủ nghĩa. Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, với quan niệm Đông Dương có ba quốc gia, dân tộc, tuy có chung kẻ thù nhưng hoàn cảnh lịch sử, đặc điểm mỗi quốc gia, dân tộc là khác nhau nên phải thành lập các Đảng cách mạng riêng cho từng quốc gia, dân tộc. Người đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Quốc tế Cộng sản cho rằng, đặt tên Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện tư tưởng hẹp hòi, cô độc, rằng ba nước ở Đông Dương có đặc điểm, tình hình giống nhau vì Quốc tế Cộng sản cho rằng Đông Dương là một xứ thuộc Pháp nên ở đó chỉ thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất là Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì (10/1930) cũng nhận định việc đặt tên là Đảng Cộng sản Việt Nam là không đúng vì tên gọi đó không bao gồm được Cao Miên và Lào. Xuất phát từ quan điểm cho rằng: Ba nước Đông Dương tuy tiếng nói và phong tục khác nhau nhưng về mặt chính trị và kinh tế thì cần phải liên lạc mật thiết với nhau. Vì vậy, Hội nghị thực hiện theo chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, quyết định bỏ tên Đảng Cộng sản Việt Nam và lấy tên mới là Đông Dương cộng sản đảng.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo vào tháng 2/1930 là một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo đã hoạch định con đường phát triển của cách mạng Việt Nam từ cách mạng giải phóng dân tộc và đi lên chủ ngĩa xã hội. Con đường cách mạng Việt Nam sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tùy theo điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ cách mạng. Phương hướng phát triển là: “Tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” [35, tr. 1]. Trong đó, giai đoạn “Tư sản dân quyền cách mạng” là giai đoạn có nhiệm vụ

là giải phóng dân tộc, chống đế quốc giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. “Thổ địa cách mạng” là một giai đoạn với nhiệm vụ chiến lược là cách mạng ruộng đất. “Đi tới xã hội cộng sản” là giai đoạn phát triển tiếp theo, sau khi giành được độc lập dân tộc sẽ tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh cũng chủ trương lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc. Sự hoạch định đường lối phát triển của cách mạng Việt Nam được vạch ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là hoàn toàn đúng đắn và khoa học, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của một nước thuộc địa ở phương Đông như Việt Nam.

Tuy nhiên, những quan điểm Nguyễn Ái Quốc nêu ra ở Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đầu những năm 1930 không được Quốc tế Cộng sản chấp nhận thậm chí bị chỉ trích gay gắt. Với quan điểm Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã phạm sai lầm chính trị rất nguy hiểm vì chỉ lo đến việc phản đế mà quên mất lợi ích đấu tranh giai cấp nên Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thủ tiêu Chánh cương, Sách lược của Đảng thay vào đó là chiến lược đấu tranh giai cấp thể hiện trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do Trần Phú soạn thảo vào tháng 10/1930.

Những quan điểm về chiến lược giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc nêu ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã bị bác bỏ, không nhận được sự đồng thuận của Quốc tế Cộng sản suốt những năm từ 1930 đến 1938.

Trong những năm từ 1931 – 1935, con đường hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn, trắc trở nhưng bằng ý chí mạnh mẽ và bản lĩnh chính trị vững vàng, Người đã dũng cảm và khéo léo vượt qua những khó khăn, thử thách và giữ vững lập trường cách mạng của mình. Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Anh bắt giam trái phép tại Hồng Công (Trung Quốc). Nhờ sự giúp đỡ tận tình của gia đình luật sư Lodoby,

Nguyễn Ái Quốc đã thoát khỏi nhà tù đế quốc và đến Matxcova vào tháng 6 năm 1934 nhưng bị Quốc tế Cộng sản nghi ngờ vì dễ dàng thoát khỏi nhà ngục của đế quốc. Vì sự ngờ vực này mà Quốc tế cộng sản không giao cho Nguyễn Ái Quốc bất cứ nhiệm vụ gì và nhiều lần Người đề nghị được về công tác tại Đông Dương nhưng đều bị trì hoãn. Đến tháng 6 năm 1938, sau nhiều năm không được hoạt động, Nguyễn Ái Quốc đề nghị với Quốc tế Cộng sản “đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và như là sống bên cạnh, ở ngoài của Đảng” [35, tr. 117] xin về nước hoạt động và được Quốc tế Cộng sản đồng ý. Người rời Matxcova đến Trung Quốc và đặt chân về đất nước sau 30 năm dài xa cách vào đầu năm 1941. Với bản lĩnh kiên cường, kiên quyết bám sát thực tiễn Việt Nam, không giáo điều, tháng 5 năm 1941, Người chủ trì Hội nghị lần thứ Tám của Ban chấp hành Trung Ương Đảng. Kể từ đây, Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, lãnh đạo toàn dân làm nên thành công của cách mạng tháng Tám và trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, có những thời điểm Nguyễn Ái Quốc bị chỉ trích, hiểu lầm, bị phê phán gay gắt nhưng Người luôn bình tĩnh, sáng suốt và kiên trì giữ vững lập trường cách mạng của mình. Với dũng khí và trí tuệ, ý chí, nghị lực và bản lĩnh phi thường, Hồ Chí Minh đã đấu tranh quyết liệt, bền bỉ để vượt qua những khó khăn, thử thách giành thắng lợi cho cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)