Những “căn bệnh” cần loại bỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 80 - 93)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

3.2. Xây dựng những phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên hiện

3.2.2. Những “căn bệnh” cần loại bỏ

Sự tha hóa về đạo đức sẽ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Trong đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái các quan điểm của Đảng, không còn hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, không làm tròn trách nhiệm được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, hám danh, tham nhũng, bè phái, cục bộ, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn, cảm xúc của nhân dân. Từ nhận thức, tư tưởng sẽ dẫn đến hành động. Từ suy thoái về tư tưởng, đạo đức sẽ dân đến “tự suy thoái”, “tự chuyển hóa”, nhận thức không đúng, không rèn luyện ý chí và đạo đức cách mạng có thể dẫn đến việc tiếp tay hay cấu kết với các thế lực thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta. Chính bởi vậy, giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ Đảng viên theo tư tưởng, phong cách, tấm gương Hồ Chí Minh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bên cạnh việc xây dựng và rèn luyện những phẩm chất chính trị cần chỉ ra những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” để xây dựng đội ngũ cán bộ có trí tuệ, đạo đức, bản lĩnh góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Một số biểu hiện tiêu cực cần loại bỏ, đó là:

Thứ nhất, bệnh tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu: Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan liêu là thứ giặc nội xâm thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người chỉ rõ bản chất của tham ô là lấy của công làm của tư,

là gian lận, tham lam, tham ô là trộm cướp. Tham ô là người có chức vụ chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công dân thành tài sản riêng của mình, đó là hành vi tham lam, lấy của công làm của riêng, đối với người có chức vụ, quyền hạn, đó là hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, của nhân dân làm lợi cho bản thân mình. Lãng phí là lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của của Nhà nước, của nhân dân. Khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nhân dân còn nghèo thì hành vi lãng phí là hành vi đáng lên án gay gắt, chính bởi vậy, chống lãng phí là hành vi tiết kiệm, là quốc sách của mọi quốc gia. Quan liêu là hành vi quan cách, hách dịch, thiếu dân chủ, chỉ biết mệnh lệnh hành chính, những công việc quan trọng thì không đến tận nơi để xem xét tình hình thực tế, chỉ biết xem báo cáo, giấy tờ chứ không kiểm tra đến nơi, đến chốn dẫn đến thái độ thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn và bức xúc của nhân dân…gây bức xúc, giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, mối quan hệ giữa Đảng với dân luôn được coi là mối quan hệ máu thịt, dân như cá, Đảng như nước, mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời. Chính bởi vậy phải khắc phục bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu, phải có mối quan hệ chặt chẽ với dân, lắng nghe ý kiến của dân, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của dân để đề ra chủ trương, chính sách đáp ứng nguyện vọng của dân đồng thời phải biết đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của dân, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.

Thứ hai, tư túng, kéo bè kéo cánh, “lợi ích nhóm”: Đây là những biểu hiện làm mất đoàn kết trong tổ chức. Từ kéo bè, kéo cánh sẽ dẫn đến chia rẽ, phân công công việc vì người thân quen, bè bạn, người cùng hội cùng thuyền chứ không trọng dụng nhân tài. Công tác cán bộ là công việc gốc của Đảng, nếu công tác cán bộ chỉ dựa vào các mối quan hệ ruột thịt, hậu duệ, tiền tệ, quan hệ rồi “chạy chức”, “chạy quyền” sẽ dẫn đến chia rẽ, bè phái, kéo bè kéo

cánh sẽ gây mất đoàn kết trong nội bộ tổ chức, mất tình đoàn kết, thân ái giữa cộng sự với nhau, nếu kéo bè, kéo cánh cùng thực hiện những việc làm sai trái vì “lợi ích nhóm” sẽ gây tổn thất lớn về uy tín và ngân sách của Đảng và Nhà nước, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích nhóm là sự cấu kết, mưu cầu riêng trên cơ sở lợi ích chung của xã hội, Nhà nước và của tập thể. Hiện nay, lợi ích nhóm có một số biểu hiện như: các quan chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để móc nối, thông đồng với nhau để lách luật hay vi phạm luật nhằm tham nhũng, trục lợi, cụ thể như dùng của công để biếu xén lẫn nhau, sử dụng các biện pháp để chuyển tài sản nhà nước, tập thể sang cho cá nhân hay dùng mọi thủ đoạn để tham nhũng công quỹ. Lợi ích nhóm còn thể hiện ở sự móc ngoặc giữa một số quan chức nhà nước với các đại gia, doanh nghiệp để hợp thức hóa việc ăn cắp, tham nhũng của công làm giàu cho cá nhân hay một nhóm, sự móc nối giữa các doanh nghiệp với nhau và quan chức có chức quyền để giành những gói thầu, những khoản ưu đãi từ tiền công quỹ, chạy chức, chạy quyền bằng cách mua bán, đút lót, hối lộ để một số thành phần không đủ đức, đủ tài leo cao, chui sâu trong hàng ngũ của Đảng. Kéo bè, kéo cánh vì lợi ích nhóm làm thất thoát tài sản của dân, của nước, nhiều chính sách đưa ra chỉ vì lợi ích của một nhóm người chứ không vì lợi ích của tập thể, của số đông gây mất đoàn kết trong nội bộ, bức xúc trong xã hội làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, đe dọa sự phát triển của đất nước và sự tồn vong của chế độ theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thứ ba, bệnh “công thần”, kiêu ngạo cộng sản. Đây là căn bệnh đã được V.I. Lê nin và Chủ tịch Hồ Chí Minh cảnh báo từ lâu. Kiêu ngạo nghĩa là tự cao, tự đại hay lên mặt, ưa những người tâng bốc, khen ngợi mình, hay sai khiến người khác, việc gì cũng nghĩ mình giỏi giang không cần học hỏi người khác gây ra chia rẽ, kéo bè kéo cánh. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn

