Phân loại từ láy về kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 26 - 34)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG

2.2. Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt

2.2.1. Phân loại từ láy về kết cấu

2.2.1.1.Phân loại theo số lượng âm tiết a. Từ láy 2 âm tiết

Là những từ láy có 2 âm tiết, gồm láy toàn phần và láy bộ phận, từ láy 2 âm tiết chiếm số lượng nhiều nhất trong hệ thống từ láy tiếng Việt. D a trên mô hình cấu trúc có thể chia từ láy ra các dạng AA, A'A, AA' và dạng aa.

a.1. Dạng AA

Từ láy dạng AA gồm hai âm tiết có âm đầu, vần, thanh điệu giống hệt nhau. Dạng láy này thường thuộc từ loại tính từ, trợ động từ, động từ chỉ hoạt động nội tâm, động từ nhận biết.

Dạng láy tính từ, ví dụ: cao cao, nhanh nhanh, xanh xanh, tròn tròn, êm êm,... Dạng láy động từ chỉ hành động, cử chỉ, ví dụ: cào cào, chớp chớp, vỗ vỗ, lắc lắc,...

Dạng láy động từ chỉ hoạt động nội tâm và động từ nhận biết, ví dụ: thương thương, lo lo, nghi nghi, nhớ nhớ, bực bực,...

Dạng láy danh từ mang tính chất để chỉ số nhiều, có tính lặp lại, ví dụ:nhà nhà, ngày ngày, người người,...

a.2. Dạng A'A

Khi láy một tiếng gốc thành dạng A'A thì âm tiết sau sẽ giữ nguyên từ gốc, thanh điệu của âm tiết trước bị thay đổi (nói cách khác âm tiết sau là tiếng gốc (Khái niệm "tiếng gốc" được lấy trong cuốn "Từ láy trong tiếng Việt" của giáo sư Hoàng Văn Hành, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội: 1985). Từ láy dạng A'A thường dùng với vai trò là tính từ, động từ chỉ hoạt động nội tâm và động từ cảm nhận. Dạng từ láy này có thể xảy ra hai tình huống: Một là chỉ biến đổi về thanh điệu, hai là thanh điệu biến đổi dẫn tới âm cuối của tiếng sau cũng bị biến đổi theo.

- m đầu và vần giữ nguyên, chỉ có thanh điệu bị thay đổi.

Trường hợp này tiếng gốc của từ láy thường mang thanh sắc và thanh nặng, khi láy cần tuân thủ từ đồng âm và quy tắc biến đổi thanh điệu. Khi tiếng gốc mang thanh sắc, lúc láy âm tiết trước sẽ biến đổi thanh điệu thành thanh ngang, còn tiếng gốc mang thanh nặng thì khi láy âm tiết trước sẽ chuyển thành thanh huyền.

Ví dụ: (Tiếng gốc - Từ láy) trắng - trăng trắng, tím - tim tím, bé - be bé, khẽ - khe khẽ, chậm - chầm chậm, nặng - nằng nặng, lạ - là lạ, ngại - ngài ngại, tội - tồi tội,...

Có một số từ vừa có thể láy dạng AA vừa có thể láy dạng A'A, ví dụ: trăng trắng / trắng trắng, đo đỏ / đỏ đỏ, nằng nặng / nặng nặng, ngường ngượng / ngượng ngượng, tồi tội / tội tội, ngài ngại / ngại ngại, đăng đắng / đắng đắng,...

