So sánh từ láy dạng ABAB trong tiếng Việt và tiếng Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 76 - 79)

2.3 .Đặc điểm từ láy trong tiếng Trung

3.4. So sánh từ láy dạng ABAB trong tiếng Việt và tiếng Trung

3.4.1. Những điểm tương đồng

3.4.1.1. Tương đồng về kết cấu

Trong cả tiếng Việt và tiếng Trung, từ gốc của từ láy dạng ABAB chủ yếu là động từ hoặc tính từ song âm tiết dạng AB. Ví dụ:

Tiếng Việt Tiếng Trung Động từ Cằn rằn - cẳn rẳn cằn rằn 享受 - 享受享受 (hưởng thụ) Dùng dằng - dùng dằng dúng dắng 研究 - 研究研究 (nghiên cứu) Tần ngần - tẩn ngẩn tần ngần 调查 - 调查调查 (điều tra) Tính từ Lử thử - lử thử lừ thừ 雪白 - 雪白雪白 (trắng như tuyết) Cù mì - củ mỉ cù mì 热闹 - 热闹热闹 (náo nhiệt) Vớ vẩn -vớ va vớ vẩn 鲜嫩 - 鲜嫩鲜嫩 (tươi mềm) 3.4.1.2. Tương đồng về ngữ nghĩa

Trong tiếng Việt, đặc điểm ngữ nghĩa của từ láy dạng ABAB là nhấn mạnh ý nghĩa so với từ gốc, đây là điểm tương đồng với một số tính từ dạng ABAB trong tiếng Trung (thường là tính từ dạng chính- phụ). Ví dụ: 雪白: trắng như tuyết, khi nói雪白雪白 sẽ nhấn mạnh mức độ trắng hơn, 乌黑:màu thâm đen, 乌黑乌黑: nhấn mạnh mức độ đen hơn. Từ láy ABAB trong tiếng Việt đều mang sắc thái mạnh hơn so với từ gốc. Ví dụ:

(63) Hắn đứngtần ngầnhồi lâu mới bỏ đi.

(63)' Hắn đứngtẩn ngẩn tần ngầnhồi lâu mới bỏ đi.

Tần ngần/ tẩn ngẩn tần ngần đều là đứng ngây ra, không chú ý xung quanh, nhưng sắc thái của dạng ABAB mạnh hơn so với dạng AB.

(64) Hai đứa nódùng dằngmãi không chịu dứt.

(64)' Hai đứa nódủng dẳng dùng dằngmãi không chịu dứt.

“dùng dằng” và “dủng dẳng dùng dằng” đều miêu tả s lưỡng l , chưa quyết định dứt khoát xem nên đi hay ở lại. So với câu trước, câu sau hình tượng hơn, mang sắc thái mạnh hơn.

3.4.2. Những điểm khác biệt

3.4.2.1. Khác biệt về kết cấu

Thứ nhất, xét về kết cấu nội bộ, từ gốc của từ láy dạng ABAB trong tiếng Trung dù là động từ hay tính từ thì chủ yếu đều là từ phức hợp. Khi là động từ, quan hệ giữa A và B là liệt kê (ví dụ: 检查检查, 琢磨琢磨, 欣赏欣赏, 开导开导), động tân (ví dụ: 关心关心, 动员动员) và động bổ (ví dụ 改进改进, 调动调动),

trong đó dạng liệt kê là nhiều nhất. Khi là tính từ, giữa A và B chủ yếu là quan hệ liệt kê (Ví dụ: 热闹热闹, 轻松轻松, 干净干净) và quan hệ chính-phụ(碧蓝碧蓝,

鲜嫩鲜嫩, 笔直笔直). Còn trong tiếng Việt, từ láy ABAB được hình thành từ từ hiệp vần song âm tiết (tức là hai âm tiết có vần giống nhau): hoặc là từ hiệp vần song âm tiết hình thành nên từ láy ABAB (ví dụtẩn ngẩn tần ngần (呆呆愣愣), tẩn mẩn tần mần (婆婆妈妈), cẳn nhẳn cằn nhằn (唠唠叨叨),hoặc là hai từ hiệp vần có ý nghĩa giống nhau hoặc gần nghĩa, ngữ âm tương t nhau, ví dụ:lử đử lừ đừ (无 精打采), bắng nhắng bặng nhặng (爱表现,让人讨厌), loáng choáng loạng choạng (踉踉跄跄). Đây là một phương thức cấu tạo từ không có trong tiếng Trung. Với

hạn chế này, số lượng từ dạng ABAB trong tiếng Việt rất ít.