dặn mỗi cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, tránh những căn bệnh ấy, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời khi đương chức cũng như khi nghỉ hưu. Thế nhưng vẫn có những người xao nhãng, để những căn bệnh ấy không chỉ làm méo mó hình ảnh, nhân cách, vinh quang của chính họ mà còn tạo ra dư luận xấu ảnh hưởng đến niềm tin, tình cảm của nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nhắc đến “bệnh công thần” là: “Cậy mình có một ít thành tích thì tự kiêu, tự đại, cho mình là cứu tinh của dân, “công thần” của Đảng rồi đòi địa vị, danh vọng. Việc to không làm được, việc nhỏ không muốn làm”. “Bệnh công thần” là một căn bệnh nguy hiểm bởi những người mắc căn bệnh này là những cán bộ lãnh đạo trong bộ máy của Đảng, Nhà nước. Họ là những người có công, có đóng góp lớn cho Đảng, Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu đáp ứng yêu cầu của họ thì luật pháp không được đảm bảo tính nghiêm minh, nếu không đáp ứng thì họ “làm loạn”, phá rối gây ra nhiều tác động tiêu cực và nguy hiểm hơn sẽ khiến nội bộ Đảng, Nhà nước bị bất ổn, mất đoàn kết, rối loạn từ bên trong. Thực tế trong thời gian qua đã có một số quan chức cao cấp, thậm chí là Tướng quân đội có những lời nói, hành vi đi ngược lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thậm chí là vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh cũng như uy tín của Đảng. Điều nguy hiểm là không chỉ một bộ phận cán bộ, đảng viên trẻ suy thoái hoang mang, dao động mà còn có những cán bộ, đảng viên kì cựu, thậm chí là cán bộ cấp cao sa sút về tư tưởng, đạo đức, ý chí, nghị lực có những lời nói, hành vi đi ngược lại lợi ích của Đảng, của dân. Những hành vi trên cần phải loại bỏ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Tiểu kết chƣơng 3

Tóm lại, để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh và xây dựng Nhà nước hoạt động hiệu quả là việc làm hết sức khó khăn và lâu dài nhưng việc quan trọng đầu tiên để thực hiện điều đó là phải tích cực xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong quá trình ấy, việc tích cực xây dựng, phát triển những phẩm chất tốt đẹp và chống những biểu hiện tiêu cực, suy thoái luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, xây luôn đi đôi với chống. Trong việc xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện những phẩm chất chính trị tốt đẹp nhất thiết phải tích cực chống những biểu hiện phi đạo đức, sai trái với những yêu cầu của đạo đức cách mạng, đó là sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tham ô, lãng phí, quan liêu, chủ nghĩa cá nhân…tích cực hưởng ứng và thực hiện học tập, làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm tiến hành ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh xứng đáng với niềm tin yêu và sự mong mỏi của nhân dân.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất. Cả cuộc đời Người đã chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Từ tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, Người đã ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân và quá trình khổ luyện thực tiễn đã hình thành những phẩm chất tiêu biểu của một nhà hoạt động chính trị, lãnh tụ chính trị Hồ Chí Minh, đó là tình cảm yêu nước, thương dân tha thiết, là trí tuệ nhanh nhẹn, sắc bén, nắm bắt nhanh chóng những xu thế của thời đại, là khả năng tổng kết lý luận và thực tiễn, khả năng dự báo tương lai, là ý chí và bản lĩnh mạnh mẽ…đã khiến cho Chủ tịch Hồ Chí Minh có ảnh hưởng mạnh mẽ, có sức hấp dẫn, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng con người, không chỉ là giải phóng cho dân tộc Việt nam mà còn giải phóng cho nhân loại.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước, trong đó có những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế…dẫn đến tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên diễn biến phức tạp, Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh: “Sự suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, thay đổi khó lường đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp không chỉ có “tâm” để quyết tâm đưa đất nước phát triển mà còn phải có

“tầm” nhìn xa trông rộng để nhận thức rõ cơ hội và thách thức, điểm mạnh và điểm yếu để tìm ra con đường, mô hình, phương thức tối ưu đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trước những yêu cầu của tình hình mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải tích cực nghiên cứu, học tập tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, quan trọng hơn cả là học tập những phẩm chất chính trị tiêu biểu của nhà chính trị Hồ Chí Minh để không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản thân, xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ trung thành của nhân dân, để giữ vững thành quả cách mạng, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Ngọc Anh (2017), Hồ Chí Minh nhà dự báo chiến lược, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

2. Phạm Ngọc Anh, Hoàng Trang (2008), Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ Đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Phạm Ngọc Anh, PGS. TS. Bùi Đình Phong (2009), Hồ Chí Minh văn hóa và phát triển, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội

4. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 5. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Giới thiệu một số tác phẩm của Chủ

tịch Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.

6. Ban Tuyên giáo Trung ương (2015), Hồ Chí Minh về suốt đời phấn đấu cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, làm người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân, đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Ban Tuyên giáo Trung ương (2017), Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội

8. Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Hoàng Chí Bảo (2014), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

10. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2006), Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

11. Trần Thái Bình (2007), Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách lớn, Nxb Trẻ, Thành Phố Hồ Chí Minh.

12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Trường Chinh (1991), Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Thanh Dung (2016), Tư duy chính trị Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2011 - 2015, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 56, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2018), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Nguyễn Đức Đạt (2005), Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu, nước mạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

23. Phạm Văn Đồng (1998), Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 80 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)