Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần gũi với cuộc sống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 81 - 86)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ trần thuật

3.1.2. Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần gũi với cuộc sống

Một trong những yếu tố tạo nên nét riêng trong sáng tác của nhà văn Sơn Nam là cách viết ngắn gọn, không cầu kỳ, giản dị, mang hơi hướng của cuộc sống.

Đặc biệt, ngôn ngữ được sử dụng trong mỗi câu chuyện rất linh hoạt và phong phú.

Người kể chuyện giữ một vai trò quan trọng, là cầu nối để tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa các nhân vật. Lời người dẫn chuyện có vị trí trung tâm dẫn dắt các

tình tiết trong câu chuyện, xoay quanh các nhân vật chính. Ngôn ngữ kể chuyện

trong tác phẩm thể hiện nội dung, tư tưởng, ý nghĩa và đó là tiếng nói của nhân vật, qua mỗi tình huống, tính cách của nhân vật sẽ dần được bộc lộ.

Trong truyện Con trích ré, bé Kiều có con trích là bạn thân, nó rất đẹp và

hoang dại. Với người thân quen nó quyến luyến không rời nhưng ngược lại khi thấy người lạ con trích nhỏ sẵn sàng báo động rồi tấn công. Sơn Nam đã đặt những nhân vật trong một tình huống đầy kịch tính đó là trong buổi lễ cai tổng Báu mừng công, đón nhận tấm huy chương canh nông do chính quyền thực dân ban tặng. Do sơ xuất, con trích đã tấn công ông quan chủ quản và nó phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Bé Kiều đau khổ vì cha gián tiếp giết mất con trích yêu quý để lấy lòng quan trên nên cô bé quyết trả thù bằng cách liều mình nhảy vào chiếc hồ chứa

những điều bí ẩn người cha vẫn thường ngăn cấm: “Bé Kiều nhớ tới con trích khôn

ngoan hằng đêm ngủ với nó, hằng ngày ăn uống đùa giỡn với nó. Trời! Con trích này chết rồi! Giận quá. Thủ phạm lại là cha nó. Nếu cha nó không trao cho ông Tây thì con trích vẫn sống nhăn. Bé Kiều quyết trả thù. Phải làm một việc gì mà khi cha nó hay tin sẽ khóc... như nó đã khóc. Nó sực nhớ đến cái hồ nước ở gần nhà bếp. Mọi khi cha nó căn dặn, ngăn cấm không cho nó lại gần. Đêm nay, lát nữa, nó sẽ bắc ghế, rình lúc người ở nhà bếp sơ ý... Nó nhảy vô hồ nước để trốn... Hồ nước mát lắm. Nhảy vào đó như nhảy xuống sông. Tại sao cha nó ngăn cấm không cho nó tắm dưới sông...” [29, tr. 331]. Sau bữa tiệc, ông cai tổng Báu đến bên tủ thờ lấy

chiếc huy chương gắn lên ngực và đi tìm bé Kiều để an ủi nhưng đứa con gái yêu quý đã biến mất. Ông và bọn gia nhân nhớn nhác đốt đuốc đi tìm, cuối cùng người cha chết lặng khi đến bên hồ nước.

Nét hồn nhiên trong ngôn ngữ còn được Sơn Nam ghi lại trong câu chuyện đối đáp giữa Hương ấp Thum và người dân xóm Tà Lốc về việc kéo tàu cho viên

quan toàn quyền (truyện Đồng thanh tương ứng): “Chiếc tàu hoạn nạn nằm tại

chợ. Thầy hương quản giao cho tôi nhiệm vụ kéo chiếc tàu đó… - Ủa! Sao lại dân xóm Tà Lốc!

Hương ấp Thum đáp:

- Dân xóm chợ đã góp tiền, đốt pháo và đóng thuế đầy đủ. Mấy chục năm nay dân xóm Tà Lốc chưa làm gì ích lợi cho nhà nước. Vậy thì…

- Dạ… Kéo về chợ Rạch Giá. Bà con nghĩ giùm. Sức một mình tôi làm sao kéo nổi chiếc tàu sắt về chợ Rạch giá, xa hơn mười lăm cây số.

