2.3 .Đặc điểm từ láy trong tiếng Trung
2.3.2. Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Trung
2.3.2.1. Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Trung dạng AA
Từ láy dạng AA là từ chỉ hai âm tiết trước sau tương đồng. Đây là từ láy thường gặp nhất trong tiếng Trung, bao gồm cách láy trùng hoặc láy âm của tính từ, động từ, danh từ, số lượng từ, phó từ có đơn âm tiết, trong đó những từ thường gặp nhất là tính từ, động từ, danh từ.
Tóm lại, láy từ đơn âm tiếng Trung là dạng AA, cách phát âm trong khẩu ngữ là: từ đứng sau âm tiết A thường là thanh nhẹ hoặc là thanh 1.
a. Tính từ láy
Phía sau tính từ láy thường thêm chữ “的”, sau khi láy thường phải giữ nguyên từ. Ví dụ: 甜甜的 tiántián(de) (ngọt ngọt), 久久的 jiǔ jiǔ (de) (lâu lâu), 长长的
cháng cháng (de) (dài dài), 黑 黑 的 hēi hēi (de) (đen đen), 白 白 的 báibái (de)(trắng trắng),...
Trường hợp đặc biệt: nếu sau khi láy thêm âm uốn lưỡi 儿,thì vế sau A sẽ đọc thành thanh 1. Ví dụ: 悄悄儿qiāoqiāor (lạng lẽ), 慢慢儿mànmānr (chầm chậm),
轻轻儿qīngqīngr (nhẹ nhẹ), 满满儿mǎnmānr (đầy đầy),...
Khi từ láy dạng AA là tính từ thường biểu thị mức độ cao hơn, ví dụ:“软软” (mềm mại), “大大” (to to), “高高” (cao cao), “远远” (xa xa), “酸酸”(chua chua) so với “软” (mềm), “大” (to), “高” (cao), “远” (xa), “酸” (chua) thì mức độ sẽ tăng lên một bậc, khi láy sẽ mang nghĩa là “很”(rất), vì vậy không thể thêm phó từ chỉ cấp độ.
b. Động từ láy
kànkan (nhìn nhìn), 想 想 xiǎngxiang (nghĩ nghĩ), 说 说 shuōshuo (nói), 瞧 瞧
qiáoqiao (nhìn nhìn/liếc liếc), 试试shìshi (thử), 等等děngdeng (đợi),...
Động từ dạng AA có thể thêm từ khác vào giữa từ láy, ví dụ:
看一看(nhìn một vài lần), 看了看(nhìn vài lần), 看了又看(nhìn đi nhìn lại),
看看报(đọc báo),...
Khi từ láy dạng AA là động từ, nó thường biểu thị những động tác hoặc những hành vi được tiến hành trong thời gian ngắn, số lần ít, động tác nhanh, vì vậy từ sẽ mang nghĩa thử xem hoặc ngẫu nhiên, ví dụ: nói“你拿来我看看” (anh cầm lại đây tôi xem nào),“看看” có nghĩa là “看一看” (xem thử xem), nói “那好,你就说说 看” (Vậy được, bạn nói thử xem), “说说” biểu thị nói thử xem, nói “没事的时候我 就看看书, 打打球, 喝喝茶, 偶尔会逛逛街”. (Lúc rảnh tôi thường đọc sách, đánh bóng, uống chè, thỉnh thoảng còn đi dạo phố), “看看”, “打打”, “喝喝”, “逛 逛” biểu thị động tác khi th c hiện rất thư thả, khá tùy ý, không gặp khó khăn hạn chế nào.
c. Lượng từ hoặc danh lượng từ láy
Trong tiếng Trung, danh từ đơn âm tiết của lượng từ hoặc có tính chất lượng từ thì có thể láy dạng AA, ví dụ: 页页(từng tờ), 缕缕(từng sợi), 瓶瓶(từng bình), 只 只(từng cái), 双双(từng đôi), 户户(từng nhà), 面面(từng mặt)v.v. Sau khi láy vẫn
giữ nguyên từ.
