Giọng điệu triết lý, suy tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 92 - 104)

5. Cấu trúc luận văn

3.2 Giọng điệu trần thuật

3.2.2 Giọng điệu triết lý, suy tư

Sơn Nam ít chú trọng xây dựng thế giới nội tâm nhân vật vì tính cách của người Nam Bộ nói chung là bộc trực, thẳng thắn. Những nỗi niềm suy tư chỉ thoắt hiện rồi vội vàng tan biến. Do đặc trưng tính cách này nên các nhân vật của Sơn Nam thường không lưu lại ưu phiền. Điều đó không có nghĩa họ là những con người nông cạn. Bởi vậy, sự xuất hiện của những nhân vật trải nghiệm cuộc đời luôn được nhà văn dành một sự ưu ái lớn.

Như đã trình bày trong các phần trước, Sơn Nam luôn dõi theo sự biến động của mảnh đất Nam Bộ nên mọi thay đổi của mảnh đất theo chiều hướng xấu đi đều

để lại trong ông một nỗi đau nào đó. Khi viết về mảng đề tài này, giọng điệu trong

các tác phẩm thường chùng xuống, khắc khoải, trầm buồn. Đó là hình ảnh những

ông già trải qua bao hạnh phúc, đắng cay đã rút ra cách đối nhân xử thế vì họ biết rằng cuộc đời mỗi con người là có hạn. Miêu tả nhân vật này, nhà văn lồng ghép

trong chất giọng đầy triết lý, suy tư thể hiện những khái quát mang tầm triết luận về

một vấn đề, một hiện tượng trong cuộc sống xã hội và toàn cõi nhân sinh. Giọng triết lý thể hiện cái nhìn có tính quy luật của tác giả về thời cuộc, con người. Qua

hình ảnh những ông già trong các tác phẩm Ông già xay lúa, ông già mù truyện

Người mù giăng câu, ông Từ Thông đến từ Hòn Cổ tron… Sơn Nam đã dựng lên

những nhân vật từng trải để soi chiếu chính cuộc đời mình trong đó.

Đến với Ông già xay lúa, chúng ta bắt gặp sự trải nghiệm kiến thức của

một chàng trai trẻ. Cậu xã Nê là người duy nhất ở làng U Minh Đông thi đậu trường tiểu học và được đi học đến nơi đến chốn. Khi trở về, cậu mang những kiến thức học được đến gặp ông Năm xay lúa để kiểm chứng. Từ những câu thành ngữ rất

đơn giản như “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã

tối”, ông Năm đã giải thích từ tốn bằng chính vốn sống của mình: “Lệ thường mặt trời mọc hướng đông, lặn hướng Tây. Nhưng gần sa mưa hay gần tết thì mặt trời đi xéo. Vậy thì, ngày và đêm không đều, “tháng Năm chưa nằm thì sáng, tháng mười chưa cười thì tối”. Từ Đông Nam hồi về Tây Bắc, tức là bài ca vọng cổ muốn nói lúc tháng Mười; ngọn gió đó là gió tết. Mặt trời ít khi đi ngay hướng Đông Tây”

[29, tr. 774]. Để nắm bắt được điều này, ông Năm dần tích lũy qua những ngày rảnh rỗi nơi Hòn Cổ tron và cuối cùng đã nghiệm ra quy luật tất yếu của thiên nhiên. Với vốn kiến thức nhỏ bé, cậu xã Nê ngỡ ngàng trước câu trả lời của ông Năm. Như muốn kiểm chứng kiến thức của người thợ già, cậu dẫn ra thêm một trường hợp khác về chuyện người hòn Cổ Tron nơi ông sinh sống từng lưu lạc lại chốn này nhiều năm về trước khi trên người không có mảnh vải che thân. Do sự tình này ông Năm không nắm rõ nên câu trả lời làm cậu xã Nê chưa thỏa đáng. Cuối cùng, sau

khi cậu xã Nê và chú phó hương quản trở về, ông Năm mới lí giải: “Tôi hồ nghi đó

là mưu mô của mấy người nào đó ở gần chợ Rạch Giá. Vì thiếu quần áo- nên nhớ năm đó đồ khổ lắm, họ liều thân làm xấu để xin quần áo của nhà nước. Nhà nước

sợ họ: họ đã thành công. Dễ gì đi xin làm mướn một buổi sáng mà sắm được bộ quần áo, hồi năm quần bao, áo bố đó!” [29, tr. 777]. Chính bằng những trải nghiệm

thực tế qua bao năm, mỗi nhân vật đã rút ra những quy luật từ cuộc sống nên cách giải thích hoàn toàn thuyết phục người nghe. Câu nói cuối cùng của ông Năm cũng chính là sự trải nghiệm cuộc đời của tác giả. Ông tin chừng năm mười năm nữa khi tóc đã hoa râm thì con người ta sẽ hiểu ra điều đó.

