CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG
2.2. Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt
2.2.2. Quy luật ngữ âm của từ láy tiếng Việt
2.2.2.1. Quy luật kết hợp thanh điệu
Nói tới quy luật kết hợp thanh điệu của từ láy tiếng Việt th c tế cũng là nói tới quy luật kết hợp thanh điệu của từ láy 2 âm tiết. Từ láy 3 âm tiết và 4 âm tiết cũng tương t như quy luật trên.
S kết hợp thanh điệu của các âm tiết trong từ láy tiếng Việt phải tuân theo quy luật nhất định. Quy luật đó khá cố định, trong đó phổ biến nhất là: thanh điệu của
những âm tiết cấu tạo nên từ láy phải thuộc cùng một âm v c, trừ trường hợp thanh điệu giống nhau. Nguyên tắc “cùng âm v c” có thể chia làm 2 nguyên tắc cụ thể như sau:
a. Nguyên tắc “ngang-sắc-hỏi”
Trong nguyên tắc này, âm tiết mang thanh ngang kết hợp với âm tiết mang thanh sắc hoặc thanh hỏi, âm tiết mang thanh sắc cũng có thể kết hợp với âm tiết mang thanh hỏi. Như vậy có tổng cộng 3 kiểu kết hợp với 6 trường hợp xảy ra:
a.1. Kết hợp “ngang-sắc”
m tiết mang thanh ngang kết hợp với âm tiết mang thanh sắc, gồm 2 trường hợp:
- “Ngang trước sắc sau” (có nghĩa là âm tiết mang thanh ngang đứng trước, âm tiết mang thanh sắc đứng sau), ví dụ: na ná, chăm chú, be bé, chia chác, ngăn ngắn, nhem nhuốc, tanh tách,...
- “Sắc trước ngang sau” (có nghĩa là âm tiết mang thanh sắc đứng trước, âm tiết mang thanh ngang đứng sau), ví dụ:nhớ nhung, khát khao, chứa chan,...
Trường hợp “ngang trước sắc sau” thường gặp nhiều hơn “sắc trước ngang sau”.
a.2. Kết hợp “ngang - hỏi”
m tiết mang thanh ngang kết hợp với âm tiết mang thanh hỏi, cũng chia ra 2 trường hợp “ngang trước hỏi sau” và “hỏi trước ngang sau”.
- “Ngang trước hỏi sau”, ví dụ:nho nhỏ, hôi hổi, rôm rả, gây gổ, tưng tửng,...
- “Hỏi trước ngang sau”, ví dụ:nở nang, nhỏ nhen, hả hê,...
a.3. Kết hợp “sắc – hỏi”
m tiết mang thanh sắc kết hợp với âm tiết mang thanh hỏi, cũng chia ra 2 trường hợp “sắc trước hỏi sau” và “hỏi trước sắc sau”.
- “Sắc trước hỏi sau”, ví dụ: dí dỏm, hắt hủi, khấp khởi, khấp khểnh, nhấp nhổm,...
- “Hỏi trước sắc sau”, ví dụ:lảnh lót, nhảy nhót, nhỏ nhắn,...
b. Nguyên tắc “huyền – ngã – nặng”
thanh ngã hoặc thanh nặng, âm tiết mang thanh ngã cũng có thể kết hợp với âm tiết mang thanh nặng, như vậy có tổng cộng 3 kiểu kết hợp với 6 trường hợp xảy ra:
b.1. Kết hợp “huyền - ngã”
- “Huyền trước ngã sau”, ví dụ:tròn trĩnh, lần lữa, chồm hỗm, đằng đẵng,...
- “Ngã trước huyền sau”, ví dụ:lững lờ, thẫn thờ, ngỡ ngàng, bẽ bàng,...
b.2. Kết hợp “huyền – nặng”
- “Huyền trước nặng sau”, ví dụ: thình thịch, nhàn nhạt, ngờ ngợ, nhòe nhoẹt,...
- “Nặng trước huyền sau”, ví dụ:đậm đà, ngọt ngào, nhạt nhòa, phập phồng,...
b.3. Kết hợp “ngã – nặng”
- “Ngã trước nặng sau”, ví dụ:nhẽo nhoẹt, ngỗ ngược, rũ rượi,...
- “Nặng trước ngã sau”, ví dụ:vội vã, nhục nhã, sạch sẽ, nhẹ nhõm,...
Những quy tắc trên đều khá cố định, thường sẽ không thay đổi. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp như “huyền trước hỏi sau”(bền bỉ, hùng hổ, sành sỏi,...), “ngang trước ngã sau”(chăm bẵm, dân dã, trơ trẽn,...), “nặng trước sắc sau” (lạng
lách, cục súc,...), “sắc trước nặng sau” (khít khịt, tuốt tuột,...), “ngang trước huyền
sau” (bơ phờ,...), “sắc trước huyền sau” (ngấm ngầm, cuống cuồng,...).vv. Những trường hợp này thường rất ít.
2.2.2.2. Quy luật biến âm a. Quy luật biến đổi thanh điệu
Không chỉ thanh điệu của các âm tiết trong từ láy phải tuân theo một quy luật nhất định, mà khi biến đổi thanh điệu cũng có quy luật của nó. Hiện tượng biến đổi thanh điệu chủ yếu xảy ra ở từ láy hoàn toàn, mà từ láy ấy được tạo ra bởi s lặp lại tính từ đơn âm tiết mang thanh trắc. (Tức từ láy dạng A’A và AA’).