Lượng từ láy hoặc từ mang tính lượng từ láy đều thể hiện một khái niệm về lượng, có hàm nghĩa là “每”/“每一” (mỗi/mỗi một) hoặc “全部”/“所有”(toàn bộ/ tất cả). Ví dụ:“我看到了一张张笑颜如花的脸” (Tôi trông thấy từng khuôn mặt nở nụ cười tươi như hoa.)có ý nghĩa là “每一张笑脸都如花开” (Mỗi một khuôn mặt đều cười tươi như hoa),“她穿出来的衣服,件件都很好看” (Quần áo mà chị ấy mặc, chiếc nào cũng đều đẹp) nghĩa là “她穿的衣服全部都很 好看” (Tất cả những quần áo mà chị ấy mặc đều đẹp), thêm một ví dụ khác, từ “天天”(ngày ngày) trong câu“我最近天天都要去学校报到” (Dạo này ngày ngày tôi đều đến trường)
có nghĩa là “每一天” (mỗi ngày), ví dụ“你不知道,我们相爱的那段时间,天天 都想在粘一起,可现在分手后谁也见不到谁了。”(Cậu không biết đấy thôi, khi chúng tôi còn yêu nhau ngày nào cũng ở bên nhau, nhưng bây giờ chia tay rồi chẳng còn gặp mặt nhau nữa.), từ “天天” (ngày ngày) ở đây có nghĩa là “所有的时 间” (tất cả mọi lúc).
2.3.2.2 Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Trung dạng ABB
Từ láy dạng ABB chủ yếu là tính từ trạng thái. Đây là một phương thức đặc biệt do tính từ trong tiếng Trung tạo thành, thường có kết cấu ABB = A+BB, trong đó A là tính từ, cũng có từ là danh từ hoặc động từ. BB đặt sau A có tác dụng làm tăng ngữ nghĩa hoặc làm cho nghĩa của từ A thêm cụ thể rõ ràng hơn, và còn có tác dụng miêu tả tính chất một cách rõ ràng, thông thường nó không đứng độc lập. Ví dụ: 冷清清(vắng ngăn ngắt), 悲惨惨(bi thảm), 孤单单(cô đơn), 甜蜜蜜(ngọt lịm), 空洞洞(trống không), 赤裸裸(trần trùng trục), 毛茸茸(lông xù), 笑眯眯
(cười híp mắt), 闹哄哄(ầm ầm) v.v. Trong đó 冷, 悲, 孤, 甜, 空, 赤 là tính từ,
毛là danh từ, 笑, 闹là động từ.
Có 2 dạng kết cấu ABB=AB+B hoặc ABB=BA+B, ví dụ: (ABB=AB+B ABB=BA+B)
光溜 →光溜溜(trơ trọi) 冰冷 →冷冰冰(lạnh băng)
孤单 → 孤单单(cô đơn) 滚圆 →圆滚滚(tròn xoe xoe)
冷清 →冷清清(vắng ngắt) 喷香 →香喷喷(thơm ngào ngạt)
明朗 →明朗朗(rõ rành rành) 铮亮 →亮铮铮(sáng loang loáng)
Về đặc điểm ngữ âm, phát âm của từ láy dạng ABB thường là từ BB đọc thanh 1 hoặc biến từ đọc thanh 1, đặc biệt là trong khẩu ngữ, ví dụ:
a.1. BB đọc thanh 1, ví dụ:
急匆匆jícōngcōng(vội vàng) 脏兮兮zāngxīxī(bẩn thỉu)
假惺惺jiǎxīngxīng(vờ vịt) 胖墩墩 pàngdūndūn(béo ục ịch)
a.2. BB không mang thanh 1 biến đổi thành thanh 1, ví dụ:
黄澄澄 huángdēngdēng
文绉绉 wénzhōuzhōu
Cũng có những từ BB giữ nguyên từ , hoặc đồng thời có hai cách đọc: ví dụ:
赤裸裸chìluǒluǒ(trần trùng trục)
喜洋洋xǐyángyáng(hỉ dương dương)
沉甸甸chéndiàndiàn/chéndiāndiān(nặng chình chịch)
碧油油bìyóuyóu/ bìyōuyōu(xanh mơn mởn)
