2.3 .Đặc điểm từ láy trong tiếng Trung
3.2. So sánh từ láy dạng ABB trong tiếng Việt và tiếng Trung
3.2.1. Những điểm tương đồng
3.2.1.1.Tương đồng về kết cấu
Thứ nhất, A trong từ láy dạng ABB trong tiếng Trung và tiếng Việt có thể là tính từ, cũng có thể là động từ, hơn nữa, trong rất nhiều trường hợp, từ láy dạng ABB trong hai thứ tiếng tương ứng với nhau. Ví dụ:
Tiếng Việt Tiếng Trung - A là tính từ: - A là động từ: đỏ au au 红艳艳 trắng phau phau 白茫茫 béo trùng trục 胖乎乎 nóng rừng rực 热烘烘 rít chìn chịt 黏糊糊
ướt rườn rượt 湿漉漉
cười ha hả 笑哈哈
đi biền biệt 醉醺醺
Thứ hai, trong tiếng Trung, khi thành phần A trong kết cấu dạng ABB là tính từ sẽ có nhiều l a chọn khi kết hợp với thành phần BB; nhưng nếu A là động từ, s kết hợp giữa A và BB sẽ chịu nhiều hạn chế. Ví dụ: tính từ “绿”(xanh) có thể đi với
“莹莹”(nhẵn bóng), “油油”(mượt mà, mỡ màng), “茸茸”(mềm mượt). Ngược lại, “油 油”ngoài kết hợp với “绿” ra, cũng có thể kết hợp với “碧”(xanh ngọc), “黑”(đen), “嫩”(non) để tạo thành “碧油油”(xanh biêng biếc), “黑油油”(đen mượt), “嫩油油”(non mơn mởn).
Bên cạnh đó, động từ“笑”(cười)có thể kết hợp với“嘻嘻”(hi hi), “哈哈”(ha ha), “咪咪”(hí hí), tạo thành“笑哈哈”(cười ha ha), “笑嘻嘻”(cười hi hi), “笑咪 咪”(cười hí hí), nhưng ngược lại, “嘻嘻”, “哈哈”, “咪咪”lại chỉ có thể kết hợp
được với một mình “笑”. Kết cấu dạng ABB trong tiếng Việt cũng có đặc điểm tương t . Ví dụ: tính từ “xanh” có thể kết hợp với “mơn mởn”, “ngăn ngắt”, “lè lè”, “biêng biếc” để tạo thành “xanh mơn mởn”, “xanh ngăn ngắt”, “xanh lè lè”, “xanh biêng biếc”, trong khi đó, “ngăn ngắt” ngoài “xanh” ra, còn có thể kết hợp
với “tím”, “lạnh”, “xa”, “đắng”để tạo thành “tím ngăn ngắt”, “lạnh ngăn ngắt”, “xa ngăn ngắt”, “đắng ngăn ngắt”.
Ngoài ra, động từ“nói”thường kết hợp với“bô bô”hoặc“xơi xơi”, tạo thành “nói bô bô”, “nói xơi xơi”, “bô bô”thông thường lại chỉ có thể kết hợp với động từ
“nói/kể”, hoặc“run” và “cầm cập”lại chỉ có thể kết hợp với nhau, chứ không thể kết hợp với từ khác.
Thứ ba, kết cấu dạng ABB trong cả tiếng Trung lẫn tiếng Việt đều có hai cách cấu tạo, là A+BB và AB+B. Ví dụ:
Trong tiếng Việt - ABB = A + BB
nắng chang chang = nắng + chang chang run cầm cập = run + cầm cập
sáng vằng vặc = sáng + vằng vặc
khóc ngằn ngặt = khóc + ngằn ngặt
- ABB = AB + B
trắng phau phau = trắng phau + phau dài ngoằng ngoằng = dài ngoằng + ngoằng nặng trình trịch = nặng trịch + trịch(*)
(*) âm cuối của “trịch” là “-ch”, nên khi lặp lại biến đổi thành “trình”.
