Đặc trưng tư duy, văn hóa thể hiện qua từ láy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 79 - 85)

2.3 .Đặc điểm từ láy trong tiếng Trung

3.5. Đặc trưng tư duy, văn hóa thể hiện qua từ láy

GS. TS. Nguyễn Đức Tồn cho rằng: “Ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ dân tộc và văn hóa dân tộc có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Chúng phát triển trong s tác động qua lại lẫn nhau. Tuy quyết định s tồn tại của nền văn hóa bằng ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ lại cũng là thành tố độc lập của nền văn hóa dân tộc. Không những thế, ngôn ngữ còn là phương tiện tất yếu và điều kiện cho những thành tố khác trong văn hóa này sinh, phát triển và hoạt động. Chính trong ngôn ngữ, đặc điểm của một nên văn hóa dân tộc được lưu giữ lại rõ nhất".

Thông qua các công trình nghiên cứu của những người đi trước và từ những so sánh đối chiếu về từ láy như phần trên, chúng ta có thể nhìn ra các đặc trưng văn hóa và tư duy dân tộc ẩn chứa trong ngữ nghĩa của các từ láy, thấy được s giống và khác nhau về tư duy văn hóa dân tộc giữa hai ngôn ngữ.

Từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung là một loại từ cố định, nó thường được sử dụng trong câu với tư cách là một bộ phận cấu thành câu, và chức năng của nó ở trong câu khá rõ ràng và có các tiêu chí để khu biệt với các loại từ khác. Từ láy thường tuân theo những quy luật nhất định, như kết hợp thanh điệu, quy luật biến âm để th c hiện mục đích của nó. Ví dụ, lặp động từ chỉ tâm lý để làm giảm mức độ của động từ, hay việc lặp tính từ đơn âm tiết sẽ làm giảm mức độ của tính từ đó, tuy nhiên trong những tình huống đặc biệt còn có thể làm tăng mức độ lên, hoặc khi muốn hình dung điều gì đó đến c c độ,người Việt Nam sẽ dùng tính từ láy 3 âm tiết, người Trung dùng từ láy động từ để diễn đạt ngữ khí lịch thiệp khéo léo, mang tính chất lịch s v.v. Như vậy, từ láy phản chiếu đặc điểm văn hóa - dân tộc của tư duy ngôn ngữ ở người Việt và người Trung, đó chính là tính linh hoạt mềm dẻo trong tư duy, luôn biết cách thay đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, luôn có khả năng tiếp thu những cái hay cái đẹp của các dân tộc khác để tạo ra cái của riêng mình với một tinh thần sáng tạo.

Ngoài ra, việc sử dụng từ láy còn thể hiện tư duy hình tượng, tư duy liên hợp, cảm giác, hành động- tr c quan của người Việt và người Trung. S xuất hiện láy làm cho ngữ nghĩa càng cụ thể, sinh động và hình tượng, vì thế có khả năng miêu tả và gợi tả rất mạnh, ví dụ: khi nói đến “xanh mơn mởn” người ta sẽ liên tưởng ngay tới hình ảnh cây lá non mượt và tươi tốt đầy sức sống; hay 红灿灿“ miêu tả ánh hoàng hôn mặt trời đỏ r c, ánh sáng chói lọi v.v.

Những đặc điểm tương đồng của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung thể hiện s giống nhau về đặc trưng văn hóa - dân tộc của tư duy ở người Việt và người Trung.

Tuy nhiên, định nghĩa của từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung có s khác biệt, trong khi “những từ lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo qui tắc biến thanh, là những từ đa tiết mà giữa các âm tiết có quan hệ ngữ âm” trong tiếng Việt được gọi là “từ láy”. Thì trong tiếng Trung,đối ứng với từ láy tiếng Việt lại được phân làm một số loại với các tên gọi riêng, như 重叠词, 叠音词,连绵词 v.v. Ngoài ra như chương 3 đã chỉ ra một

số điểm khác nhau giữa từ láy tiếng Việt và tiếng Trung, những điệu đó cũng thể hiện tư duy và văn hóa của người Việt với người Trung vẫn tồn tại s khác biệt nhất định.

