Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 50 - 52)

CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.2. Năng lực dự báo chính trị

2.2.1. Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo

Kế thừa chủ nghĩa yêu nước, những tài năng thiên bẩm dược hình thành từ gia đình, quê hương, đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện rực rỡ nhất của trí tuệ Việt Nam. Thiên tài trí tuệ Hồ Chí Minh đã được thừa hưởng từ cha ông trí thông minh xuất chúng được bộc lộ ngay từ nhỏ trong học tập, ứng xử và đối đáp thơ văn. Trí thông minh đó tạo nên ở người thanh nên Nguyễn Tất thành một đầu óc quan sát, phân tích, phê phán rất tinh tường, một tinh thần hoài nghi để khám phá, một bản lĩnh độc lập, tự chủ trong tư duy.

Thiên tài trí tuệ Hồ Chí Minh trước hết thể hiện qua quá trình Người tìm hiểu phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Mặc dù rất khâm phục các bậc tiền bối nhưng Hồ Chí Minh không hoàn toàn tán thành cách làm của họ và rút ra nhận xét của bản thân rằng: Con đường của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau” còn con đường của cụ Phan Châu Trinh chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương” nên phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản không dẫn đến thành công. Nguyễn Tất Thành đã lựa chọn con đường rất khác so với cha ông, đó là con đường sang phương Tây, sang Pháp, sau khi tìm hiểu xem họ làm thế nào rồi sẽ quay trở lại giúp đồng bào của mình.

Trong hành trình bôn ba tìm đường cứu nước, một hành trình dài đầy khó khăn, vất vả và hy sinh. Với ý chí, nghị lực phi thường cùng với tư duy độc lập, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã tham gia tìm tòi, khảo nghiệm các cuộc cách mạng tiêu biểu của nhân loại trong đó có cách mạng Mỹ năm 1776 và cách mạng Pháp năm 1789, Người đã rút ra nhận xét: “ Cách mạng Pháp cũng

như cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạng thành công nhưng thành công không đến nơi, tiếng là cộng hòa, dân chủ nhưng trong thì tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa, cách mạng đã thành công hơn 100 năm rồi nhưng dân chúng vẫn mưu tính làm cách mạng lần nữa …” [34, tr. 296]. Rồi Người tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và nhận thấy: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng quyền tự do, hạnh phúc thật sự” [34, tr. 304]. Xuất phát từ thực tiễn hoàn cảnh trong nước và thế giới, cùng với tư duy sáng tạo của mình, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng Nguyễn Ái Quốc là một nhà Mácxít sáng tạo, Người cho rằng: Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời ở châu Âu nhưng Châu Âu không phải là cả thế giới…và chủ nghĩa xã hội có thể thâm nhập vào châu Á, vào phương Đông dễ hơn Châu Âu. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn Việt Nam và góp phần làm phong phú thêm khi tàng lý luận Mác Lênin những luận điểm mới về việc vận dụng chủ nghĩa Mác Lê nin ở một nước thuộc địa.

Trong những tháng năm hoạt động ở nước ngoài, trí tuệ hơn người của Hồ Chí Minh đã có điều kiện để rèn luyện và phát triển. Người có những năng lực phi thường và trí thông minh sắc sảo, nhạy bén với cái mới, trí tuệ uyên bác và kiến thức sâu rộng. Đi đến nhiều quốc gia, châu lục, có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, Người tự học ngoại ngữ và thông thạo sáu ngoại ngữ và biết nhiều ngoại ngữ khác, Người biết đón nhận những chuyển biến tích cực của thế giới và kế thừa những thành tựu của văn hóa nhân loại và vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, Người sang nước ngoài với tư cách của một người lao động, Người dấn thân, thâm nhập đời sống của nhân dân lao động, không chỉ đời sống của nhân dân lao động

Việt Nam mà cả đời sống của nhân dân lao động ở khắp các châu lục, không phải chỉ ở các nước thuộc địa mà ở cả chính quốc. Từ đó, Hồ Chí Minh có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về đời sống con người lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là sự khốn cùng của nhân dân các nước thuộc địa dưới sự áp bức, bóc lột của thực dân đế quốc. Nhờ có tư duy sâu sắc, toàn diện Người đã nhận ra nhân dân lao động dù ở chính quốc hay thuộc địa đều khốn khổ như nhau và Người đã hoạt động đấu tranh cách mạng sôi nổi trong phong trào công nhân và phong trào giải phóng các dân tộc thuộc địa trên thế giới.

Sức hấp dẫn của Hồ Chí Minh do nhiều yếu tố nhưng trước hết là sự tỏa sáng về trí tuệ. Nhà văn Nga Ô. Mandenxtam ngay từ những năm 1923, khi được gặp Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra nhận xét: “ Dáng dấp của người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị…Từ Nguyễn Ái Quốc tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai…Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh của tình hữu ái toàn thế giới”. Đó chính là một con người có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và chính trị, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, vừa thể hiện những giá trị mang tính chất nhân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhà chính trị hồ chí minh những phẩm chất cơ bản (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)