Về đặc điểm ngữ nghĩa: tính từ dạng ABB thuộc tính từ trạng thái, phân biệt rõ ở tính từ chỉ tính chất. S xuất hiện láy bộ phận BB làm cho ngữ nghĩa càng cụ thể, sinh động và hình tượng , vì thế có khả năng miêu tả và gợi tả rất mạnh. Ví dụ cùng là từ láy ABB có từ căn A là “红”, ta có một số từ: “红灿灿” miêu tả ánh hoàng hôn mặt trời đỏ r c, ánh sáng chói lọi, “红艳艳” miêu tả ánh sáng màu sắc r c rỡ, rất đẹp mắt, thường tả trạng thái đỏ r c của đóa hoa hoặc mặt trời, “红彤彤” nhấn mạnh màu đỏ, đỏ r c, “红扑扑” miêu tả làn da, khuôn mặt, đôi má như được thoa phấn hồng tràn đầy s sống, “红 润 润” dùng để miêu tả khuôn mặt, nước da đỏ hồng, mỡ màng đẹp mắt.
2.3.2.3.Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Trung dạng AABB a. Về cách phát âm của từ láy dạng AABB
Trong khẩu ngữ BB thường đọc thành thanh 1, từ A thứ hai biến thành thanh nhẹ, mà có khi B thứ hai có thêm 儿, cũng có khi không thay đổi, ví dụ như sau:
a.1. Từ A thứ hai biến thành thanh nhẹ, BB đọc thanh 1 -B không mang thanh 1, ví dụ:
神神道道shénshendāodāo 疙疙瘩瘩 gēgedādā
慢慢腾腾 mànmɑntēngtēng 马马虎虎mǎmahūhū
-B mang thanh 1, ví dụ:
病病歪歪bìngbingwāiwāi 疯疯癫癫 fēngfengdiāndiān
婆婆妈妈pó po mā mā 鼓鼓囊囊gǔgunāngnāng
-B không mang thanh 1, ví dụ: 断断续续duànduànxùxù 昏昏沉沉hūnhūnchénchén 男男女女nánnánnǚnǚ 鬼鬼祟祟guǐguǐsuìsuì -B mang thanh 1, ví dụ: 认认真真rènrènzhēnzhēn 弯弯曲曲wānwānqūqū 是是非非shìshìfēifēi 口口声声kǒukǒushēngshēng b. Từ loại của từ láy dạng AABB
Từ láy dạng AABB chủ yếu là từ loại tính từ, động từ hoặc danh từ, bao gồm các kết cấu thường gặp như sau:
b.1. Khi từ láy là tính từ, mối quan hệ giữa A,B từ nội bộ kết cấu tính từ dạng AABB còn có thể chia thành các loại sau:
b.1.1. Loại thứ nhất, AA và BB trong AABB đều có thể dùng độc lập, là AABB = AA+BB, bao gồm hai trường hợp:
-Trường hợp nghĩa của A, B tương quan, ví dụ “红 红 白 白” (đo đỏ trắng trắng), “短短小小” (nho nhỏ ngăn ngắn), “疯疯癫癫” (điên điên dại dại),...
-Trường hợp nghĩa của A,B đối lập nhau, ví dụ“善善恶恶”(thiện thiện ác ác), “高高矮矮” (cao cao thấp thấp), “大大小小” (to to be bé), “长长短短” (dài dài ngắn ngắn),...
b.1.2. Loại thứ hai, AABB do từ láy dạng aa tạo thành bao gồm:
- AB là từ ràng buộc, ví dụ: “伶伶利利” (lanh lợi hoạt bát), “恍恍惚惚” (hoảng hoảng hốt hốt), “从从容容” (ung da ung dung),…
- AB là từ hợp thành, A,B là từ tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa. Ví dụ: “高高兴 兴”(vui vẻ), “干干净净”(sạch sẽ), “奇奇怪怪”(kì kì dị dị), “恭恭敬敬” (cung cung kính kính), “急急忙忙” (vội vội vàng vàng), “安安稳稳” (yên yên ổn ổn), “疯疯癫癫”(điên điên khùng khùng),…
b.1.3 Loại thứ ba, AABB = A+ABB, ví dụ:“干干巴巴” (khô khô không khốc), “慢慢腾腾”(chậm chà chậm chạp),...
