So sánh từ láy dạng AA trong tiếng Việt và tiếng Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 57 - 65)

2.3 .Đặc điểm từ láy trong tiếng Trung

3.1. So sánh từ láy dạng AA trong tiếng Việt và tiếng Trung

3.1.1. Những điểm tương đồng

3.1.1.1. Tương đồng về kết cấu

Thứ nhất, từ láy dạng AA trong tiếng Việt và tiếng Trung đều là dạng lặp lại hoàn toàn của một tính từ, động từ, phó từ đơn âm tiết. Trong đó, bao gồm cả tính từ chỉ màu sắc, tính từ chỉ tính chất.

Tiếng Việt Tiếng Trung - Tính từ

đen → đen đen 黑黑(的)

vàng → vàng vàng 黄黄(的)

dài → dài dài 长长(的)

nhỏ → nho nhỏ 小小(的)

- Động từ

gật → gật gật (đầu) 点点(头)

chớp → chớp chớp (mắt) 眨眨(眼)

day → day day 揉揉(肩)

Thứ hai, láy động từ dạng AA có thể thêm từ chỉ phương hướng “lại” và “đi” để cấu thành cụm từ cố định. Ví dụ:

Tiếng Việt Tiếng Trung

chạy đi chạy lại 跑来跑去

bò đi bò lại 爬来爬去

nói đi nói lại 说来说去

xem đi xem lai 看来看去

3.1.1.2. Tương đồng về ngữ âm

Thứ nhất, láy tính từ dạng AA gồm hai trường hợp: từ A thứ hai không bị thay đổi ngữ âm và từ A thứ hai bị thay đổi ngữ âm.

- Không bị thay đổi ngữ âm:

Tiếng Việt Tiếng Trung

to to 大大 dàdà

dài dài 长长cháng cháng ẩm ẩm 湿湿 shīshī

- Bị thay đổi ngữ âm:

tuốt tuột 好好儿 hǎohāor dễ dề 满满儿 mǎnmānr khít khịt 慢慢儿 mànmānr

Thứ hai, từ láy dạng AA của danh lượng từ không có s thay đổi về ngữ âm. Ví dụ:

Tiếng Việt Tiếng Trung

tờ tờ 张张 zhāng zhāng người người 人人 rénrén lớp lớp 层层 céngcéng đêm đêm 夜夜 yèyè

3.1.1.3. Tương đồng về ngữ nghĩa

Thứ nhất, từ láy dạng AA của tính từ và động từ trong tiếng Việt và tiếng Trung có ngữ nghĩa tương đối phức tạp. Trong đó, ngữ nghĩa của tính từ từ láy dạng AA có mức độ cao hơn. Ví dụ:

Tiếng Việt Tiếng Trung

khít < khít khịt< 高高

dễ < dễ dề< 重重

sát < sát sạt< 长长

Thứ hai, từ láy dạng AA của danh lượng từ biểu thị số lượng nhiều, có thể thay thế cho một tập hợp mà mọi đối tượng trong tập hợp đó đều có đặc điểm giống nhau. Chúng ta cùng xem lại ví dụ lấy ở trên:

(44) Nhà nhà làm việc thiện, người người làm việc thiện. (khẩu hiệu tuyên truyền)

家家 做 善事, 人人 做 善事。

Kết cấu và và ý nghĩa của hai câu trong tiếng Việt và tiếng Trung hoàn toàn giống nhau.

3.1.2. Những điểm khác biệt

3.1.2.1. Khác biệt về kết cấu

Thứ nhất, về điều kiện cấu thành từ láy có kết cấu dạng AA của động từ đơn âm tiết, tiếng Việt quy định, chỉ những động từ đơn âm tiết diễn tả hành động xảy ra trong thời gian ngắn hoặc trạng thái tâm lý mới được cấu thành từ láy theo phương thức này. Trong tiếng Trung, động từ đơn âm tiết có thể cấu thành từ láy theo phương thức này lại là động từ diễn tả hành động đang tiếp diễn hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần, vì vậy bao hàm cả động từ diễn tả hành động xảy ra trong thời gian ngắn lẫn một số ít động từ diễn tả hoạt động nhận biết. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong tiếng Trung, động từ diễn tả hoạt động nhận biết có thể cấu thành từ láy, còn trong tiếng Việt thì không. Ví dụ:

thích(喜欢) → thinh thích hiểu(懂) → hiểu hiểu

nhớ(想念) nhơ nhớ yêu(爱) → yêu yêu

Những từ láy này không có trong tiếng Trung. Ngược lại, tiếng Trung tồn tại một số động từ diễn tả hoạt động nhận biết như “想 想”(nghĩ),“听 听”(nghe),“看 看”(đọc, xem) v.v, còn trong tiếng Việt không có cách nói tương t .