Tháng chạp chim về là câu chuyện viết về một vùng quê trù phú, thời con

người mới đặt chân tới mảnh đất Kiên Giang nơi có vô vàn loài chim quý hiếm. Vì sự ưu ái của thiên nhiên nên họ đã khai thác quá mức và gây ra những tổn hại nặng nề. Từ chuyện con chim già sói cuối cùng còn sót lại, năm nào nó cũng trở về mảnh đất cũ như quyến luyến, tìm về một thời xưa cũ đã gợi lên trong ông Tư - Người đã

từng trải qua thời hung bạo nhất nảy sinh bao mối cảm hoài: “Ông Tư nhìn nó. Có

lẽ ông nghĩ đến phận mình mà nảy sinh ra bao mối cảm hoài. Trong con tim già, qua thời gian, giờ đây chắc chắn đã lắng xuống hết bao hung bạo của thời xuân xanh của ông và của đất nước hoang vu. Giữa ông và con chim nọ, không còn oán thù. Biển im lặng sau cơn giông tố. Đây là Bá Nha với Tử Kỳ cảm thông nhau. Cầu cho ông Tư với con già sói được sống lâu hơn trăm tuổi” [29, tr. 828]. Cái kết của

câu chuyện khiến bạn đọc phải suy ngẫm về tình đời, tình người về những giá trị một thời còn sót lại. Trải qua bao sóng gió thời trai trẻ, đến thời hoa niên con người ta đã biết sống chậm lại, để biết suy tư và trân trọng những gì đang có. Lúc này, trong mỗi con người chỉ còn lại sự bao dung, tình nghĩa như câu chuyện của ông Tư

với con già sói cuối cùng: “Con chim già sói đứng cao nghện trên cây gòn, day mỏ

qua phía nhà ông Tư. Ông Tư đứng tần ngần, lấy tay che mắt nhìn nó, cố sức nhìn kỹ từ nét mặt như hỏi han sức khỏe của người bạn già quen thuộc, biết giữ thủy chung đạo bằng hữu” [29, tr. 828].

Trong Người mù giăng câu là chuyện ông lão mù qua bao mùa giăng câu

đã nắm đã được quy luật đi ăn của loài cá cũng như thời điểm buông cần thích hợp:

“Vào đầu mùa, cá thường ăn mỗi khi nước lớn. Giữa mùa, cá ăn lúc chạng vạng,

Khó nhứt là chọn nơi để giăng câu. Cá sợ ngọn nước ngoài biển đổ tràn vào sông. Gặp nước mặn, cá hết nhớt ngoài da, con mắt xốn xang, nhưng nơi nước ngọt lại ít có cá vì cá chưa đi tới. Cá tập trung nơi lằn ranh nước lờ lợ và nước ngọt (…) Gió bấc thổi ròng rã, cá lần lần về sông Cái. Nếu bỗng nhiên trời trở nực, chuyển mưa, cá lui trở lại rừng và không ăn mồi. Những ngày ấy đi giăng câu cũng hoài công” [29, tr. 712, 713]. Khi phải đối mặt với cuộc sống mưu sinh, nhân vật

của Sơn Nam thường hòa mình vào cuộc sống như khuất phục thiên nhiên, nhưng ẩn sâu bên trong họ là những trí khôn và sức mạnh tiềm tàng không dễ gì khuất phục.

Có lẽ, thay đổi lớn nhất trong giọng văn Sơn Nam là khi đất nước rơi vào

tay kẻ thù xâm lược. Đó là hình ảnh của ông Từ Thông luôn đau đáu nhìn về quê

hương khi quê hương bị giặc xâm lấn; là chút ngậm ngùi, nỗi buồn len lỏi trong tâm thức Lục cụ Tăng Liên khi ghe của chùa đạt giải nhất mà phần thưởng là lá cờ tam

sắc: “Lục cụ không nói nửa tiếng, nuốt nước miếng như cố nén chút gì tủi nhục, xót

xa. Hồi lâu, cụ lắc đầu, cười xoa, rồi đỡ chú hương quản đứng dậy. Hai người bước ra sân. Một quang cảnh náo nhiệt diễn ra: bao nhiêu trai tráng đang nằm trên bãi cát, trên đất bùn. Kẻ thì hát nghêu ngao, kẻ thì ôm ngực mửa ra nào là rượu, bánh mì, kẻ thì với tay lên gào thét, đòi thêm rượu nữa” [29, tr. 208]. Hay ở Nhứt phá Sơn lâm đó là nỗi lòng của ông Tư Châu Xương và những người đồng nghiệp khi

nghe cặp rằng Be nói về mảnh đất mình đang sinh sống rằng “xứ này là của Tây”: “Tao cho Tây hay. Nó vô bắn nát óc mày. Xứ này, xứ của Tây mày biết

chưa?