Trong tiếng Trung - ABB = A + BB
水淋淋 = 水 + 淋淋 (ướt át)
血糊糊 = 血 + 糊糊 (máu chảy nhiều)
雾沉沉 = 雾 + 沉沉 (sương mù dày)
眼巴巴 = 眼 + 巴巴 (trông ngóng)
雾茫茫 = 雾 + 茫茫 (sương mờ mờ)
血淋淋 = 血 + 淋淋 (máu chảy không ngừng)
- ABB = AB + B 光溜溜 = 光溜 + 溜 (sáng bóng) 明朗朗 = 明朗 + 朗 (sáng sủa) 红润润 = 红润 + 润 (hồng hào) 亮晶晶 = 亮晶 + 晶 (sáng bóng) 空荡荡 = 空荡 + 荡 (trống rỗng) 3.2.1.2. Tương đồng về ngữ nghĩa
Ngữ nghĩa của kết cấu dạng ABB trong tiếng Việt và tiếng Trung về cơ bản là giống nhau. Trong đó, tính từ có hiệu quả miêu tả giàu hình ảnh và sinh động, có sắc thái cảm xúc rõ rệt, khiến người nghe, người đọc có ấn tượng sâu sắc, đây là đặc điểm ngữ nghĩa mà khi thành phần A đứng một mình không thể có. Đặc điểm ngữ nghĩa này có được là do thành phần BB phía sau bổ nghĩa cho A, tức là BB khiến ngữ nghĩa của A càng cụ thể, rõ ràng, mới mẻ. Ví dụ: trong tiếng Trung, tính từ
“蓝”(xanh dương), “绿”(xanh lá), cũng có thể dùng để chỉ “tối” để phân biệt với “亮”(sáng), nhưng nếu muốn miêu tả màu đen một cách sinh động, phù hợp với từng trường hợp cụ thể, người Việt Nam và người Trung Quốc thường dùng biện pháp thêm những thành phần BB khác nhau vào phía sau, ví dụ: “黑 油 油”(đen mượt) khiến người ta liên tưởng tới mái tóc đen bóng mượt,“黑溜溜”(đen láy)lại khiến người ta nghĩ tới đôi mắt đen và sáng, “黑洞洞” miêu tả không gian tối om, không chút ánh sáng,“黑蒙蒙”miêu tả màn đêm tăm tối, không thể nhìn rõ thứ gì. Tương t như vậy, trong tiếng Việt, miêu tả mái tóc, ta dùng “đen nhanh nhánh”, miêu tả đôi mắt dùng “đen lay láy”, miêu tả không gian tối, không chút ánh sáng dùng “tối om om”, miêu tả màn đêm lại có thể dùng “tối mù mù”. Điều này chứng tỏ, phía sau A mang các thành phần BB khác nhau sẽ khiến người đọc, người nghe có ấn tượng khác nhau.
3.2.2. Những điểm khác biệt
Những điểm khác biệt giữa từ láy dạng ABB trong tiếng Việt và tiếng Trung chủ yếu thể hiện trên hai phương diện là kết cấu và ngữ âm; còn ngữ nghĩa và cách sử dụng về cơ bản là giống nhau.
3.2.2.1. Khác biệt về kết cấu
Thứ nhất, Trong tiếng Việt, A chỉ có thể là tính từ hoặc động từ, nhưng trong tiếng Trung, thành phần A trong kết cấu dạng ABB ngoài tính từ, động từ, còn có thể là danh từ, thậm chí từ tượng thanh. Ví dụ trong tiếng Trung có các danh từ như “眼”, “光”, “火” và các danh từ có ý nghĩa tương ứng trong tiếng Việt như “mắt”, “ánh sáng”, “lửa”, ta có:
Tiếng Trung Dịch nghĩa sang tiếng Việt Cách nói tương ứng
眼睁睁 mắt trừng trừng nhìn trừng trừng
光闪闪 ánh sáng lấp lánh sáng lấp lánh
火辣辣 lửa bừng bừng nóng bừng bừng
Theo ví dụ này, dịch nghĩa tr c tiếp sang tiếng Việt sẽ mang một ngữ nghĩa khác hoặc thậm chí không có nghĩa, còn trong cách nói tương ứng , “nhìn” là động
Thứ hai, kết cấu dạng ABB trong tiếng Trung, phần lớn không thể phân tích thành AB+B, ví dụ những từ như“绿油油”(xanh mơn mởn), “黑洞洞”(tối om om), “白花花”(trắng lóa), “金灿灿”(lấp lánh), “恶狠狠”(ác độc) không có từ gốc là
“绿油”, “黑洞”, “白花”, “金灿”, “恶狠”.Chỉ có một số ít từ kết cấu dạng ABB có thể phân tích thành AB+B, ví dụ“沉闷闷”(bức bối), “孤单单”(cô đơn), “红润 润”(hồng hào), “甜蜜蜜”(ngọt ngào), các từ này có từ gốc là “沉闷”(bức bối), “孤单”(cô đơn), “红润”(hồng hào), “甜蜜”(ngọt ngào), tuy nhiên, những trường
hợp như thế rất ít, hơn nữa sau khi lặp lại thành phần B, nghĩa của từ không thay đổi.