- m đầu giữ nguyên, thanh điệu bị biến đổi làm cho âm cuối bị biến đổi theo. Trường hợp này, thanh điệu của từ láy cũng mang thanh nặng và thanh sắc, nhưng khác với trường hợp trên ở chỗ tiếng gốc nhất định phải có phần âm cuối là âm tắc -ch, -p, -t, -c. Đồng thời để khi phát âm không bị ngượng, khi tiến hành láy từ người Việt thường hay đưa âm tiết phía trước về thanh bằng. Nếu tiếng gốc mang thanh sắc thì sẽ đưa về thanh ngang, nếu tiếng gốc mang thanh nặng thì đưa về thanh huyền, đồng thời đưa âm cuối là âm tắc -ch, -p, -t, -c về âm cuối âm mũ -m/ -nh/ -ng/ -n. Ví dụ: ngọt - ngòn ngọt, nhạt - nhàn nhạt, sát - san sát, phập - phầm phập, thiếp - thiêm thiếp, phớt - phơn phớt, sục - sùng sục, tiếc - tiêng tiếc,...

Tuy nhiên quy tắc biến âm này không phải là tuyệt đối, có một số từ bao gồm cả dạng láy AA, ví dụ: chát chát/ chan chát, khác khác/ khang khác, đẹp đẹp/ đèm đẹp, tiêng tiếc/ tiếc tiếc... Những trường hợp tồn tại song song như vậy thường là

tính từ.

a.3. Dạng AA'

Dạng này âm tiết phía trước giữ nguyên, âm tiết phía sau biến đổi thanh điệu, tức là tiếng gốc đứng đằng trước. Dạng láy này thường ít gặp hơn hai dạng láy trên, đa số là dạng láy tính từ đơn âm tiết. Ngữ âm của từ láy này có các đặc điểm sau:

- m tiết phía trước mang thanh sắc và có âm cuối là -ch/ -p/ -t/ -c, âm tiết phía sau thường biến đổi thành thanh nặng. Ví dụ:sát - sát sạt, khít - khít khịt, xốp - xốp

xộp,...

- m tiết trước mang thanh ngã hoặc mang thanh sắc nhưng âm cuối không phải âm tắc, âm tiết sau thường mang thanh huyền. Ví dụ: cuống - cuống cuồng, nhũn - nhũn nhùn, nhẽo - nhẽo nhèo,...

- m tiết trước mang thanh ngang, âm tiết sau mang thanh hỏi. Ví dụ: im - im ỉm, tưng - tưng tửng, lanh- lanh lảnh,...

Những ví dụ trên cũng có dạng A'A và AA, ví dụ như:đo đỏ, dê dễ, nhùn nhũn, khin khít, rầm rầm, rào rào, xanh xanh, băm băm,...

a.4. Dạng aa

Đây là dạng từ láy bộ phận 2 âm tiết, tức là trong nội bộ từ láy, các âm tiết chỉ âm đầu hoặc vần giống nhau, thanh điệu có thể đổi có thể không. Dạng láy này tương ứng với từ song thanh và từ điệp vần trong tiếng Trung. Vì từ láy bộ phận 2 âm tiết chiếm số lượng lớn trong hệ thống từ láy của tiếng Việt, là cơ sở chính để tạo ra các từ láy 3 âm tiết và 4 âm tiết, khi dịch sang tiếng Trung cũng có thể tìm được từ láy tương ứng. Chính vì vậy, khi nhắc tới từ láy trong tiếng Việt thì không thể bỏ qua dạng láy này. Tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa tìm được chữ cái thích hợp hơn để ký hiệu dạng láy này, nên tạm thời ký hiệu là "aa".

a.4.1. Láy phụ âm đầu dạng aa

Là những từ láy có âm đầu giống nhau, vần khác nhau, thanh điệu có thể giống hoặc không. Dạng này tương đương với từ song thanh trong tiếng Trung. Ví dụ:

-Ồn ào, uể oải, uốn éo,... những từ này đều có hai âm tiết có phụ âm là phụ âm

tắc thanh hầu.

-Bấp bênh, buồn bã, bí bách,...những từ này hai âm tiết đều có âm đầu là b[b].

- Cau có, cao cả, quẩn quanh, què quặt, quấn quýt, kém cỏi, cáu kỉnh,... những

từ này hai âm tiết đều có âm đầu là [k](*).