“Xứ này xứ của Tây”. Mấy tiếng đó khiến ai nấy cười rộ lên, cười chua chát thiếu điều ra nước mắt. Gió rừng ngừng lại. Nước rừng bừng tỉnh soi rõ từng lá cây, dáng người. Chập sau, ông Tư Châu Xương nói ôn tồn:

- Mình dốt nát không biết tích Gia Long tẩu quốc, tích Tây đánh thành Long Hồ, nhưng chắc chắn mình không bao giờ nói một câu quá chật lật như thằng cặp rằng đó” [29, tr. 747].

Đọc truyện của Sơn Nam, chúng ta thấy dường như nhà văn luôn dõi theo từng bước chân của nhân vật, cùng vui, cùng buồn và chia sẻ những đắng cay cuộc

sống với họ. Trong Sông Gành hào, khi nghe ông kiểm lâm Rốp nói coi thường

người Việt Nam, không những chú Tư Đức đau lòng mà thông qua giọng điệu của truyện ta thấy nhà văn cũng đau lòng. Ở đây, tác giả và nhân vật cùng chịu chung một nỗi đau, đó là sự miệt thị của kiểm lâm Rốp đối với người Việt Nam. Giọng

văn chùng xuống như có gì tự an ủi: “Chú Tư Đức buồn bực vô cùng khi thấy ông

kiểm lâm Rốp khinh rẻ người Việt Nam ra mặt. Phận vậy, đành chịu vậy, biết sao bây giờ! Cãi lại thì rất nguy hiểm, ngoài tội ăn cắp cây rừng của nhà nước, chú có thể mang thêm tội làm “quốc sự”!” [29, tr. 802, 803].

Cảm xúc của con người Nam Bộ không chỉ thể hiện ở tình yêu quê hương,

đất nước. Chúng ta còn bắt gặp những câu thoại ngọt ngào trong câu hò đối đáp trao duyên giữa con Bảy đưa đò với chàng trai xứ Bình Thủy trong câu chuyện Con

Bảy đưa đò. Giữa đêm khuya thanh vắng chàng trai tâm sự:

“Hò... ơ... Thân anh như con phụng lạc bầy.

Thấy em lẻ bạn anh muốn vầy duyên loan.”

Cảm mến trước chất giọng ấm áp của chàng trai, con Bảy hát lại:

“Gặp mặt đây em muốn vầy hai họ, Sợ vợ anh ở nhà tiếng nọ kia”.

Và rồi, thứ tình cảm đó được vun đắp và lớn dần lên qua mỗi câu hò của đôi trai gái:

“Anh thương em, thương quấn thương quýt,

Bồng ra gốc mít, bồng xít gốc chanh. Bồng vô đám sậy, bồng bậy vô mui. Bồng lủi sang lái. Bồng ngoáy trước mũi. Đặt em nằm xuống đây...”[29, tr. 239].

Sau vì cảm động trước tình nghĩa của chàng trai, con Bảy đã quyết chờ suốt thời son trẻ. Đến nay đã trở thành dì Bảy nhưng nó vẫn không quên điệu hò bánh bò trên sông đã kết nhân duyên với chàng trai lạ. Trải qua bao năm, điệu hò trở nên ai oán kể lại mối tình đơn phương của nó về sau này:

“Cầu cao ba mươi sáu nhịp,

Em theo không kịp nhắn lại cùng chàng: Cái nghĩa tào khang sao chàng vội dứt? Đêm nằm thao thức, tưởng đó với đây. Biết nơi nao cho phụng gặp bầy, Cho le gặp bạn.

Ruột đau từng đoạn, Gan thắt chín từng. Đôi ta như quế với gừng,

Dầu xa nhau nữa cũng đừng tiếng chi” [29, tr. 243].

Bên cạnh chất giọng ngọt ngào, trữ tình thắm thiết, chúng ta còn bắt gặp

những câu văn đầy xót xa, cay đắng của nhân vật khi rơi vào những hoàn cảnh éo

le trong cuộc sống. Đó là nỗi lòng của những người cha có con gái không may lỡ dở, sau vì lụy tình mà phát điên. Trong lần trở lại rừng tìm người tình cũ, anh Tư

Hưng đã gặp lại Lão Bích với chất giọng mếu máo, lão nói: “Bây giờ nó điên rồi.