AB, cũng không phải là AA+BB, (AA và BB dùng độc lập sẽ không có nghĩa hoặc khác với nghĩa của dạng láy), ví dụ: “轰 轰 烈 烈” (rầm rầm rộ rộ), “影 影 绰 绰”(mờ mờ ảo ảo), “大大落落”(tự nhiên hào phóng), “风风火火” (hùng hùng hổ hổ),…
b.2. Khi từ láy là danh từ, dạng AABB có thể láy lại từ danh từ hai âm tiết dạng AB, ví dụ: “男男女女”(nam có nữ có), “风风雨雨”(mưa mưa gió gió), “老 老少少”(già có trẻ có),… cũng có thể lần lượt láy lại hai từ đơn âm tiết A và B có
liên quan rồi ghép lại với nhau, ví dụ:“形形色色” (muôn hình muôn vẻ), “口口声 声”(luôn mồm luôn miệng), “朝朝暮暮”(sớm sớm tối tối),…
b.3. Khi từ láy là động từ, AABB có thể có thể láy lại từ động từ hai âm tiết dạng AB, ví dụ: “拉拉扯扯” (lôi lôi kéo kéo), “来来往往” (đi đi về về), “来来去 去” (đến đến đi đi)…, cũng có thể láy động từ đơn âm tiết của hai từ A và B có
nghĩa gần nhau hoặc ngược nhau rồi ghép lại với nhau, ví dụ:“哭哭啼啼”(khóc lóc sướt mướt), “分分合合” (tan tan hợp hợp), “写写画画” (viết viết vẽ vẽ),...
c. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy dạng AABB
Kiểu láy AABB thường gặp là tính từ, động từ và danh từ, trong đó được chia thành dạng AABB láy lại từ từ hai âm tiết dạng AB hoặc lần lượt láy lại hai từ đơn âm tiết A và B rồi ghép lại (A và B có nghĩa tương quan hoặc đối ngược), cụ thể như sau:
c.1. Tính từ
Nếu là tính từ đơn âm tiết láy xong rồi mới ghép lại, thì ngữ nghĩa cơ bản biểu thị hai trạng thái đan xen tồn tại, nếu là tính từ song âm tiết láy, thì ngữ nghĩa chính là tăng thêm mức độ.
c.1.1. AABB láy lại từ 2 tính từ đơn âm tiết Ví dụ:
(21) 他的妻子料理家里一切大大小小的事务。
(Vợ ông ta lo liệu tất cả mọi việc lớn nhỏ.) (22) 这个村里有着大大小小各式房子。
(Trong thôn có đủ các loại nhà to nhà nhỏ.)
(23) 这次抗洪救灾,大大小小都要参加防备工作。
(Lần chống lũ lụt này, người lớn người bé đều phải tham gia.)
Ý nghĩa của từ “大 大小 小” trên là có to lớn có nhỏ bé, dùng để chỉ (người hoặc vật) to lớn và (người hoặc vật) nhỏ bé đều bao gồm trong đó.
(24) 看他那高高大大的身子我还以为他很健康。
(Nhìn dáng người to cao của anh ta tôi còn tưởng anh ta khỏe lắm.)