Thứ hai, trong tiếng Việt, ngoài động từ diễn tả hoạt động xảy ra trong thời gian ngắn, trạng thái tâm lý hoặc hoạt động nhận biết ra, các động từ khác hầu hết không thể cấu thành từ láy có kết cấu dạng AA. Nói cách khác, không thể tìm thấy cách nói tương đương trong tiếng Việt của rất nhiều từ láy kết cấu dạng AA được tạo thành từ động từ đơn âm tiết trong tiếng Trung. Ví dụ:

Tiếng Trung Tiếng Việt

想想 * nghĩ nghĩ 闻闻 * ngửi ngửi 谈谈 * bàn bàn 坐坐 * ngồi ngồi 看看 * coi coi 问问 * hỏi hỏi

Do đó, xét về số lượng, động từ láy kết cấu dạng AA trong tiếng Trung nhiều hơn trong tiếng Việt.

Thứ ba, động từ láy kết cấu dạng AA trong tiếng Trung có thể thêm các từ “一”/“了”/“着”/“了又”/ “来...去”vào giữa. Ví dụ: 笑笑 (cười) 笑一笑/笑了笑/笑着笑着 看看 (xem, đọc) 看一看/看了看/看着看着/看了又看 擦擦 (lau) 擦一擦/擦了擦/擦着擦着/擦来擦去 跳跳 (nhảy) 跳一跳/跳了跳/跳来跳去 说说 (nói) 说一说/说着说着/说来说去

Động từ láy kết cấu dạng AA trong tiếng Việt không thể thêm thành phần nào vào giữa.

Thứ tư, tính từ láy kết cấu dạng AA trong tiếng Trung thường phải thêm hư từ “的” vào phía sau, ví dụ:圆圆的”(tròn tròn), “绿绿的”(xanh xanh (lá cây)), “红 红的”(đo đỏ), “个子高高的”((dáng người) cao cao), “淡淡的光亮”((ánh sáng) mờ mờ)v.v. Trong tiếng Việt, tính từ láy kết cấu dạng AA thông thường không cần thêm hư từ, ví dụ: xanh → xanh xanh, nhỏ → nho nhỏ, “gió thổi nhè nhẹ”, “dáng người cao cao”, “ánh sáng mờ mờ” v.v.Trong một số trường hợp đặc biệt, một số ít các tính từ đơn âm tiết, động từ diễn tả trạng thái tâm lý đơn âm tiết có thể thêm hư từ “là” vào phía sau để biểu đạt ý muốn nhấn mạnh, ví dụ: thơm → thơm thơm là, nhớ → nhớ nhớ là.

Thứ năm, trong tiếng Trung, lượng từ và một số ít danh từ nhân xưng giữa người thân hoặc danh từ diễn tả cách xưng hô thân thiết có thể lặp lại theo kết cấu dạng AA, còn trong tiếng Việt chỉ có danh lượng từ là có khả năng này. Ví dụ: trong tiếng Trung nói “个个”, “本本”, “条条”, nhưng đối với những từ có nghĩa tương đương trong tiếng Việt, chỉ có thể nói “cái nào cũng, chiếc nào cũng, ai cũng”, “quyển nào cũng”. Trong tiếng Trung có cách nói “妹妹”, “妈妈”, “叔叔” trong tiếng Việt chỉ có thể nói “em”, “mẹ”, “chú”. Khi diễn tả cách xưng hô thân thiết, tiếng Trung có thể sử dụng kết cấu AA, nhưng tiếng Việt lại không có cách biểu đạt này.

Thứ sáu, nếu là kết cấu dạng AA của tính từ, động từ diễn tả trạng thái tâm lý hoặc hoạt động nhận biết của tiếng Việt có thể nhận s tu sức của thành phần diễn tả mức độ giảm bớt, trong tiếng Trung không có hiện tượng tương t . Ví dụ:

(45) Sang thu, tiết trời mát mẻ, có khi hơi lành lạnh. ( "Nước lên" - Cẩn Thanh)

(46) Nghe vậy, chị cũng hơi chútsờ sợ.