Tiểu kết

Về mặt kết cấu, tiếng Việt và tiếng Trung đều chia làm từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận, từ láy đều gồm có dạng AA, ABB, AABB và ABAB. Về mặt ngữ âm, từ láy tiếng Trung và tiếng Việt đều phải tuân theo những quy luật ngữ âm nhất định. Về mặt ngữ nghĩa, điểm giống nhau lớn nhất giữa từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung đó là mang sắc thái tình cảm rõ nét, khiến s vật, trạng thái được miêu tả càng sinh động, giàu tính hình tượng và chuẩn xác. Đương nhiên ngoài những điểm tương đồng trên cũng có nhiều điểm khác biệt, như khác biệt về cách láy, khác biệt về đặc điểm ngữ âm, ý nghĩa cũng không giống. Nguyên nhân là do đối với từ láy tiếng Việt, ngữ âm và ngữ nghĩa, kết cấu có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng với từ láy trong tiếng Trung, quy tắc về ngữ âm lại không quá chặt chẽ, ngữ nghĩa không bị thay đổi vì ngữ âm. Chương này thông qua so sánh đã chỉ ra s giống và khác nhau về kết cấu, ngữ âm, ngữ nghĩa của các hình thức từ láy trong tiếng Việt và tiếng Trung. Còn vấn đề trọng âm, do giới học thuật Việt Nam từ trước tới này không chú trọng nghiên cứu, hơn nữa quan điểm cũng không đồng nhất nên chúng tôi không tiến hành so sánh.

Những điểm giống nhau giữa từ láy tiếng Việt và tiếng Trung sẽ giúp cho việc dạy và học trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Ngược lại, những điểm khác biệt sẽ trở thành rào cản nhất định đối với công tác dạy và học. Thông qua bài luận văn này, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị như sau:

Khi giảng dạy từ láy Tiếng Việt cho người Trung và từ láy tiếng Trung cho người Việt, giáo viên cần nắm được các kiến thức cơ bản như: loại hình, đặc điểm về kết cấu, ngữ nghĩa, ngữ âm và những kiến thức liên quan đến vận dụng từ láy. Trong quá trình dạy học cần giúp người học nhận biết chính xác các hiện tượng từ láy, tạo điều kiện và môi trường cho người học luyện tập, vận dụng từ láy vào đúng ngữ cảnh để có thể phát huy được hết tác dụng của nó. Ngoài ra cần phân tích, chỉ

rõ những điểm giống và khác nhau giữa từ láy tiếng Việt và tiếng Trung, để người học tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

Ở đây chúng tôi chỉ nêu một vài ví dụ cơ bản, những điểm giống và khác nhau cụ thể giữa từ láy tiếng Việt và tiếng Trung đã được thể hiện khá đầy đủ ở phần trên.

KẾT LUẬN

Luận văn này là nghiên cứu bằng tiếng Việt đầu tiên về so sánh từ láy thường dùng trong tiếng Việt và tiếng Trung. Có thể nói, luận văn đã phân tích và so sánh khá toàn diện đặc điểm của từ láy trong hai ngôn ngữ Việt- Trung và đạt được yêu cầu “ dễ hiểu” và “dễ đọc”. Việc nghiên cứu từ láy của hai ngôn ngữ dưới góc độ so sánh có thể phát triển khả năng vận dụng từ láy và đạt mục đích phục vụ cho việc dạy và học.

Những kết quả nghiên cứu đạt được cụ thể như sau:

1. Đưa ra các định nghĩa, các tiêu chí nhận diện đặc điểm của từ láy tiếng Việt và tiếng Trung, đồng thời phân biệt từ láy tiếng Việt với những loại từ khác thường xuyên bị nhầm lẫn, phân biệt phương thức láy với phương thức lặp .

2. Giới thiệu hệ thống ngữ âm trong tiếng Việt và tiếng Trung, nêu rõ các đặc điểm từ láy trong từng ngôn ngữ.

3. Chỉ ra những điểm giống và khác nhau cụ thể trên phương diện kết cấu, ngữ âm và ngữ nghĩa trong từ láy của hai ngôn ngữ này.

4. Từ những điểm giống và khác nhau ấy, chúng tôi nêu ra các đặc trưng văn hóa và tư duy dân tộc ẩn chứa trong ngữ nghĩa của từ láy để thấy được s giống và khác nhau về tư duy văn hóa dân tộc giữa hai ngôn ngữ Việt - Trung.

5. Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc dạy và học từ láy tiếng Việt và tiếng Trung để tránh nhầm lẫn khi sử dụng, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập, đồng thời phát triển tư duy sử dụng từ láy của người học.