Sau khi lặp tính từ đơn âm tiết tạo ra từ láy, có thể sẽ làm biến đổi thanh điệu của 1 trong 2 âm tiết, trong đó thường là biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng trước, trường hợp biến đổi thanh điệu của âm tiết sau là rất ít.
a.1. Biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng trước
Nếu tiếng gốc mang thanh bằng, sau khi lặp sẽ giữ nguyên tạo thành từ láy dạng AA. Nếu tiếng gốc mang thanh trắc, sau khi tiến hành lặp, hầu hết thanh điệu
của âm tiết thứ nhất sẽ bị bằng hóa. Quy luật bằng hóa cũng phải tuân theo nguyên tắc cùng âm v c.
Nếu tiếng gốc mang thanh sắc và thanh hỏi, sau khi lặp thanh điệu của âm tiết thứ nhất sẽ biến đổi thành thanh ngang. Ví dụ:tím - tim tím, nhỏ - nho nhỏ,...
Nếu âm tiết thứ nhất mang thanh nặng hoặc thanh ngã, sau khi lặp thanh điệu của âm tiết thứ nhất sẽ biến đổi thành thanh huyền. Ví dụ:nhẹ - nhè nhẹ, lạ - là lạ,...
Những quy luật này không hoàn toàn tuyệt đối, vì vậy có một số từ láy đồng thời tồn tại ở hai dạng AA và A’A, cũng có một số ít từ láy không tuân theo nguyên tắc “cùng âm v c” như:con con - cỏn con, dưng - dửng dưng,...
a.2. Biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng sau
Các dạng biến đổi thanh điệu của âm tiết đứng sau của một từ láy 2 âm tiết bao gồm: “huyền hóa”, “nặng hóa”, “ngang hóa”.
“Huyền hóa” nghĩa là thanh điệu của âm tiết sau biến đổi thành thanh huyền. Hiện tượng này xảy ra ở những từ láy có tiếng gốc đơn âm tiết mà vần không chứa âm mũi. Ví dụ:cuống - cuống cuồng, dễ - dễ dề,...
“Nặng hóa” nghĩa là thanh điệu của âm tiết đứng sau biến đổi thành thanh nặng, điều này chỉ xảy ra khi thanh điệu của tiếng gốc là thanh sắc và vần chứa âm cuối là âm tắc. Ví dụ:khít - khít khịt, sát - sát sạt, rít - rít rịt,...
“Ngang hóa” nghĩa là thanh điệu của âm tiết đứng sau biến đổi thành thanh ngang nếu tiếng gốc mang thanh nặng hoặc thanh hỏi. ví dụ:mảy - mảy may, sạch - sạch sanh,...
Ngoài ra vẫn còn một số ít từ không tuân theo quy tắc nhất định, ví dụ: khinh - khinh khỉnh.
a.3. Biến âm của từ láy 2, 3 âm tiết
Hầu hết các từ láy 3 âm tiết đều được hình thành từ một từ đơn âm tiết, đồng thời có từ láy 2 âm tiết tương đương. Quy luật biến âm của từ láy 3 âm tiết th c chất là thêm một từ mang thanh huyền vào giữa 2 âm tiết của từ láy 2 âm tiết tương ứng. ví dụ:cuống cuồng cuồng, cỏn còn con, tất tần tật, sạch sành sanh,...
Đối với từ láy 2 âm tiết được hình thành bằng cách lặp danh từ hoặc động từ đơn âm tiết, khi lặp đều phải giữ nguyên thanh điệu của tiếng gốc. Điều đó cũng có
nghĩa từ láy này thuộc dạng AA, chứ không thể là dạng A’A hoặc AA’, ví dụ:gõ gõ, lắc lắc, chốc chốc,...
b. Quy luật biến vần
Biến vần tức vần bị thay đổi, hiện tượng này chỉ xảy ra đối với những từ láy có âm cuối là âm tắc –p[p], -t[t], -c[k], -ch[c]. Điều kiện để thay đổi vần là biến đổi thanh điệu trước.
Nói cách khác những từ láy có âm cuối là –p[p], -t[t], -c[k], -ch[c] chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng, sau khi tiến hành lặp âm tiết đứng trước nếu bị bằng hóa thì thanh điệu sẽ biến đổi thành thanh huyền hoặc thanh ngang, khi đó âm cuối âm tắc của từ láy đó sẽ phải tuân theo nguyên tắc “cùng âm v c” và chuyển âm cuối về dạng âm mũi m[m],n[n],ng[ŋ], nh[ɲ]. Quy luật cụ thể như sau:
- m cuối là “p” thì đổi thành “m”, ví dụ: đẹp đẹp - đèm đẹp, ắp ắp - ăm ắp, chiếp chiếp - chiêm chiếp,...
- m cuối là “t” thì đổi thành “n”, ví dụ:chát chát - chan chát, két két - ken két, nhớt nhớt - nhơn nhớt,...
- m cuối là “c” thì đổi thành “ng”, ví dụ: bạc bạc - bàng bạc, khác khác - khang khác, hục hục - hùng hục,...
- m cuối là “ch” thì đổi thành “nh”, ví dụ: ách ách - anh ách, chếch chếch - chênh chếch, khách khách - khanh khách,...
Quy luật biến vần chỉ áp dụng đối với từ tượng thanh và tính từ đơn âm tiết. Động từ đơn âm tiết sau khi lặp không cần biến đổi thanh điệu nên không tuân theo quy luật này.