3.1.2.2. Khác biệt về ngữ âm

Về mặt ngữ âm, từ láy trong tiếng Trung và tiếng Việt có hai s khác biệt lớn: Thứ nhất, trong tiếng Việt, động từ đơn âm tiết diễn tả hành động khi lặp lại theo kết cấu dạng AA sẽ không có s biến đổi về thanh điệu, ví dụ “gõ gõ”, “lắc

lắc”, “xoa xoa”, “chà chà”, “gật gật” v.v. Tuy nhiên, trong tiếng Trung, động từ đơn âm tiết khi lặp lại thì thanh điệu của từ thứ hai sẽ đổi thành thanh nhẹ. Ví dụ:

找找zhǎo zhao (tìm) 看看kān kan (xem) 瞧瞧qiáo qiao (nhìn)

擦擦chā cha (lau) 想想xiǎng xiang(nghĩ) 听听tīng ting (nghe)

Thứ hai, trong tiếng Việt nếu tính từ hoặc động từ diễn tả trạng thái tâm lý, hoạt động nhận biết là từ mang thanh trắc, khi lặp lại theo kết cấu dạng AA thông thường A phải thay đổi thanh điệu. Có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp một, thanh điệu của âm tiết thứ nhất chuyển thành thanh bằng, trở thành dạng A’A; đồng thời, nếu A mang âm cuối là “-p/-ch/-c/-t” thì phải chuyển thành “-m/-nh/-ng/-n”, ví dụ: ngắt ngăn ngắt ngọt ngòn ngọt thích thinh thích (ch → nh) khác khang khác (c → ng) đẹp đèm đẹp (p → m)

Trường hợp hai, thay đổi thanh điệu của âm tiết thứ hai. Ví dụ:

khét khét khẹt khít khít khịt nhớt nhớt nhợt xốp xốp xộp

Trong tiếng Trung, tính từ đơn âm tiết khi lặp lại theo kết cấu dạng AA mà không thêm phần uốn lưỡi (儿) thường không thay đổi thanh điệu (không bao gồm các trường hợp thay đổi thanh điệu của thanh ba), mặt khác, nếu có thêm phần uốn lưỡi, thông thường âm tiết thứ hai sẽ thay đổi thành thanh một. Ví dụ:

满满(的)mǎnmǎn ( de ) 满满儿(的)mǎnmānr ( de )

小小(的)xiǎoxiǎo ( de ) 小小儿(的)xiǎoxiāor (de )

红红(的)hónghóng ( de ) → 红红儿(的)hónghōng ( de )

快快(的)kuàikuài ( de ) 快快儿(的)kuàikuāir ( de )

3.1.2.3. Khác biệt về ngữ nghĩa

Từ láy có kết cấu dạng AA trong tiếng Trung và tiếng Việt có s khác biệt rất lớn.

Thứ nhất, tính từ láy kết cấu dạng AA trong tiếng Trung có mức độ cao hơn so với từ gốc A. Ví dụ:“烫烫的”(nóng)có nghĩa là “rất nóng”, 大大的”(to)có nghĩa là “rất to”,厚厚的”(dày) có nghĩa là “rất dày”, 香香的”(thơm) có nghĩa là “rất thơm”, 重 重的”(nặng) có nghĩa là “rất nặng”, 深 深的”(sâu) có nghĩa là “rất sâu”.

Còn trong tiếng Việt , kết cấu dạng AA hoặc A’A thường có mức độ nhẹ hơn so với từ gốc, kết cấu dạng AA’ lại có mức độ cao hơn. Ví dụ: “dài dài” có nghĩa là “hơi dài”, “to to” có nghĩa là “hơi to”, “dày dày” có nghĩa là “hơi dày”, “thơm thơm”có nghĩa là “hơi thơm”, “nho nhỏ” có nghĩa là “hơi nhỏ”, “nằng nặng” có nghĩa là “hơi nặng”.

Tính từ láy kết cấu dạng AA trong tiếng Việt không có s thay đổi âm đọc cũng biểu thị ý nghĩa mức độ tăng thêm, tuy nhiên trường hợp này khá đặc biệt.