(*)Trong tiếng việt, c, k, q có phát âm giống nhau, đều là [k], sở dĩ cách viết không giống nhau là do vần phía sau nó khác nhau, như đứng sau chữ cái c chỉ có thể là những vần đơn như a, o, ô, ơ, u, ư và những vần phức có hai âm tiết mà âm tiết đầu tiên là những âm tiết như a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư(ngoại trừ ue), ví dụ như: an, ăn, ân, ong, ông, ơn, un, ưi,... Sau k chỉ có thể là e, ê, i và những vần phức bắt đầu bằng e,

ê, i, như en, ênh, iên. Sau q chỉ có thể là vần có 3 âm tiết mà âm tiết đầu tiên là o (khi viết đều viết là u, ví dụ: oanh-> quanh, oang-> quang...) và những vần có 3 âm tiết mà đứng đầu là uê và u, như uây, và uân,...

- Chậm chạp, chín chắn, chễm chệ, chen chúc,... những từ này có hai âm tiết

đều có âm đầu là ch[c].

- Du dương, dễ dãi, giữ gìn, dấm dúi, giòn giã,... Những từ này có hai âm tiết

đều có âm đầu là d/gi[ ](*).

(*) "d"và "gi" tuy có phát âm khác nhau nhưng ký hiệu theo phiên âm quốc tế đều là [z], nên những âm tiết chưa "d" và "gi" có thể kết hợp với nhau tạo thành từ láy âm.

- Đau đớn, đủng đỉnh, đùn đẩy, đày đọa, đùng đoàng,... Những từ này hai âm

tiết đều có âm đầu là đ[d].

- Gần gũi, gắt gỏng, gập ghềnh, gọn gàng,... hai âm tiết đều có âm đầu g/gh

[ɣ](*).

(*)"g"và "gh" tuy có cách viết khác nhau nhưng cách phát âm giống nhau, ký hiệu theo phiên âm quốc tế đều là [ɣ], nên những âm tiết chứa "g" và "gh" có thể kết hợp với nhau tạo thành từ láy âm.

- Hằn học, hắt hủi, hăng hái, hống hách, hớt hải,... hai âm tiết đều có âm đầu

là h[h].

- Khập khiễng, khấp khểnh, khờ khạo, khúc khuỷu, khẳng khiu, khắc khoải,...

hai âm tiết đều có âm đầu là kh[x].

- Ngu ngơ, ngờ nghệch, ngại ngùng, ngang ngạnh, ngứa ngáy, ngấu nghiến, nghễnh ngãng,... hai âm tiết đều có âm đầu ng/ ngh [ŋ](*).

(*)"ng" và "ngh" tuy là hai âm đầu khác nhau như cách đọc như nhau, ký hiệu như nhau [ŋ], vì thế những từ có âm đầu là "ng" và "ngh" có thể kết hợp với nhau tạo thành từ láy âm đầu.

- Sâu sắc, sặc sụa, sần sùi, sung sướng, sờ soạng,... hai âm tiết đều có âm đầu

là s[s].

- Thảng thốt, thập thò, thút thít, thối tha, thấm thoắt,... hai âm tiết đều có âm

-Trơ trẽn, trớ trêu, trọ trẹ, trồng trọt, trơ trọi,... hai âm tiết đều có âm đầu là tr

[ts].

- Xôn xao, xông xênh, xấu xí, xác xơ, sắc sảo,... hai âm tiết đều có âm đầu là

x[s]

a.4.2. Láy vần dạng aa

Là từ có hai âm tiết trở lên có âm đầu khác nhau, thanh điệu thường giống nhau, vần có thể giống nhau hoàn toàn, cũng có thể âm đệm khác nhau, còn âm chính và âm cuối giống nhau. Dạng láy này tương đương với hiện tượng điệp vần trong tiếng Trung.