Ngược lại, trong tiếng Việt, tính từ kết cấu dạng ABB phần lớn đều do tính từ AB tạo nên, tức ABB = AB + B, nói cách khác từ gốc của ABB là AB. Ví dụ:
(49) Học sinh xếp hàngthẳng tăm tắp.
(50) Trước cửa nhà hắn là con đường nhựathẳng tắp.
“Thẳng tăm tắp” là dạng ABB của “thẳng tắp”, ý nghĩa có phần cường điệu, khoa trương hơn từ gốc “thẳng tắp”.
(51) Anh em nó bẻ đôi quả dưa leo giòn sật, nhai ngon lành. (“Nước lên” – Cẩn Thanh)
(52) Món ấy phải ăn lúc còn nóng hổi, giòn sần sật mới ngon. ( “Nước lên” –
Cẩn Thanh)
Trong hai ví dụ nêu trên, “giòn sật” và “giòn sần sật” (ý nghĩa cường điệu hơn) cũng chứng minh rằng, tính từ dạng ABB đều có dạng AB tương ứng.
Thứ ba, một bộ phận từ kết cấu dạng ABB trong tiếng Trung do từ kết cấu dạng BA tạo thành, trong tiếng Việt không có trường hợp tương t . Ví dụ:
挺直 → 直挺挺 (thẳng thướm)
黝黑 → 黑黝黝 (đen mượt)
冰冷 → 冷冰冰 (lạnh như băng)
通红 → 红通通 (đỏ au)
thể là tính từ, cũng có thể là động từ, tùy thuộc vào A, nếu A là động từ thì ABB cũng là động từ (trên th c tế là kết cấu động từ). Vì vậy, động từ kết cấu dạng ABB có thể mang cả bổ ngữ. Thành phần bổ ngữ này thường được thêm vào giữa A và BB. Ví dụ:
(53) Thị thấy lòng sôi lênsùng sục, thị giậm chânbành bạchkêu trời.("Giăng Sáng" – Nam Cao)
(54) Mắng trọng tài xơi xơi, huấn luyện viên Man City đối mặt án phạt. (Đầu
đề một bài báo)
(55) Mỗi khi gió thổi tới nó lại run lêncầm cập. (“Nước lên” – Cẩn Thanh) Câu (53), “sôi lên sùng sục” có nghĩa là sôi mạnh, có thể dùng để miêu tả s vô cùng tức giận, câu (55), “run lên cầm cập” miêu tả cơ thể vì lạnh mà run rẩy và hai răng va đập vào nhau, từ “lên” đặt sau “sôi” và “run” để làm bổ ngữ, diễn tả hành động, trạng thái bắt đầu xuất hiện hoặc tiếp tục diễn ra, ý nghĩa tương t như cách dùng mở rộng của bổ ngữ “起来”trong tiếng Trung.
Câu (53) và (54), “chân” trong “giậm chân bành bạch” (giậm chân mạnh xuống đất) và “trọng tài” trong “mắng trọng tài xơi xơi” (to tiếng mắng mỏ) đều là tân ngữ của động từ phía trước nó.