Ví dụ: Từ gốc dạng A’A dạng AA’ khít khin khít (hơi khít) khít khịt (rất khít) xốp xôm xốp (hơi xốp) xốp xộp (rất xốp) sát san sát (hơi sát) sát sạt (rất sát) dễ dê dễ (hơi dễ) dễ dề (rất dễ)

buốt buôn buốt( hơi buốt) buốt buột ( rất buốt)

Có thể thấy, s thay đổi về ngữ nghĩa trong kết cấu dạng AA của tiếng Việt có liên quan đến s thay đổi về ngữ âm.

Thứ hai, động từ láy kết cấu dạng AA trong tiếng Trung mang nhiều ý nghĩa như diễn tả hành động mang tính làm thử, hành động xảy ra trong thời gian ngắn, hành động diễn ra một cách thoải mái, quá trính diễn ra hành động bị kéo dài v.v. Trường hợp này không có trong tiếng Việt. Do vậy, khi muốn diễn đạt ý nghĩa

tương t trong tiếng Việt, không thể dùng biện pháp láy, mà cần dùng các biện pháp khác. Ví dụ:

Câu tiếng Trung Câu dịch tiếng Việt - Diễn tả hành động mang tính làm thử:

不信你问问他。 Không tin bạn hỏi anh ta thử xem.

你想想,还有什么? Bạn nghĩ xem còn cái gì nữa?

- Diễn tả hành động xảy ra trong thời gian ngắn:

他看看表,我知道他要走了。 Nó nhìn đồng hồ, tôi biết nó phải đi rồi.

他一见到我就点点头,微微笑。Vừa thấy tôi thì cậu ta gật đầu mỉm cười.

- Diễn tả hành động diễn ra một cách thoải mái:

有空的话我们去咖啡厅坐坐吧。Khi nào rảnh chúng ta đi uống càfe nhé.

新电影上映,下午我们去看看?Phim mới công chiếu, chiều nay đi xem nhé?

- Diễn tả quá trính diễn ra hành động bị kéo dài:

你等等,我有话要说。 Anh đợi chút, tôi có chuyện muốn nói.

你今天多睡睡。 Hôm nay bạn ngủ nhiều một chút.

Ở đây cần chỉ rõ, cùng diễn tả hành động xảy ra trong thời gian ngắn, nhưng kết cấu dạng AA trong tiếng Việt và tiếng Trung lại không giống nhau. Kết cấu dạng AA trong tiếng Trung không có ý nghĩa diễn tả hành động được lặp lại, lấy ví dụ câu他看看表,我知道他要走了。” Ở trên, “看看”(nhìn) chỉ có nghĩa là “nhìn một chút”, chỉ cần người khác nghìn thấy là được, không cần kéo dài, cũng không cần diễn ra nhiều lần.

Còn kết cấu dạng AA trong tiếng Việt khi diễn tả hành động xảy ra trong thời gian ngắn (thật ra, ý nghĩa này là nghĩa vốn có của động từ gốc) cũng đồng thời diễn đạt ý nghĩa lặp lại nhiều lần. Chính vì đặc điểm này, động từ kết cấu dạng AA trong tiếng Việt có thể mang phía sau nó bổ ngữ động lượng chỉ số lần lặp lại của hành động.

Ví dụ:“gõ gõ mấy cái”, “lắc lắc mấy cái”, “quạt quạt vài cái” v.v.

Ngoài ra, kết cấu dạng AA trong tiếng Việt nếu không diễn tả hành động xảy ra trong thời gian ngắn, thì cũng diễn tả hành động được tiếp diễn. Về mặt hình thức,

có thể tìm thấy kết cấu tương t như vậy trong tiếng Trung, nhưng về mặt ý nghĩa lại không giống. Nguyên nhân là do, trong tiếng Việt, động từ sau khi lặp lại theo kết cấu dạng AA mang ý nghĩa “không hài lòng” hoặc “không xác định”. Trong tiếng Trung không có trường hợp tương t . Ví dụ:

(47) Cô để ý thấy người đàn ông (…) cứnhìn nhìncô, chẳng biết có ý gì. (48)… thằng Ba gắt lên: “hỏi hỏihoài à!”(“Nước lên” – Cẩn Thanh)

Ví dụ (47), “nhìn nhìn” có nghĩa là “người đàn ông” đã nhìn từ rất lâu rồi, nhưng “cô ấy” không biết “người đàn ông” có mục đích gì mà nhìn mình suốt như vậy. Ví dụ (48), “thằng ba” rất giận, bởi vì có người (anh của thằng ba) cứ hỏi nó, khiến nó cảm thấy thật phiền phức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh từ láy trong tiếng việt và tiếng trung (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)