Ý nghĩa của từ“高高大大”là vừa cao vừa to, biểu thị “高”và “大” hai loại tính chất này đều cùng tồn tại.
c.1.2. AABB láy lại từ 1 tính từ song âm tiết Ví dụ:
(25) 听说明天去校外春游,同学们高兴地把消息告诉了自己的爸爸妈妈。
(25)’ 听说明天去校外春游,同学们高高兴兴地把消息告诉了自己的爸爸 妈妈。
(Nghe tin ngày mai đi dã ngoại, các bạn học sinh vui mừng bảo cho bố mẹ thông tin này. / Nghe tin ngày mai đi dã ngoại, các bạn học sinh vô cùng vui mừng bảo cho bố mẹ thông tin này.)
Ví dụ (25) dùng “高兴”(vui mừng) để diễn tả tâm trạng của “同学们” (các bạn học sinh), ví dụ (25)’ lại dùng là “高高兴兴” (vô cùng vui mừng). So sánh với ví dụ (25), thì ví dụ (25)’ càng diễn tả rõ hơn về tâm trạng vui mừng của “同学们” (các bạn học sinh) khi nghe tin được đi dã ngoại. Điều đó cũng cho thấy ngữ nghĩa của từ “高高兴兴” được tăng lên rất nhiều so với “高兴”. Xem thêm những ví dụ khác:
(26) 妈妈让我们晚上之前把房间里收拾得整整齐齐。
(Mẹ bảo chúng tôi dọn phòng cho thật gọn gàng trước khi trời tối.) (27) 要考试了,我们得认认真真地复习功课。
(Sắp thi rồi, chúng ta phải ôn lại bài thật nghiêm túc.)
常整 齐” (vô cùng gọn gàng), “非 常认 真” (vô cùng nghiêm túc), làm tăng thêm mức độ của “整齐” và “认真”(nghiêm túc).
c.2. Động từ
Khi nó là động từ về cơ bản có thể biểu thị động tác diễn ra nhiều lần, thường xuyên, lặp đi lặp lại hoặc luân phiên xen kẽ. Ví dụ:
(28) 整天唠唠叨叨,你不累我也累了。
(Cả ngày cứ càu nhà càu nhàu, em không mệt anh cũng thấy mệt.) (29) 现在对象那么难,我哪有机会挑挑拣拣。
(Giờ tìm người kết hôn khó như thế, tôi làm gì có cơ hội kén cá chọn canh.) (30) 他的业余爱好就坐下来专注地写写画画,画画写写。
(Sở thích của anh ấy là ngồi xuống viết viết vẽ vẽ, vẽ vẽ viết viết. )
Ví dụ (28) thể hiện rất rõ tâm trạng không thích của người nói, đây là do từ “唠 叨”(càu nhàu) vốn mang nghĩa không tốt, người nói đã dùng cách láy để biểu thị “唠叨”(càu nhàu) hành vi này diễn ra nhiều lần, thường xuyên lặp đi lặp lại làm người khác không thể chịu nổi. Ví dụ (29) biểu thị nhiều lần hoặc không ngừng “挑”(bới, chọn), “拣”, từ đó biểu thị nghĩa là “挑剔” (kén chọn). Ví dụ (30) thể hiện Tiểu Mễ không ngừng viết vẽ, rất chăm chú, chuyên tâm vào công việc.
c.3. Danh từ
Khi nó là danh từ có thể biểu thị khái quát, bao gồm hoặc gia tăng phạm vi về số lượng, thời gian, ranh giới.v.v. Ví dụ:
(31) 集市上挤满了男男女女,老老少少,好热闹啊!
(Trong chợ cả nam cả nữ, cả người giả cả người trẻ chen chúc lẫn nhau, rất náo nhiệt.)
(32) 他画的山山水水如有云烟出没,峰峦隐显,千姿百态。
(Núi sông anh vẽ như có khói mây, núi non ẩn hiện, trăm nghìn tư thái.) (33) 他的使命就是生生世世守护这棵千年古树。
(Sứ mệnh của ông ấy là đời đời kiếp kiếp bảo vệ cây cổ thụ thiên niên kỷ.)
Nghĩa của từ “山 山 水 水” là từng dãy núi, từng con sông, nó đề cập đến phong cảnh khắp mọi nơi. Nghĩa của từ “生生世世” là đời này sang đời khác, kiếp này sang kiếp khác, vì thế còn có nghĩa là “永远”(vĩnh viễn).
