CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ LÁY TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG TRUNG
2.2. Đặc điểm từ láy trong tiếng Việt
2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tiếng Việt
2.2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy 2 âm tiết
Từ láy 2 âm tiết bao gồm các dạng: AA, A’A, AA’, thường được tạo thành bằng cách lặp tính từ, động từ, trong đó mỗi loại động từ khác nhau lại có đặc điểm ngữ nghĩa khác nhau.
a. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy động từ AA
Việc lặp động từ đơn âm tiết thành dạng láy AA chỉ giới hạn dùng cho động từ cử chỉ động tác, động từ chỉ tâm lý, và động từ nhận biết. Lặp động từ chỉ tâm lý sẽ
làm giảm mức độ của động từ, có nghĩa “hơi”. Ví dụ:
(1) Tôi ngạc nhiên trước cái vẻ đẹp lạ của Uyển, một vẻ đẹp khác mọi ngày, nó làm tôi sửng sốt và mơ hồ nhưsờ sợ. (“ Những cánh hoa tàn” - Nam Cao )
(2) Rầu rầu tôi tự hỏi: Uyển bây giờ ra sao? (“Những cánh hoa tàn” - Nam Cao)
Lặp động từ chỉ động tác được chia làm 2 loại: động từ tạm thời (tiến hành trong thời gian ngắn) và động từ có thể lặp được. Theo Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ v ng học tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1998), động từ lặp dạng AA biểu thị ý nghĩa trong thời gian ngắn, th c hiện động tác đó nhiều lần và liên tiếp, độ mạnh của động tác cũng sẽ giảm dần. Để biểu thị động từ thể hiện động tác trong thời gian ngắn, như các ví dụ đã nêu ở trên: gõ, chớp, vỗ, lắc, đá, gật, sau khi lặp biểu thị động tác được th c hiện liên tục lặp đi lặp lại trong một thời gian ngắn. Ví dụ:
(3) Chỉ huy trưởng đứng giữa sân chùa, tay bóp bóp cằm, nhìn theo cho đến lúc bóng ngựa khuất hẳn sau khúc đường cong.(“ Tuổi thơ dữ dội” - Phùng Quán)
(4) Chỉ huy trưởng gật gật đầu tấm tắc khen. (“ Tuổi thơ dữ dội” - Phùng Quán)
Ví dụ (3), chỉ huy trưởng nhìn theo một lúc lâu, th c hiện hành động bóp cằm lặp đi lặp lại nhiều lần.
Ví dụ (4), chỉ huy trưởng gật đầu rồi tấm tắc khen ngợi, hành động gật đầu diễn ra liên tục và nhanh chóng.
(5) Tôi hỏi gì nó cũng gật. Đến câu thứ tư tôi chưa kịp hỏi hết câu nó đã vội
gật gậtđầu, ý nói tôi hỏi đều đúng cả.(“Chuyện đâu còn có đó” - Hạ Liên)
Trong ví dụ này “tôi” muốn xác nhận với “nó” một số vấn đề, nhưng tại “tôi” hỏi nhiều quá làm “nó” b c mình nên “nó” gật đầu liên tục.
Đối với những động từ như “nói”, “tìm”, “nhìn”, “hỏi” không phải là động từ tạm thời, sau khi lặp thường chỉ động tác làm nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định và còn mang nghĩa “không chắc chắn” hoặc có ý bất mãn. Ví dụ:
(6) Thôi làm đi, để hắn nói nói nghe mệt quá. (“Những ngôi làng trên đất bãi bồi” - Cần Thanh)
mới giục bạn cùng làm nhanh lên, không “hắn ”lại nói tiếp. b. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tính từ AA và A’A
Theo cuốn “Từ v ng học tiếng Việt” của Nguyễn Thiện Giáp, việc lặp tính từ đơn âm tiết trong tiếng Việt thông thường sẽ làm giảm mức độ của tính từ đó.
Ví dụ:cong cong = hơi cong, tròn tròn = không tròn hẳn, chỉ hơi tròn,...
Tất nhiên, không phải lúc nào từ láy AA cũng có tác dụng làm giảm mức độ của tính từ, trong những tình huống đặc biệt còn có thể làm tăng mức độ lên. Ví dụ:
(7) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy, thấy xanh xanhnhững mấy ngàn dâu.