Mày đi vài tháng nó mang thai. Nó chờ mày về, chờ hoài. Rồi nó đẻ trong rừng, không ai làm mụ bà. Tao làm mụ cho nó... Mày tưởng tượng cái cảnh não nề. Con mày chết non. Kiểm lâm vô đây với hương quản để bắt củi xét thuế thân. Xóm mình tản lạc, tao với vợ mày phải chạy vô trong này. Mày coi vợ mày không thèm bận quần áo nữa, mà có bận thì cũng không mua nổi. Nó khóc, nó cười, nó chửi tao. Ban đêm muỗi mòng quá, nó cầm cây xơ quất này đập muỗi. Nó điên vì tình, vì đời...” [29, tr. 233]. Mặc dù con gái phát điên nhưng người cha già vẫn luôn mực

yêu thương, đi theo chăm sóc cho cô bởi tấm lòng cha mẹ luôn là vô bến bờ. Vì con mắc bệnh hiểm nghèo nên suốt mấy năm qua ông Hương Giáo không ngại đón những ông thầy ong giỏi nhất về để mày mò luyện ngọc ong chữa bệnh cho con

(truyện Hương rừng). Đó là tấm lòng của ông bà Hương Cả Ba có mụn con gái lỡ gả chồng xa xuống xứ Cạnh Đền: “Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh như bánh

cô gái đi xa. Mỗi đêm trằn trọc thao thức, người mẹ thêm một lần nhỏ lệ vì thương

con: “Má ơi đừng gả con xa/ Chim kêu vượn hú, biết nhà má đâu”.

Bởi giọng điệu không chỉ thay mặt nhà văn bày tỏ quan niệm về con người mà còn xác lập nên một kiểu ngôn ngữ kể chuyện in đậm cá tính sáng tạo của tác

giả. Dù tập truyện Hương rừng Cà Mau có xen những câu bình phẩm, chất giọng

nhân vật còn mang nặng phương ngữ, tự nhiên, gần gũi nhưng nhìn chung khá thống nhất. Chính yếu tố này đó đã tạo nên những câu chuyện đầy lôi cuốn, hấp dẫn, góp phần định hình nên phong cách sáng tác riêng của mỗi tác giả và làm nên sức sống tiềm tàng cho tác phẩm của Sơn Nam sau này. Dù trải qua lớp bụi thời gian nhưng sáng tác của Sơn Nam cũng không bị phai mờ.

Tiểu kết

Có thể nói, trong lối kể và tả của Sơn Nam luôn tạo nên sự uyển chuyển, linh hoạt trong ngôn ngữ. Đôi lúc, chúng ta thấy hình bóng ông hiện lên bên trong mỗi nhân vật. Ngôn ngữ trở thành phương tiện để nhà văn bộc lộ trực tiếp cái nhìn của mình với cuộc sống, là nơi nhắn gửi tâm tư, tình cảm dành cho bạn đọc.

Giọng điệu sử dụng trong tác phẩm kết hợp với sự linh hoạt của các giọng điệu trần thuật, vừa trầm lắng xót xa, vừa hoài nghi day dứt, vừa triết lý bàn luận có phần lề rề, chậm chạp… đã tạo nên dấu ấn riêng trong sáng tác của Sơn Nam. Với mỗi nhân vật, tác giả đã lựa chọn một giọng điệu riêng, phù hợp với mục đích và đối tượng miêu tả. Qua đó, nhân vật sẽ bộc lộ những nét biểu cảm và tính cách riêng để thể hiện tư tưởng và chủ đề tác phẩm.

KẾT LUẬN

Thực hiện đề tài Thế giới nghệ thuật trong tập truyện “Hương rừng Cà

Mau” của Sơn Nam, chúng tôi đã tiếp thu và kế thừa những thành tựu nghiên cứu

quý giá của những người đi trước. Bằng việc vận dụng lý thuyết thi pháp học và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, chúng tôi đã làm sáng tỏ những nét đặc trưng trong sáng tác nghệ thuật của nhà văn Sơn Nam để từ đó khẳng định những đóng góp của Sơn Nam cho nền văn học nước nhà.

Qua việc nghiên cứu về Thế giới nghệ thuật trong tập truyện “Hương rừng

Cà Mau” của Sơn Nam, chúng tôi đã rút ra những kết luận như sau:

Sơn Nam là một hiện tượng hiếm có của văn học Nam Bộ. Các sáng tác của ông thường đề cập đến nhiều phương diện về lịch sử, văn hóa, đất nước con người của một vùng đất. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện, Sơn Nam đã vẽ lại một bức tranh toàn cảnh về xã hội Nam Bộ trong những ngày đầu đi mở đất và khoảnh khắc giao thời xô bồ, hỗn loạn. Từ mối quan hệ giữa con người với con người, tác giả đã nhân rộng ra những mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, xã hội. Ở đó, những giá trị đạo đức bị đảo lộn, sự lọc lừa lên ngôi. Nếu mảng đề tài viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ tác giả bày tỏ sự cảm phục, thái độ trân trọng trước những hy sinh thầm lặng của con người thì đến mảng đề tài này ngòi bút của ông bỗng trở nên sắc lẹm. Trên mỗi trang viết đều thể hiện thái độ phê phán, vạch trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)