Thứ hai, giữa kết cấu dạng ABAB trong tiếng Trung có thể thêm thành phần khác, ví dụ: 打听了又打听, 打量了又打量, 修改了又修改, 思考来思考去,

trong tiếng Việt thì không thể chèn thêm thành phần khác. 3.4.2.2. Khác biệt về ngữ âm

Trong tiếng Việt phải tuân theo một quy luật kết hợp thanh điệu nhất định, thường là “hỏi hỏi-huyền huyền” hoặc “sắc sắc-nặng nặng”, vì vậy hoặc sau khi láy phải biến thanh điệu hoặc thanh điệu của hai từ được ghép vào để tạo nên từ láy

phải có thanh điệu phù hợp với quy luật. Còn trong tiếng Trung, từ láy dạng ABAB không có s thay đổi về ngữ âm,ví dụ:

Tiếng Việt:

Dạng trùng điệp: từ gốc là thanh huyền thì đặt đằng sau, nếu là thanh hỏi thì đặt đằng trước.

Bùng nhùng bủng nhủng bùng nhùng Tần ngần tẩn ngẩn tần ngần Lỉnh kỉnh lỉnh kỉnh lình kình

Dạng ghép: thanh sắc và thanh hỏi đặt trước, thanh nặng và thanh huyền đặt sau.

Loáng choáng+loạng choạng → loáng choáng loạng choạng Bắng nhắng+bặng nhặng bắng nhắng bặng nhặng Lử đử+ lừ đừ lử đử lừ đừ

Tiếng Trung:

溜达 liūda (trôi dạt) 溜达溜达liūda liūda

开心 kāi xīn (vui vẻ) 开心开心kāi xīnkāi xīn

黝黑 yǒuhēi (tối mù) 黝黑黝黑yǒuhēi yǒuhēi

笔直 bǐzhí (thẳng tắp) 笔直笔直 bǐzhí bǐzhí

3.4.2.3. Khác biệt về ngữ nghĩa

Thứ nhất, trong tiếng Trung từ láy dạng ABAB thường là động từ (trừ tính từ láy dạng chính-phụ), tính từ song âm tiết liên quan đến tâm lý tình cảm thường láy dạng AABB, nếu láy dạng ABAB thường mang ý “sử động”, tức là động tính từ. Ví dụ:凉快凉快”: (bằng cách nào đó) làm cho (cơ thể) cảm thấy mát mẻ, 痛快痛 快”: làm (tâm trạng) cảm thấy vui sướng (bằng cách nào đó). Còn trong tiếng Việt,

nếu từ gốc là tính từ thì dạng láy của nó cũng là tính từ, từ gốc là động từ thì dạng láy của nó cũng là động từ. Ví dụ “lải nhải lài nhài” (唠唠叨叨)“bổi hổi bồi bồi” (忐忑不安) đều là động từ, ví dụ: “lử đử lừ đừ” (无精打采)“tẩm ngẩm tầm ngầm” (深沉难测)đều là tính từ.

Thứ hai, trong tiếng Trung, động từ láy dạng ABAB chủ yếu mang ý nghĩa thử nghiệm hoặc động tác được th c hiện dễ dàng, tùy tiện, nhàn nhã. Vì vậy có thể được dùng để biểu đạt ngữ khí uyển chuyển, có sắc thái lễ phép. Ví dụ:

- Mang nghĩa “thử nghiệm”:

(65) 这份稿件你先翻译翻译,不行我们再想其他办法。

(Bản thảo này em thử dịch trước, không được thì chúng ta nghĩ cách khác vậy.)

- Mang nghĩa “hành động thoải mái, không gò bó”:

(66) 会议已经开完,这几天他看看电影,买买东西,收拾收拾行李,就等 着回家了。(刘月华《实用现代汉语语法》,1996)

(Hội nghị đã kết thúc, mấy ngày này anh xem tivi, mua chút đồ, thu dọn hành lý rồi đợi về nhà thôi. )

- Ngữ khí uyển chuyển, lễ phép, không ép buộc:

(67) 这件事的轻重缓急你自己再掂量掂量。

(Sự quan trọng của việc này anh về cân nhắc lại nhé.)

Tóm lại, động từ dạng ABAB trong tiếng Trung và tiếng Việt có s khác biệt lớn về ngữ nghĩa, thường không có cách biểu đạt tương ứng .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)