Ví dụ:

-Lã chã, giả lả, la cà,... hai âm tiết đều có vần là "a"

-Lẩm bẩm, lầm rầm, âm thầm,...hai âm tiết đều có vần là "âm"

-Lơ ngơ, xớ rớ, lơ mơ, bơ phờ,... hai âm tiết đều có vần là "ơ"

-Sạch bách, lách tách, lạch bạch, lạch cạch,...hai âm tiết đều có vần "ach"

- Đàng hoàng, lằn ngoằn, bải hoải,... hai âm tiết có âm đầu khác nhau, thanh

điệu giống nhau, âm chính và âm cuối của vần giống nhau. b. Từ láy 3 âm tiết

Từ láy 3 âm tiết chiếm số lượng ít nhất trong từ láy tiếng Việt. Theo thống kê của Nguyễn Thiện Giáp có khoảng 40 từ láy ba cả thể, chủ yếu ở các dạng A'A'A, AA'A' và ABB. Trong đó hai dạng A'A'A và AA'A' thường là tính từ.

b.1. Dạng AA'A'

Dạng này có tiếng gốc A đứng đầu tiên, hai âm tiết còn lại có thể biến đổi về thanh điệu hoặc biến đổi về âm cuối hoặc biến đổi cả hai. Dạng láy này thường được tạo ra từ từ láy 2 âm tiết. Ví dụ: (tiếng gốc - dạng AA/A'A/ AA' -dạng AA'A')

Cuống - cuống cuồng - cuống cuồng cuồng Chát - chan chát/ chát chạt - chát chàn chạt Xốp - xốp xộp/ xôm xốp - xốp xồm xộp Sạch - sành sạch - sạch sành sanh

Quác - quang quác - quác quàng quạc,...

sau chỉ biến đổi thanh điệu. 4 ví dụ sau do tiếng gốc có vần là âm tắc -ch, -p, -t, -c, vì vậy hai âm tiết sau vừa biến đổi thanh điệu vừa chuyển vần về âm mũi.

b.2. Dạng A'A'A

Dạng này có đặc điểm là tiếng gốc đứng sau, biến thể đứng trước, số lượng ít hơn dạng AA'A'.

Ví dụ: (tiếng gốc - dạng AA/A'A/ AA' - dạng A'A'A)

Con - con con / cỏn con - cỏn còn con Dưng - dửng dưng - dửng dừng dưng Tưng - tưng tưng - tửng từng tưng Ti - ti ti / tí ti - tị tì ti

b.3. Dạng ABB

Cấu trúc nội bộ của dạng láy ABB là: âm tiết trước là từ căn A, hai âm tiết sau BB là thành phần bổ sung cho từ láy. Theo tiến sĩ Ngô Thị Huệ trong bài nghiên cứu "Phân tích đối chiếu cấu trúc dạng láy ABB giữa tiếng Việt và tiếng Trung", từ căn A chủ yếu là tính từ (96% trong tiếng Việt và 68.12% trong tiếng Trung). Còn BB có thể là tính từ hoặc phó từ, thuộc từ láy hoàn toàn không xác định yếu tố gốc. Quy luật ngữ âm của BB cũng tuân thủ quy luật ngữ âm về từ láy hoàn toàn không xác định yếu tố gốc (quy luật láy hai âm tiết đã kể trên).

Trường hợp thứ nhất: ABB = AB + B. Dạng từ láy này đa phần là tính từ chỉ trạng thái, có thể phân tích thành tính từ 2 âm tiết AB và yếu tố láy âm B.

Ví dụ: (AB - ABB) thơm phức - thơm phưng phức, nóng hổi - nóng hôi hổi, khô khốc - khô không khốc, đen sì - đen sì sì, bé ti - bé tí ti,...

Trong một số trường hợp không thể phân thành AB+B, ví dụ: sáng vằng vặc,

không có cách nói “sáng vặc”. Ví dụ: "đông nườm nượp", không nói “đông nượp”, nói“nóng hầm hập”, mà không thể nói “nóng hập” được.