(“Cung oán ngâm khúc” - Đoàn Thị Điểm)
Trong câu thơ này, muốn miêu tả màu sắc của cây dâu thì không lý nào người viết lại đi miêu tả lá dâu xanh nhạt, mà ở đây “những mấy ngàn dâu” tạo cho người ta một cảm giác khắp một vùng rộng lớn đều là cây dâu, nếu vậy thì phải là cả một màu xanh đậm chứ không thể là xanh nhạt.
Tính từ láy dạng A’A có mức độ biểu thị giảm rõ rệt so với tiếng gốc. Ví dụ:
Ngòn ngọt < ngọt, Nằng nặng < nặng, chầm chậm < chậm...
c. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy tính từ dạng AA’
Theo Nguyễn Thiện Giáp, đặc điểm ngữ nghĩa của tính từ láy dạng AA’ là giúp tăng mức độ nghĩa của tiếng gốc lên, ví dụ: cuống cuồng > cuống, dễ dề > dễ, sát sạt > sát,...
2.2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy 3 âm tiết
a. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy 3 âm tiết dạng AA’A’ và A’A’A
Từ láy 3 âm tiết dạng AA’A’ và A’A’A chỉ có thể làm tính từ. Trong cuốn “Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại”(1976), Nguyễn Văn Tu cho biết tính từ láy 3 âm tiết (hai dạng AA’A’ và A’A’A) có mức độ tuyệt đối về mặt ngữ nghĩa, tức là nó biểu thị mức độ, trình độ c c lớn. Chúng ta xét ví dụ phía trên “sát” sắp xếp theo mức độ
tăng dần như sau:san sát < sát < sát sạt < sát sàn sạt.
Khi muốn hình dung gì đó đến c c độ, người Việt Nam sẽ dùng tính từ láy 3 âm tiết dạng AA’A’ và A’A’A, ví dụ:
(8) Đồ tế nhuyễn của riêng tây,sạch sành sanh vét cho đầy túi tham. (“Truyện
Ví dụ này nói về Vương viên ngoại (cha của Thúy Kiều) bị người khác vu oan giáng họa, khiến cả gia đình rơi vào cảnh khốn cùng. “Sạch sành sanh” ý muốn nói bọn sai nha đã cướp hết sạch tài sản nhà Thúy Kiều, không cần biết giá trị thế nào đắt rẻ thế nào đều vơ vét hết.
b. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy dạng ABB
Đặc điểm cấu trúc của từ láy dạng ABB là âm tiết A là ngữ tường thuật, hai âm tiết BB là thành phần bổ sung nghĩa cho tiếng gốc, A thường là tính từ.
Khi kết hợp với A, BB đóng vai trò miêu tả thuộc tính và trạng thái của A, đồng thời cũng có tác dụng phân biệt với các từ khác, làm cho nghĩa của tính từ chính xác hơn, hình tượng hơn. Ví dụ: khi nói đến “xanh mơn mởn” người ta sẽ liên tưởng ngay tới cánh đồng cỏ, nhắc đến “tối om om” người ta sẽ liên tưởng ngay tới một chỗ tối thui như m c, không một tia ánh sáng, tất cả đều bị màn đêm bao trùm.
(9) Đêm rằm, trăng sángvằng vặc. (“Trên ngọn gió bấc” - Từ Kế Tường)
(10) Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đắt, người ta cũng thích. (“Lão Hạc” - Nam Cao)
Ví dụ (9) miêu tả trăng rằm rất sáng, soi sáng cả đất trời.
Ví dụ (10) khiến người ta liên tưởng tới chú chó béo tròn quay, rất hình tượng và sinh động.
Có một điều cần nói thêm là, tính từ láy 3 âm tiết ABB được tạo ra từ tính từ AB có nghĩa nhấn mạnh hơn AB.
Từ ban đầu AB Dạng ABB
bé tí < bé tí ti
nóng bừng < nóng bừng bừng đen thui < đen thui thui vừa khít < vừa khít khịt
2.2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy 4 âm tiết a. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy dạng AABB
Dạng AABB có thể là tính từ, động từ, danh từ (đại từ nhân xưng). a.1. Tính từ láy dạng AABB
có hiệu quả nhấn mạnh hơn từ gốc AB.
(11) Nhìn bản mặtvênh vênh váo váocủa hắn chẳng ai ưa nổi.
“Vênh váo” có nghĩa là ngạo mạn, coi thường người khác, “vênh vênh váo váo”rất ngạo mạn, hết sức coi thường người khác.