Đương nhiên, nghiên cứu cả một hệ thống ngôn ngữ là điều không hề dễ dàng, luận văn này chưa phải là hoàn thiện nhất, nghiên cứu vẫn chưa đủ sâu sắc. Hơn nữa, luận văn được hoàn thành trong thời gian ngắn và trình độ chuyên ngành của người viết còn hạn chế, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Sau này, nếu có điều kiện tiếp tục nghiên cứu ở bậc cao hơn chúng tôi sẽ nghiên cứu mở rộng và đi sâu hơn nữa về đề tài này. Hy vọng những điểm còn thiếu sót sẽ được các vị học giả, quý thầy cô giáo và các bạn chỉ bảo, góp ý kiến để bài luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục.

2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

3. Nguyễn Tài Cẩn (2003), Ngữ pháp tiếng Việt [M], NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Đỗ Hữu Châu (1999), Đơn vị từ v ng - ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.

5. Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, NXB Thanh Tân.

6. Mai Ngọc Chừ (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt[H], NXB Giáo dục.

7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục Hà Nội.

8. Mai Ngọc Chừ (chủ biên), Nguyễn Thị Ngân Thoa, Đỗ Việt Hùng,...( 2007), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Hà Nội.

9. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ v ng học tiếng Việt, NXB Giáo dục. 10. Hoàng Văn Hành (1985), Từ láy trong tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội. 11. Hoàng Văn Hành (chủ biên) ( 1995), Từ điển từ láy tiếng Việt, NXB Giáo dục. 12. Hoàng Văn Hành (2008), Từ láy trong tiếng Việt[M]. NXB Khoa học xã hội.

13. Trịnh Đức Hiển (2006), Những vấn đề ngôn ngữ học [M], NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.306.

14. Lê Trung Hoa (2002),Tìm hiểu nguồn gốc địa danh Nam bộ và tiếng Việt văn học, NXB khoa học xã hội.

15. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo của từ tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học Xã hội. 16. Lê Văn Lý (1972), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam, Trung tâm học liệu, Bộ giáo dục. 17. Hà Quang Năng (2003), Dạy và học từ láy ở trường phổ thông, NXB Giáo dục. 18. Hoàng Phê (1996), Từ điển vần, NXB Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học.

19. Hoàng Phê (chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

20. Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa. 21. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục.

22. Hoàng Tuệ (1978), Về những từ gọi là từ láy trong tiếng Việt, NXB Khoa Học Xã hội.

23. Nguyễn Đức Tồn (2015), đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy,NXB Khoa Học Xã hội.

24. Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thuận ngữ ngôn ngữ học, NXB giáo dục.

Tài liệu tiếng Trung:

[1] 常敬宇.《论动词的叠用》[A]. 杭州:杭州大学出版社, 1996. [2] 范方莲.《试论所谓“动词重叠”》[J]. 中国语文, 1964. [3] 房玉清.《实用汉语语法》[M]. 北京:北京语言学院出版社,1992. [4] 李人鉴.《关于动词重叠》. 中国语文, 1964. [5] 李宇明.《语法研究录》. 商务印书馆, 2002. [6] 李宇明.《论词语重叠的意义》[J]. 世界汉语教学,1996 . [7] 刘丹青.《原生重叠和次生重叠:重叠式历时来源的多样性》[J]. 方言, 2012. [8] 刘丹青.《实词的拟声化重叠及其相关构式》[J]. 中国语文,2009 [9] 刘月华.《动词重叠的表达功能及可重叠动词的范围》[J]. 中国语文,1983. [10] 刘月华.《 动量词“下”与动词重叠比较》. 汉语学习, 1984. [11] 吕叔湘.《吕叔湘文集》, 第二卷. 商务印书馆, 1990. [12] 吕叔湘主编.《现代汉语八百词(增订本)》. 商务印书馆, 1999. [13] 邵敬敏.《现代汉语通论(第二版)》. 上海教育出版社, 2007. [14] 石锓.《汉语形容词重叠研究概述》. 武汉理工大学学报(社会科学版), 2005. [15] 石锓、江蓝生.《汉语形容词重叠形式的历史发展》[J]. 语言文字应用, 2004. [16] 孙景涛.《古汉语重叠构词法研究》. 上海教育出版社, 2008. [17] 张拱贵.《 汉语叠音词词典》[Z]. 南京大学出版社, 1997. [18] 张静.《论汉语动词的重叠形式》[J]. 郑州大学学报,1979. [19] 赵元任.《汉语口语语法》. 商务印书馆, 1979. [20] 朱德熙.《现代汉语形容词研究》. 商务印书馆, 1979. [21] 朱德熙.《形容词重叠式的感情色彩》. 商务印书馆, 1979. [23] 朱德熙.《语法讲义》. 商务印书馆, 1982.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)