Nhưng bất kể là tính từ, động từ hay là danh từ, thì từ láy AABB đều có ngữ nghĩa mạnh hơn so với từ gốc, thể hiện tăng về lượng hoặc có ý nghĩa bao gồm, khái quát.
2.3.2.4. Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa của từ láy tiếng Trung dạng ABAB Từ láy dạng ABAB trong tiếng Trung do tính từ hoặc động từ song âm tiết tạo nên. Theo nghiên cứu của 吕叔湘(Lã Thúc Tương), loại từ láy này cơ bản không xảy ra biến âm, trọng âm thường rơi vào âm A thứ nhất. Loại từ láy âm gốc này chủ yếu là từ phức hợp, kết cấu quan hệ giữa A và B phức tạp, có dạng liệt kê, cũng có dạng chính phụ.
a. Khi từ láy là động từ, thì kết cấu quan hệ giữa A và B có thể là dạng liệt kê, dạng động từ tân ngữ hoặc dạng động từ bổ ngữ, trong đó dạng liệt kê là nhiều nhất.
- Dạng liệt kê, ví dụ: 说道说道(chuyện chuyện trò trò), 商量商量(thương lượng), 享受享受(hưởng thụ), 解释解释(giải thích), 锻炼锻炼(luyện tập), 考虑 考虑(suy nghĩ xem xét),…
- Dạng động tân, ví dụ: 动员动员 (động viên), 关心关心(quan tâm),...
- Dạng động từ bổ ngữ, ví dụ: 改进改进(cải tiến), 调动调动 (điều động),...
Đặc điểm ngữ nghĩa khi từ láy ABAB là động từ: biểu thị ý "thử xem" hoặc động tác được th c hiện một cách thoải mái, tùy ý, mang nghĩa nhàn nhã thong thả, vì vậy có thể dùng để diễn đạt ngữ khí lịch thiệp khéo léo, mang tính chất lịch s . Ví dụ:
(34) 这事先让我打听打听再跟你说。
(Việc này để tôi nghe ngóng thử xem đã rồi nói với anh sau.) (35) 会议上大家可以自由发言,发表发表自己的见解。
(Trong cuộc họp các bạn có thể phát ngôn tự do, bày tỏ ý kiến của bản thân mình.)
Ví dụ này biểu thị động tác diễn ra một cách thoải mái, không chịu bó buộc, vì thế cảm thấy rất dễ chịu.
(36) 你一会儿收拾收拾东西,打扫打扫房间吧。
(Lát nữa con dọn dọn đồ rồi quét quét phòng đi nhé.)
Câu này biểu thị động tác diễn ra một cách thoải mái lại vừa thể hiện được ngữ khí lịch thiệp khéo léo của người nói, mang ý nghĩa đề xuất chứ không có nghĩa cưỡng chế. Xem ví dụ:
(36)’ 你一会儿收拾东西,打扫房间吧。
(Lát con dọn đồ rồi quét dọn phòng đi nhé。)
Câu này mang ngữ khí cưỡng chế, mệnh lệnh, không lịch thiệp khéo léo.
(37) 这件事情的解决方案还请领导指示指示。
(Về phương pháp giải quyết của vấn đề này, mong lãnh đạo chỉ bảo thêm.) (38) A: 您看,关于这个问题我们还是再商量商量,怎么样?
B: 这没什么可再商量的了。
A: Ngài xem, vấn đề này chúng ta thương lượng thêm được không? B: Chẳng có gì để thương lượng thêm nữa.)
Ví dụ (37) thể hiện rất rõ việc hi vọng mọi người “指示”(chỉ bảo) không thể cầu khiến cưỡng chế mà phải khôn khéo, lịch s , người nói đã dùng hình thức láy để biểu đạt.