Trường hợp thứ hai: ABB=A+BB. Động từ đơn âm tiết kết hợp với thành phần bổ sung, cụm BB khi đứng một mình thường không xác định nghĩa mà phải căn cứ vào nghĩa tiếng gốc ở phía trước.

Ví dụ: cười ha hả, ngã xoành xoạch, khóc ngằn ngặt, làm hùng hục, mắng xơi xơi,...

Động từ cộng thêm từ láy với vai trò là thành phần bổ sung không nhất thiết chỉ áp dụng cho láy 3 âm tiết, ví dụ chúng ta còn có thể nói : “thay đổi xoành xoạch”, chỉ là từ láy 3 âm tiết gặp nhiều hơn thôi.

Dạng ABB=A+BB cũng có thể là tính từ, lúc đó sẽ không thể phân thành AB+B được, ví dụ:sáng vằng vặc, không có cách nói “sáng vặc”.

c. Từ láy 4 âm tiết

Từ láy tư chủ yếu xây d ng trên cơ sở từ láy đôi (Trịnh Đức Hiển 2006). Từ láy 4 âm tiết có loại hình đa dạng, chủ yếu có mấy loại hình dưới đây:

c.1. Từ láy dạng AABB

Dạng láy này được tạo ra bằng cách láy hoàn toàn từ đẳng lập hoặc láy lại từ láy 2 âm tiết.Từ tính thường gặp có tính từ, động từ và danh từ. Vì được tạo ra bằng cách láy hoàn toàn từ đẳng lập hoặc láy từ láy 2 âm tiết, nên ngữ âm của dạng AABB vẫn giữ nguyên ngữ âm của AB.

c.1.1. Tính từ dạng AABB

Ví dụ:vội vàng - vội vội vàng vàng, hăm hở - hăm hăm hở hở, hối hả - hối hối hả hả, tất tưởi - tất tất tưởi tưởi, nghênh ngang - nghênh nghênh ngang ngang.

Có một số trường hợp chỉ có từ láy 4 âm tiết, từ gốc không xuất hiện hoặc đã bị loại bỏ, ví dụ:nắm nắm nớp nớp (tỏ vẻ sợ sệt lo ngại),không có từ"nắm nớp".

c.1.2. Danh từ, danh từ mang tính chất lượng từ, động từ dạng AABB

Danh từ, danh từ mang tính chất lượng từ, động từ dạng AABB thường được tạo ra bằng cách lặp từ đẳng lập có 2 âm tiết. Trong đó tính từ dạng AABB chỉ có thể là từ xưng hô (bao gồm danh từ xưng hô và đại từ nhân xưng). Ví dụ:cười nói - cười cười nói nói, đi về - đi đi về về, ra vào - ra ra vào vào, kỳ cọ - kỳ kỳ cọ cọ, chị em - chị chị em em, bố con - bố bố con con, mày tao - mày mày tao tao,...

Trong các ví dụ trên, “cười cười nói nói”, “đi đi về về”, “ra ra vào vào” đều là động từ,“chị chị em em”, “bố bố con con” là danh từ, “mày mày tao tao” là đại từ

nhân xưng.

Từ láy dạng này khá cố định, có xu hướng thành ngữ hóa. c.2. Từ láy dạng ABAB

Một là được tạo ra bằng cách lặp từ láy 2 âm tiết dạng aa (trong đó phần lớn là từ láy vần), hai là được tạo ra bằng việc ghép 2 từ láy vần có nghĩa giống nhau hoặc tương đương, hoặc cách đọc gần giống nhau. Để phân biệt hai trường hợp này chúng ta ký hiệu trường hơp 1 là ABAB, trường hợp 2 là ABA’B’.

c.2.1. Dạng ABAB tạo ra bằng cách lặp từ láy vần 2 âm tiết

ví dụ: lảm nhảm - lảm nhảm làm nhàm, lù khù - lủ khủ lù khù, tần ngần - tẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)