CHƢƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
2.3. Bản lĩnh đƣơng đầu và vƣợt qua khó khăn, thử thách
2.3.2. Bản lĩnh kiên quyết đấu tranh để giữ vững nền độc lập dân tộc
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ý chí và bản lĩnh của cả dân tộc Việt Nam đã được Người khẳng định trong câu nói: “Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.[38, tr. 587]
Trong giai đoạn 1945 – 1946, với những quyết sách chính trị khéo léo, linh hoạt, uyển chuyển đồng thời cũng thể hiện bản lĩnh trí tuệ tuyệt vời của Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ và giữ vững những thành quả cách mạng đã đạt được sau cách mạng tháng 8 năm 1945.
Thứ nhất, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng nhanh chóng bắt tay vào xây dựng một nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, hợp pháp, hợp hiến. Ngày 6/1/1946, Việt Nam đã tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa đầu tiên của Nước Việt Nam độc lập trên phạm vi toàn quốc bất chấp sự phá hoại của các lực lượng phản động và sự chống phá của thực dân Pháp. Cuộc tổng tuyển cử diễn ra thành công, 333 đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên đã được bầu ra. Cũng trong năm 1946, tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa I (từ 28/10/1946 đến 9/11/1946) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh là trưởng ban chỉ đạo soạn thảo Hiến pháp. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn trong vòng hơn 6 tháng từ khi ra đời, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã có chính phủ chính thức và Hiến pháp được thông qua. Đó thực sự là những bằng chứng mang tính pháp lý khẳng định nền độc lập của dân tộc Việt Nam theo đúng thông lệ quốc tế. Với bản lĩnh trí tuệ và sự nỗ lực không mệt mỏi của Hồ Chí Minh, chính quyền hợp pháp, hợp hiến do Người tổ chức, lãnh đạo đã được nhân dân yêu nước thừa nhận là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đấu tranh cho nền độc lập dân tộc, được nhân dân tin yêu và ủng hộ.
Thứ hai, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để chống giặc đói, giặc dốt và xây dựng đời sống văn hóa mới. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta đã giành được độc lập, tự do nhưng phải gánh chịu những
hậu quả do chế độ thực dân để lại. Hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. Để chống giặc đói, Hồ Chí Minh chủ trương đề nghị Chính phủ phát động chiến dịch tăng gia sản xuất và quyên góp để cứu đói. Người kêu gọi: “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là khẩu hiệu của ta ngày nay. Đó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập”[36, tr. 135]. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng phát động phong trào: “Hũ gạo cứu đói” , “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn ăn 3 bữa, đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu đói dân nghèo” [36, tr. 33]. Nhờ những biện pháp đó, chúng ta đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo để cứu đói cho dân nghèo.
Để giải quyết giặc dốt, Hồ Chí Minh và Chính phủ đã phát động chiến dịch “chống giặc dốt” để chống nạn mù chữ và nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh rằng : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, để chống giặc dốt phải phát động phong trào Bình dân học vụ rộng rãi, với tinh thần: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ…giúp cho đồng bào thất học. Những người chưa biết chữ hãy gắng sức học đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ bảo, các người giàu có thì mở lớp ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm, láng giềng, các chủ ấp, đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình.” [36, tr. 41]. Bình dân học vụ đã dấy lên tinh thần say mê học chữ từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến miền núi. Trước đó, hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc ngữ đã để lại cho phong trào nhiều kinh nghiệm cũng như lực lượng trí thức tình nguyện tham gia dạy học cho nhân dân. Công nhân học trong xưởng thợ, thương binh học ở an dưỡng đường, ngư dân học ngay trên thuyền chài,
nông dân học trên cánh đồng, sân đình chùa, gốc đa, bến nước, trẻ nhỏ học trên lưng trâu. Người dân ban ngày đi làm, ban đêm thắp đèn dầu, đốt đuốc đến lớp. Chỉ trong một năm, từ tháng 8/1945 đến tháng 8/1946, Bình dân học vụ đã khiến nạn dốt từng bước được đẩy lùi.
Ngoài việc đề ra chủ trương đẩy lùi nạn đói, nạn dốt, Hồ Chí Minh và Đảng ta còn chủ trương giáo dục lại đời sống cho nhân dân vì Thực dân Pháp đã hủ hóa dân tộc ta bằng những thói hư, tật xấu nên phải giáo dục lại cho nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa mới xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Người từng căn dặn những cán bộ văn hóa rằng: Tôi mong rằng các ngài trong giới văn hóa nhận thấy rõ nhiệm vụ của các ngài trong lúc này là củng cố nền độc lập của dân tộc Việt Nam, sửa soạn và gây dựng cho đất nước một nền văn hóa mới…Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng của quốc dân, đấu tranh cho nền độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới. Cái văn hóa mới này cần phải có tính cách khoa học, tính đại chúng thì mới thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại.
Những chủ trương, biện pháp trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã góp phần bảo vệ nền độc lập và chính quyền cách mạng, đưa đất nước dần thoát khỏi những khó khăn, thử thách để bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ mà chúng ta biết chắc chắn là không thể tránh khỏi.
Thứ ba, bản lĩnh thực hiện sách lược hòa để tiến để giữ vũng nền độc lập dân tộc.
Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa non trẻ vừa mới ra đời đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Nạn đói, nạn dốt, nạn ngoại xâm hành hoành. Khó khăn lớn nhất là chính quyền cách mạng phải đương đầu chống lại những âm mưu, hành động phá hại của các thế lực thù trong, giặc ngoài. Ở miền Bắc có 20 vạn quân Tưởng núp bóng quân đồng minh vào giải giáp
quân đội Nhật với âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ” nhằm tiêu diệt chính quyền cách mạng Việt Nam ngay từ khi còn trong trứng nước đồng thời giúp bọn phản động lập nên chính quyền làm tay sai cho chúng.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào phía Nam, cũng với danh nghĩa quân đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật, quân Anh kéo vào nhằm hỗ trợ Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Chưa bao giờ nước ta phải cùng lúc đấu tranh với nhiều kẻ thù như vậy, tình thế nước nhà lâm vào nguy hiểm, ngặt nghèo, khó khăn chồng chất. Với thiên tài trí tuệ và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua khó khăn, thử thách và giữ vững thành quả cách mạng. Người đã khẳng định: “Vì yêu mến và tin cậy tôi mà đồng bào giao vận mệnh nước nhà, dân tộc cho tôi gánh vác. Phận sự tôi như một người cầm lái, phải chèo chống thế nào để đưa chiếc thuyền Tổ quốc vượt qua những cơn sóng gió mà an toàn đi đến bờ bến hạnh phúc của nhân dân”[36, tr. 191]
Trong nhân nhượng với quân Tưởng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của chúng, tránh để xảy ra xung đột vể quân sự. Chúng ta đã thực hiện sách lược nhân nhượng trên nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập, thống nhất trên nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mặt khác, cố gắng cung cấp đủ lương thực cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, nhường 70 ghế trong Quốc hội cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của Đảng đối lập này làm thành viên của chính phủ liên hiệp. Với sự mềm dẻo, sáng suốt nhưng cũng rất kiên định, những sách lược trên đây đã làm vô hiệu hóa các hoạt động phá hoại, từng bước đẩy lùi và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của địch, đảm bảo cho nhân dân ta có thời gian và tập trung
lực lượng để kháng chiến chống thực dân pháp ở miền Nam. Chính quyền nhân dân được củng cố về mọi mặt.
Ngày 28/2/1946, quân Pháp và quân Tưởng ký Hiệp ước Hoa - Pháp, trong đó Pháp nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi kinh tế của chính quyền Tưởng ở Trung Hoa, ngược lại, quân Tưởng rút quân về nước để Pháp đưa quân ra thay Tưởng ở miền Bắc Việt Nam. Sau khi phân tích tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ ta ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. Hiệp định quy định rằng: Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do có Nghị viện, chính phủ, tài chính, quân đội riêng nằm trong liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp. Việc thống nhất 3 kỳ của nước ta do nhân dân ta quyết định. Việt Nam đồng ý cho 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng, sau 5 năm phải rút hêt quân về nước. Hai bên đình chỉ xung đột ở miền Nam và mở cuộc đàm phán để đi đến ký hiệp định chính thức. Với sách lược hòa để tiến, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã quyết định nhân nhượng với Pháp để nhanh chóng đuổi quân Tưởng về nước, quét sạch bọn tay sai phản động theo chân Tưởng để nhanh chóng tập hợp lực lượng chống lại kẻ thù duy nhất chính là thực dân Pháp.
Tiểu kết chƣơng 2
Những tố chất bẩm sinh được khổ luyện trong thực tiễn hoạt động cách mạng đã dần hình thành nên những phẩm chất tiêu biểu của nhà chính trị Hồ Chí Minh. Với một tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc, với trí tuệ uyên bác với tầm hiểu biết sâu rộng các vấn đề trong nước và quốc tế, với một năng lực tư duy hơn người cùng một ý chí, nghị lực, bản lĩnh phi thường cùng hoạt động trải nghiệm thực tiễn phong phú sôi nổi đã giúp Người không ngừng khảo nghiệm, tìm tòi để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vô sản. Người đã chiến đấu không mệt mỏi cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đạo đức, phong cách, trí tuệ, tầm nhìn vượt trước với ý chí, bản lĩnh kiên định, mạnh mẽ được hòa quyện trong con người của nhà chính trị Hồ Chí Minh. Từ tầm cao trí tuệ và tấm lòng nhân ái cao cả đã đưa đến một bản lĩnh chính trị Hồ Chí Minh và từ bản lĩnh ấy đã mở rộng tầm nhìn, nâng cao tư duy trí tuệ và làm sáng ngời nhân cách cao đẹp của Người. Kết hợp những yếu tố đó đã hình thành nên những phẩm chất của nhà chính trị Hồ Chí Minh, nhà đại nhân, đại trí, đại dũng.
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG PHẨM CHẤT CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
Cán bộ và công tác cán bộ có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Người đã khẳng định rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”[37, tr. 309] hay “Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”[37, tr. 280] hay “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy”, “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”[38, tr. 356]…Thực tiễn cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hơn 89 năm qua đã khẳng định vị trí, vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày này. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu cách mạng trong thời kỳ mới. Hiện nay, trước những yêu cầu của tình hình mới, Đảng đã nhấn mạnh: xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, tích cực đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh,. Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ và “xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức”[18, tr. 202], điều đó thể hiện sự quyết tâm của toàn Đảng trong rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, xây dựng, chỉnh đốn Đảng để Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong tất cả các lĩnh vực. Trước những biến động khó lường về tình hình thế giới, mỗi cán bộ, đảng viên phải có trình độ lý luận và thực
tiễn, có trí tuệ, bản lĩnh để xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.