Ví dụ (38) có thể nhận thấy được A mong muốn đối phương đồng ý thương lượng để đạt được lợi ích cho mình, vì vậy đã sử dụng hình thức láy để thể hiện s lịch thiệp khéo léo, khách khí; nhưng B lại không đồng ý, mà tỏ thái độ rất kiên quyết, ngữ khí không lịch thiệp vì vậy đã không dùng hình thức láy để biểu đạt.
b. Khi từ láy là tính từ, quan hệ giữa A và B thường có dạng liệt kê và dạng chính phụ, trong đó dạng liệt kê chiếm đa số.
- Dạng liệt kê, ví dụ: 凉快凉快(mát mẻ), 火红火红(đỏ rực), 热闹热闹(náo nhiệt), 碧绿碧绿(xanh biếc), 恭喜恭喜(chúc mừng),...
Về ngữ nghĩa, có thể chia thành hai loại:
thêm ý nghĩa của từ gốc. Có tính từ ABAB mang đặc điểm ngữ nghĩa là quan hệ kết cấu giữa A và B thường là mối quan hệ chính phụ. Ví dụ:
(39) 她的脸被晒得通红通红的。
(Mặt cô ấy nóng đến mức đỏ ửng lên.) (40)下雪了,山上山下雪白雪白的一片。
(Tuyết rơi, trên núi dưới núi trắng phau phau một mảnh.)
“通红” nghĩa là rất đỏ, “通红通红” làm tăng thêm mức độ “红”, thậm chí không thể đỏ hơn được nữa, “雪白” là trắng như tuyết, “雪白雪白” làm tăng mức độ của “白” khiến cho người ta liên tưởng đến màu trắng muốt, trắng không thể trắng hơn được nữa.
Một loại khác là tính từ biểu thị tính chất, “sau khi láy dạng ABAB mang tính “động thái”, thường biểu thị việc làm cho người khác hoặc bản thân có được kinh nghiệm hoặc trải nghiệm" (Theo 李宇明(Lý Vũ Minh), Trùng điệp và Tướng mạo, Báo cáo luận tổng hợp các loại hình trùng điệp trong tiếng Trung, 2000). Tương phản với trường hợp trên, còn có loại khác về đặc điểm ngữ nghĩa, quan hệ kết cấu từ gốc thường đều là dạng liệt kê. Ví dụ:
(41)我现在很乱,让我安静安静,好吗?
(Anh bây giờ rất bối rối, để anh yên tĩnh yên tĩnh, được không?" ) (42)外面太冷了,快进屋暖和暖和。
(Bên ngoài rất lạnh, vào nhà sưởi sưởi ấm đi!) (43) 好久不见了,今天咱得热闹热闹!
(Lâu rồi không gặp, hôm nay chúng ta phải quậy náo nhiệt nhé!)
“让我安静安静”(để anh yên tĩnh yên tĩnh lại) nghĩa là “给我足够的条件让 我 感到 安静” (cho anh đủ điều kiện để anh cảm thấy yên tĩnh), và “暖和暖和” (sưởi sưởi ấm) có đặc điểm được động từ hóa rõ rệt, nghĩa là sử dụng biện pháp nào đó để cơ thể cảm thấy được ấm áp (từ gốc 暖和 nghĩa là ấm áp). Tương t ,“热闹 热闹”nghĩa là “创造出热闹的气氛” (tạo nên không khí náo nhiệt).
Tiểu kết
Ngữ âm tiếng Việt có nhiều đặc điểm tương đồng với ngữ âm tiếng Trung. Điều này thể hiện: hai loại ngôn ngữ Việt - Trung đều thuộc ngôn ngữ đơn lập, tức là mỗi một tiếng (âm tiết) có thể kết hợp với một thanh điệu, được phát âm tách rời nhau và được thể hiện bằng một chữ viết. một âm tiết đều do âm đầu (thanh mẫu), vần (vận mẫu) và thanh điệu tạo nên. Tuy nhiên s tương đồng này chỉ thể hiện trên cơ sở hệ thống ngữ âm chứ không thể hiện trên phương diện chữ viết, vì chữ viết tiếng Trung là chữ tượng hình, nghĩa là chữ viết biểu diễn nghĩa bằng hình, không