Thứ năm, trong tiếng Việt, thành phần A và BB trong kết cấu dạng ABB có thể đổi vị trí cho nhau, tức A đặt sau BB thành BBA, thậm chí BB có thể thay thế cho cả kết cấu ABB, tức lược bỏ A trong cấu trúc ABB. Ví dụ:
(56) Hàng ngày chị chăm sóc những luống raunon mơn mởntrước sân.
(57) Mưa bẽn lẽn tan vào trong cỏ, gieo chờ mong giữa mơn mởn non kia.
(Mưa – Linh Nga)
Trong câu (56), “non mơn mởn” là tính từ kết cấu dạng ABB; câu (57) , thành phần A trong “mơn mởn non” đặt sau thành phần BB, trở thành kết cấu dạng BBA, tuy nhiên ý nghĩa không thay đổi.
(58) Chị Năm đã giữ khéo không cho chị Ỏn đi, tuy chịđòi nằng nặc. (“Trước giờ nổ súng”– Phan Tứ)
“Đòi nằng nặc” trong câu (58) và“nằng nặc đòi” trong câu (59) lần lượt là kết cấu dạng ABB và dạng BBA có ngữ nghĩa không thay đổi. Đương nhiên, cách đảo vị trí này là do người viết cố ý, giúp cách miêu tả tăng thêm tính sinh động và hình tượng.
(60) Nó vừa đi vừa nóibô bô. (“ Chuyện” – Cẩn Thanh)
(61) Chưa đến bực cửa ông lão đãbô bô.(“ Làng” – Kim Lân)
“Bô bô” thường đi với “nói”, “kể”, biểu thị ý nghĩa nói hoặc kể to tiếng đồng thời mang sắc thái thoải mái hoặc không giấu diếm. Trong hai ví dụ nêu trên, “nói bô bô” và “bô bô” đều có ý nghĩa như vậy, nói cách khác, “bô bô” đã thay thế cho “nói bô bô”. Hiện tượng này không có trong tiếng Trung.
(62) Những con ốc nhồi (…) nhai sừn sựt tựa như nhai thịt gà mái ghẹ.
(“Chuyện về Hà Nội cũ” – Tô Hoài)
Trong ví dụ trên, “sừn s t” chính là “giòn sừn s t” sau khi đã tỉnh lược “giòn”. 3.2.2.2. Khác biệt về ngữ âm
Khác biệt lớn nhất về mặt ngữ âm đó là, trong tiếng Trung, thành phần BB trong cấu trúc dạng ABB thông thường đều đọc thanh một, (đương nhiên cũng có một số ít trường hợp không thay đổi thanh điệu), còn trong tiếng Việt, BB thay đổi ngữ âm d a theo quy luật thay đổi của từ song âm tiết được lặp lại. Tức là, nếu B mang thanh không hoặc thanh huyền, BB sẽ đều mang thanh không hoặc thanh huyền. B mang thanh sắc hoặc thanh hỏi, âm B phía trước sẽ đổi thành thanh không. B mang thanh ngã hoặc thanh nặng, âm B phía trước sẽ đổi thành thanh huyền. Đồng thời, âm cuối của B là “-p/-t/-c/-ch” thì phải đổi thành “-m/-n/-ng/-nh”. Ví dụ:
Tiếng Việt:
A âm đọc của B âm đọc của ABB
non mởn non mơn mởn cao dỏng cao dong dỏng thẳng tắp thẳng tăm tắp sạch sành sạch sành sanh vàng khè vàng khè khè
đi biệt đi biền biệt sát sạt sát sàn sạt
Tiếng Trung:
ABB âm đọc của B âm đọc của BB
慢腾腾 (chậm rề rề) téng màntēngtēng
白花花 (trắng lóa) huā báihuāhuā
颤魏巍 (run lẩy bẩy) wēi chànwēiwēi
黄澄澄 (vàng ánh kim) dèng huángdēngdēng
滑溜溜 (nhẵn bóng) liū húaliūliū
绿油油 (xanh mơn mởn) yóu lǚyóuyóu
黑黝黝 (tối mù mù) yǒu hēiyǒuyǒu
Có thể thấy, s thay đổi âm đọc của từ có kết cấu dạng ABB trong tiếng Việt phức tạp hơn trong tiếng Trung rất nhiều.