- Bậy nè! Ai hơi đâu làm chuyện bá láp. Tại sao mình không kéo chiếc tàu đó vô bờ mời mấy ông bác vật tới sửa máy. Hoặc chuyến về, mấy ổng dòng tàu về…” [29, tr.405, 406]. Thứ ngôn ngữ được nhà văn Sơn Nam viết ra một cách tự nhiên sinh động, gần gũi, giản dị gắn với đời thường đã phát huy được hiệu quả

thẩm mĩ, thu hút người đọc bởi giá trị hiện thực mà nó đem lại. Người đọc cảm tưởng như mình đang được nghe thấy những ngôn ngữ ấy một cách tự nhiên như nghe chính những con người Nam Bộ đang trò chuyện. Đó là thứ ngôn ngữ trần trụi của thằng Nhi sau chuyến đi len trâu trở về. Trong câu chuyện với cha mẹ, nó kể lại

việc con trâu bị chết với chất giọng hằn học: “Đ.m chết hết một con. Đem cặp sừng

bộ da của nó về nè! Nặng gần chết. Đ.m không lẽ bỏ luôn” [29, tr. 658]. Ngôn ngữ

lúc này không còn tập trung chủ yếu vào người kể chuyện mà nó hướng tới ngôn ngữ của nhân vật. Và đôi lúc nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật được tác giả đẩy lên đến cao trào khi ông Hai được đọc bức thư của Tây Đầu đỏ gửi cho Cô Ba:

“Cuối thơ hắn ghi chú: “Coi chừng tụi bất lương, tụi trộm cướp tới nhà”.

Tôi quăng bức thư xuống nệm, chạy nhanh xuống tầng dưới. Anh hùng lột vỏ dừa, anh hùng ăn thịt vịt đang ngồi cú rũ, kẻ phun nước miếng, kẻ ụa liên tục như sắp mửa. Họ gượng nói với tôi:

- Thầy Hai tốt phước quá, khỏe quá! Thầy biết chữ. Tụi tôi dốt nên người mới ra nông nỗi.

Tôi nói gằn từng tiếng:

- Đừng chế nhạo tôi. Tôi mang nhục nhiều hơn mấy anh. Trời mưa thì mặc trời mưa. Mình về” [29, tr. 53].

Qua mỗi câu văn tác giả miêu tả ở trên đã chứng tỏ khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế trong suốt quá trình sáng tác tác phẩm. Từ những thay đổi nhỏ nhất trong những hành động, cử chỉ của ông Hai, ban đầu là run sợ, sau khi biết rõ lí do ông được trấn an và khi đọc xong bức thư, tâm lý nhân vật được nhà văn đẩy lên đến cao trào giận dữ trước sự cao tay của cô Ba trong việc xử lý những vị khách không mời. Đối với những kẻ có học như ông thì đây là một sự sỉ nhục vô cùng lớn.

Xen giữa những câu văn kể, tả Sơn Nam còn sử dụng khá nhiều ngôn ngữ đối thoại để từ đó làm nổi bật lên tính cách của từng nhân vật. Đối thoại thực

chất là quá trình tương tác ngôn ngữ, sự chuyển đổi luân phiên từ phía này sang phía khác nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật, đó là sự thể hiện những suy nghĩ của nhân vật. Đặc điểm trong phong cách đối thoại của Sơn Nam, đó là sự xuất hiện của những câu hỏi không nhằm mục đích hỏi hay trả lời hoặc nhân vật hỏi nhưng không có lời đáp hay tác giả tự hỏi tự trả lời. Hệ thống ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng mang tính chất linh hoạt và biến thiên rất rõ. Ngôn ngữ trong tác phẩm gần gũi với khẩu ngữ Nam Bộ. Từ lối xưng hô đến lời nói nhân vật đều gần gũi, quen thuộc với người dân nơi đây. Nhà văn không phân biệt giai cấp, tầng lớp của nhân vật, chỉ biết rằng trong ngôn ngữ họ sử dụng hàng ngày vẫn vô cùng mộc mạc và giản dị như

cuộc đối thoại giữa chú Tư và thằng Nhi trong truyện Mùa len trâu:

“Chú Tư chờ thằng Nhi vào nhà. Nó cổi cái áo ướt mem quăng trên sàn:

- Xung quanh đây hết cỏ rồi. Làm sao bây giờ hả ba? Trâu đói nữa, con mắt nó đổ ghèn hoài.

