Khoan dung, độ lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1. Yêu thƣơng con ngƣời và quyết tâm giải phóng con ngƣời

2.1.3. Khoan dung, độ lượng

Hồ Chí Minh cho rằng, phàm là con người ai cũng có chỗ tốt, xấu, hay, dở, thiện, ác….vì vậy, với mỗi người, chúng ta phải mở lòng khoan thứ để phần tốt ở mỗi con người được phát huy, phát triển còn phần xấu phai mờ đi. Người nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải làm cho phần tốt của mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân còn phần xấu mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng”[47, tr. 672]. Lòng khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh là khoan dung đối với những người lầm lỗi, phạm tội, khoan dung với mỗi người dân Việt Nam và khoan dung đối với cả kiều dân ở nước ngoài, thậm chí là khoan dung với cả kẻ thù của dân tộc. Lòng nhân ái, khoan dung tuyệt vời của Hồ Chí Minh đã được thể hiện nổi bật trong giai đoạn sau năm 1945. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đã có những đối xử nhân hậu với cựu hoàng Bảo Đại và gia tộc nhà Nguyễn. Ngay sau khi Bảo Đại vừa làm lễ thoái vị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi công điện vào Huế, thay mặt Chính phủ lâm thời mời ông Vĩnh Thụy ra làm cố vấn tối cao cho Chính phủ. Người thân mật tiếp ông cố vấn tại Bắc Bộ phủ rồi lại đích thân đến thăm ông ta tại nhà riêng, khoác cánh tay Vĩnh Thụy vừa đi vừa nói chuyện trong sân tạo ra một hình ảnh đoàn kết dân tộc chưa từng có trong lịch sử giữa một lãnh tụ cách mạng lão thành với một ông vua trẻ tuổi vừa thoái vị. Thái độ bao dung, nhân ái của Chủ tịch Hồ Chí Minh khiến Vĩnh Thụy vô cùng xúc động và sung sướng. Ông ta đã viết thư khoe với mẹ, bà Từ Cung rằng ông được Cụ Chủ tịch, vị lãnh đạo tối cao của cách mạng “thương như con”. Nhân dân cố đô Huế lúc đó cũng đã biết rộng rãi về sự quan tâm chu đáo và sự đối xử nhân hậu của cụ Chủ tịch đối với hoàng tộc.

Với tinh thần nhân văn cao cả và trong sáng, trên đất Huế, ngoài con cháu hoàng tộc còn có nhiều trí thức lớn, nhiều quan lại cũ của triều đình

Huế. Họ đã được Cụ Hồ cảm hóa, xóa bỏ mặc cảm nhanh chóng tập hợp dưới ngọn cờ đoàn kết của chủ tịch Hồ Chí Minh và sau này đa số họ đã gắn bó, thủy chung với cách mạng.

Đối với những người đã làm việc trong bộ máy chính quyền cũ, Người cũng bỏ qua quá khứ, thể hiện một tinh thần khoan dung, độ lượng hiếm có, thông cảm với hoàn cảnh của họ, mạnh dạn khai thác, sử dụng những tài năng có thể, động viên họ tham gia vào những việc ích quốc, lợi dân. Nhờ tầm nhìn xa, trông rộng và tấm lòng nhân ái bao la, Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những đã mời được những nhân sĩ, trí thức có danh vọng như các cụ: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố…tham gia Chính phủ mới mà còn mạnh dạn sử dụng những thượng thư, đại thần của triều đình Huế như các cụ: Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe…vào những chức vụ quan trọng của chính quyền nhân dân. Người từng nói: Chỉ sợ lòng mình không rộng chứ không sợ người ta không theo mình.