Ví dụ:
(12) Hắnhùng hùng hổ hổxông vào nhà tôi.
“Hùng hùng hổ hổ” (hết sức hung hãn, dữ dằn) > “hùng hổ” (hung hãn,
hung dữ)
a.2. Động từ láy dạng AABB
Dạng này được tạo ra bằng cách lặp từ đẳng lập 2 âm tiết, biểu thị hai cử chỉ động tác hoặc hai quá trình đan xen vào nhau, lặp lại nhiều lần liên tục trong thời gian dài. Ví dụ:
(13) ... cái bóng dáng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. (“Một người thơ ca, một đi về” - Trịnh Công Sơn)
(14) Họcười cười nói nóirôm rả cả xóm trọ.
Ví dụ (13) “đi đi về về” nói về một cô bé học sinh mỗi ngày đi học rồi lại về nhà đều đi qua kí túc xá của tác giả, hai quá trình đi và về cứ đan xen nhau, ngày qua ngày diễn ra liên tục.
Ví dụ (14) ý nói “họ” cười nói trong một thời gian dài nhất định. a.3. Danh từ (hoặc đại từ nhân xưng) láy dạng AABB
Dạng này thường dùng trong xưng hô, (xưng hô người thân, đại từ nhân xưng), biểu thị mối quan hệ giữa hai người với nhau và cách xưng hô, có những lúc cũng biểu thị số lượng nhiều.
Ví dụ:
(15) Cô ta một điều chị, hai điều em, chị chị em em ngọt xớt. ("Đàn bà trung
niên” - Luân Vũ)
Trong ví dụ này, cô ấy là bà chủ, để khách vui vẻ, cô đã gọi khách là chị tỏ s tôn trọng khách hàng, khiêm tốn khi xưng mình là em.
Ví dụ:
thôi.( “Đầu làng có cây gạo” - Luân Vũ)
Trong ví dụ này, một người đang nói mấy người đang uống rượu, “bố bố con
con, ông ông cháu cháu” có nghĩa là trông mấy người đó có khả năng là quan hệ thân cận với nhau, nhưng khi say rượu thì sẽ mất lý trí và ý thức về vai vế.
b. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy dạng ABAB
Từ láy dạng ABAB được tạo ra bằng cách lặp động từ, tính từ láy vần có 2 âm tiết, đặc điểm ngữ nghĩa chủ yếu vẫn là nhấn mạnh thêm nghĩa của từ gốc. Theo khảo sát của chúng tôi qua “Từ điển từ láy tiếng Việt”, “Từ điển tiếng Việt” và những tư liệu liên quan khác phát hiện, những từ có thể tạo ra kết cấu dạng láy ABAB thường có ý nghĩa tiêu c c. Ví dụ:
lẩm bẩm < lẩm bẩm lẩm bẩm tần mần < tẩn mẩn tần mần
loạng choạng < loáng choáng loạng choạng lải nhải < lải nhải lài nhài
bồi hồi < bổi hổi bồi hồi
Ví dụ:
(17) Ông suốt ngàylải nhải lài nhàimấy câu đấy không thấy ngán à?
(18) ...Lão bây giờ lử đử lừ đừ như người chán đời. (“Kỹ nghệ lấy tây” - Vũ Trọng Phụng)
Dạng láy ABAB trong ví dụ (17) và (18) đều thể hiện ý nghĩa tiêu c c, “lải nhải lài nhài” có nghĩa cứ nói đi nói lại mãi, làm cho người nghe cảm thấy nhàm chán, khó chịu, còn“lử đử lừ đừ” có nghĩa là chậm chạp, nặng nề, không linh hoạt.
Tuy nhiên điều này cũng không hẳn là tuyệt đối. Ví dụ:
(19)Tẩm ngẩm tầm ngầmmà đấm chết voi.(tục ngữ)
Câu tục ngữ này có ý nghĩa tiêu c c dùng để hình dung một người rất sâu xa, thâm hiểm, tích c c thì dùng để khen một người bình thường nhưng rất tài giỏi, có thể làm nên việc lớn.
(20) Nhớ aibổi hổi bồi bồi, như đứng đống lửa như ngồi đống than.(ca dao) “Bổi hổi bồi bồi” thường dùng để diễn tả tình cảm tương tư của đôi trai gái,
không có nghĩa tiêu c c.