Chú nói:

- Bên giồng cát Sóc Xoài… Mày có qua tới đó không?

- Có. Mà hết cỏ rồi. Mấy lõm cỏ sau chùa không đủ cho trâu bò ở đó ăn, đâu có dư tới mình. Trâu mình ốm nhiều. Từ đây tới nước giựt còn trên ba tháng nữa. làm sao chịu nổi?

Hồi đầu mùa, tao biểu giao trâu cho họ đi len miệt khác kiếm cỏ. Má mày ngăn cản. Bây giờ tới nước này rồi” [29, tr. 653].

Trong một gia đình nông dân Nam Bộ điển hình như gia đình chú Tư Đinh, mọi người có cách ăn nói quá bình đẳng. Với đông đảo bạn đọc khi mới lướt qua những trang sách này sẽ cảm nhận chung về sự bất kính trong quan hệ gia đình nhưng khi xét kỹ văn bản trong mối quan hệ xã hội, chúng ta thấy điều đó là hết sức bình thường. Bởi cách nói đó thể hiện một nét văn hóa đặc trưng trong lối ứng xử của con người Nam Bộ.

Và cuộc đối thoại giữa Tư Én và ông Bang cà ròn về cuộc sống mưu sinh của những người dân nghèo trong một đêm trăng sáng cũng tương tự như vậy:

“Mặt nước phản chiếu vài ánh sao thưa. Mấy bóng bàng nằm dầm trên đất

bùn, như cây to cưa ra từng khúc đều đặn. Ông Bang Lình khen ngợi: - Ráng nhổ thêm rồi ngày mai về Sóc Xoài.

- Thì tôi nhổ đây!

Lập tức, Tư Én nhảy xuống nước. Nước sâu ngang gối, chú lội bì bõm đến cụm bàng dày kịt trước mặt. Đột nhiên Bang Lình kêu rú:

- Muỗi cắn! Trời ơi, muỗi ở đâu nhiều vậy! Sao hồi nãy không có muỗi? - Bàng nhiều thì muỗi nhiều. Hồi nãy, xuồng chống lẹ, muỗi bu theo không kịp.

Thấy Tư Én cứ đi tới, ông Bang sợ sệt: - Trở lại, đưa tôi về! Đưa tôi về!

- Dạ, tôi nhổ sáng đêm nay rồi luôn cả ngày mai mới đủ một trăm năm chục bó. Ngày mốt tôi mới về được, còn buộc mấy bó bàng cho nó nối đuôi sau lái chiếc xuồng, ra ngoài kinh xáng, bàng nổi trên mặt nước, xuồng sẽ kéo theo dễ dàng” [29,

tr. 762, 763].

Qua mỗi tình huống, nhân vật của Sơn Nam sẽ tự bộc lộ những nét tính cách của riêng mình. Họ là những con người hiền lành, chân chất, thật thà nghĩ sao nói vậy nên bao niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống đều được trút bỏ ra ngoài. Có thể nói, từ cách xưng hô, ngôn ngữ và cách diễn đạt của mỗi nhân vật, bạn đọc sẽ hình dung ra những bức tranh Nam Bộ sinh động theo cách riêng của mình.

Sử dụng ngôn ngữ sinh hoạt, đối thoại hàng ngày để xây dựng tác phẩm, Sơn Nam đã phát huy tối đa vai trò của ngôn ngữ Nam Bộ trong đời sống, phát huy tính chất giàu hình tượng, giàu cảm xúc trong mỗi tác phẩm. Qua đó, nhà văn đã truyền tải được cái thần của cuộc sống, đời sống tâm tư tình cảm của con người nơi đây vào văn học. Sơn Nam hiểu sâu sắc về ngôn ngữ của con người Nam Bộ nên khi vận dụng chất ngôn ngữ này vào sáng tác, nhà văn đã tạo được những nét riêng mà không làm cho ngôn ngữ mất đi chất văn chương vốn có. Do đó, ngôn ngữ trong tác

phẩm của Sơn Nam vừa dân dã và cũng giàu sức biểu cảm y như tính cách của con người Nam Bộ vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)