Ngay cả đối với những người lầm lạc, thậm chí đối lập, Người vẫn đối xử với một tấm lòng độ lượng, khoan dung, không muốn một ai đứng ngoài có thể để kẻ thù lôi kéo, lợi dụng. Sau lễ ra mắt Chính phủ lâm thời vài ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử ông Hoàng Minh Giám đi tìm Trần Trọng Kim, nghe nói vừa mới ra Hà Nội, nhưng tiếc rằng khi tìm đến nơi thì ông đã rời Hà Nội. Cũng thời gian đó, bằng quyết định cá nhân, Người quyết định trả tự do cho Ngô Đình Diệm, khi đó bị chính quyền địa phương bắt đưa về giam tại Hà Nội. Sau đó, Người đã tiếp Ngô Đình Diệm sau khi ông ta được trả tự do và mời ông ta hợp tác với Chính phủ nhưng với đầu óc thâm thù cách mạng, ông ta đã từ chối.

Tiêu biểu cho tinh thần khoan dung Hồ Chí Minh, đó là lời tuyên bố của Người về cái chết của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh, một cái chết sám hối để trả giá cho sự lầm lạc của ông ta khi đứng ra nhận làm Thủ tướng cho chính phủ

bù nhìn do Pháp dựng lên ở Nam Bộ. Người nói: Về chính trị, ông Nguyễn Văn Thinh đã đi lầm đường nên bị cô lập, nhưng ông chết đi thì dù sao đất nước Việt Nam cũng mất đi một bác sĩ mà nước Việt Nam đang cần những nhân tài như ông để kiến thiết.

Giai đoạn sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công là giai đoạn thể hiện nổi bật tấm lòng nhân ái, bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tinh thần khoan dung, độ lượng và những hoạt động cách mạng không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã tập hợp rộng rãi được khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm cô lập triệt để bọn đế quốc xâm lược, hạn chế hoạt động chia rẽ của bọn phản cách mạng tạo nên sức mạnh dân tộc to lớn, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ nước nhà.

Lòng khoan dung, độ lượng của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở mục đích sử dụng bao lực cách mạng trong đấu tranh cách mạng của Hồ Chí Minh. Người cho rằng, mục đích của bạo lực cách mạng là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, quần chúng nhân dân sử dụng bạo lực để tự giải phóng mình. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng luôn kết hợp với tư tưởng nhân đạo, hòa bình. Trong thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn sử dụng biện pháp hòa bình, thậm chí là nhân nhượng để giữ gìn hòa bình và nố lực cứu vãn hòa bình bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao. Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trước sự chống phá của các thế lực thù địch, đặc biệt là quân Pháp, Hồ Chí Minh đã chủ động chuyển mối quan hệ với Pháp từ đối đầu quân sự sang đối thoại hòa bình. Thiện chí của Hồ Chí Minh đã thể hiện rõ ở việc chủ động ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 06/03/1946, đồng thời tiến hành đàm phán và nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi với hy vọng giải quyết xung đột với Pháp bằng biện pháp hòa bình, tránh xung đột về quân sự,

kể cả chấp nhận tham gia Hội Liên hiệp Pháp. Nhưng tiếc rằng chính phủ Pháp đã không chấp nhận thiện chí của Chính phủ Hồ Chí Minh và khi cảm thấy không thể nhân nhượng được nữa thì Hồ Chí Minh kiên quyết phát động chiến tranh để giữ vững nền độc lập dân tộc. Người khẳng định rằng: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng mọi cách. Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm” [36, tr. 526]. Khi chiến tranh xảy ra, Hồ Chí Minh vẫn kiên trì sử dụng các biện pháp ngoại giao nhằm phản đối chiến tranh, tìm mọi cách để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, giảm thiểu những mất mát, hy sinh của dân tộc. Đối với những tù binh chiến tranh, Hồ Chí Minh chủ trương đối xử nhân đạo theo công ước quốc tế. Hồ Chí Minh luôn trân trọng con người, Người nói:

“ Trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người” [36, tr. 510]. Đó thật sự là tư tưởng nhân văn, nhân đạo của một nhà hoạt động chính trị tiêu biểu, luôn yêu thương và trân quý con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)