Không gian đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 39 - 47)

5. Cấu trúc luận văn

2.1 Không gian nghệ thuật trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của

2.1.3 Không gian đô thị

Không gian đô thị trong truyện ngắn Sơn Nam không đậm đặc như một số cây bút miền Nam cùng thời như Lý Văn Sâm, Thẩm Thệ Hà, Bình Nguyên Lộc, Lê Vĩnh Hòa, Vũ Hạnh, Trang Thế Hy… Tuy vậy, đây vẫn là một kiểu không gian nhằm thể hiện quan niệm nhất định của nhà văn về cuộc sống.

Trong tập truyện Hương rừng Cà Mau, nhà văn Sơn Nam đã xây dựng lên

hai không gian hoàn toàn đối lập nhau. Đó là không gian thiên nhiên xã hội Nam Bộ trong những ngày đầu đi mở đất. Đặc trưng của không gian này là không có mốc thời gian cụ thể, tất cả được tác giả sử dụng bằng những khoảng thời gian nhất định nhằm tránh sự kiểm duyệt của chính quyền Sài Gòn. Bên cạnh đó là không gian xô bồ náo nhiệt của vùng phố thị miền Nam những năm 1930. Đây là thời kỳ dân ta sống trong bối cảnh xã hội thuộc địa với nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh do sự tác động to lớn từ kinh tế, văn hóa và lối sống hiện đại nên con người xuất hiện có phần nhỏ nhen, ích kỉ hơn. Đồng thời, những giá trị văn hóa đạo đức cũng dần bị đảo lộn, thay vào đó là sự lọc lừa, lối sống thực dụng dần lên ngôi.

Bước vào không gian đô thị, chúng ta không còn phân biệt được đâu là sự

thật và đâu là điều giả dối khi nhân nghĩa giả (truyện Thằng điếm vô danh; Người

tình của cô đào hát); tình yêu giả (truyện Ăn to xài lớn); danh vị giả (truyện Anh hùng rơm) và cả những mối quan hệ cũng là giả dối như Ngày mưa đầu mùa, Bà đầm Phô-Xi-Đông, Người bạn triệu phú... Lúc này, không gian đô thị không còn là không gian gắn bó với một đời người như không gian miệt vườn, sông nước, mà nó đã trở thành một không gian xô bồ, hỗn loạn. Đô thị trong mắt người dân

từng gắn bó với cánh rừng, con nước trở thành một nơi bất an với nhiều nguy cơ

rình rập. Trong câu chuyện Người bạn triệu phú là nỗi lòng của một người đi xa trở về thăm bạn cũ: “Tôi rảo bước về phía mé sông Cầu Ông Lãnh. Quang cảnh hai

bên hơi rộn rịp khác thường. Trẻ con đứng lố nhố, chỉ trỏ… Ngay cả những người lớn tuổi, những ông chủ nhà lầu, chủ biệt thự cũng ra ngoài sân, rời khỏi cổng, đi tới lui ngoài đường, nện từng bước khá mạnh, biểu lộ nỗi xao xuyến, bất mãn. Họ giận ai vậy? Thái độ dân chúng ra ngoài đường khiến tôi suy nghĩ, tưởng tượng đến một biến cố… sốt dẻo vào giờ chót mà báo chí và các thông tin viên thạo tin nhứt cũng chưa biết đến” [29, tr. 695, 696]. Hay sự xuất hiện của vợ chồng Hương

trưởng làng Thạnh Hòa (truyện Bức tranh con heo) cũng là một ví dụ điển hình.

Chính sự quê mùa của vợ chồng hương trưởng đã trở thành món mồi béo bở cho những kẻ gian xảo trên phố chợ. Trên hành trình lên huyện học khôn, họ bị kẻ gian lừa ăn hết phần nhu yếu phẩm mang theo và vét sạch tiền khi mua tấm hình con heo

vô giá trị với một niềm tin khờ khạo: “Ông nói cho bà vợ được hưởng trọn vẹn niềm

vui trong ảo mộng xa vời: Tốt lắm. Đem về dán trước cửa. Hễ gà vịt hoặc heo mà đau ốm thì mình van vái cái hình đó. Gà đẻ ra nhiều trứng, heo mập như thổi, vài ngày đúng tạ... mình làm giàu, cái tờ cử hương trưởng của tôi đem danh, cái hình này đem lợi... Đủ danh đủ lợi rồi” [ 30, tr. 122, 123]. Bởi tính keo kiệt nên hai vợ

chồng Hương trưởng đã phải trả một cái giá quá đắt cho sự học khôn của mình. Miêu tả không gian sống nơi đô thị, Sơn Nam thường đối lập cảnh rực rỡ, lung linh sắc màu của chốn phồn hoa đô hội với hình ảnh bình dị mộc mạc của xứ

mới làm nảy sinh nhiều mối quan hệ phức tạp, xuất hiện nhiều thành phần bất hảo. Thay chỗ cho những con người thông minh, gan dạ, dũng cảm, hào hiệp,

trượng nghĩa là những kẻ liều lĩnh, lọc lừa, gian xảo. Nhường chân cho những người “vị nghĩa vong thân”, “trọng nghĩa khinh tài” là những kẻ tham tiền, hám lợi; thay thế những con người hồn nhiên, vô tư, lạc quan yêu đời là những kẻ vụ lợi, toan tính. Họ tìm đủ mọi cách để hái ra tiền, đạt được danh vọng và địa vị. Nếu nhà văn Sơn Nam đã từng say sưa với mảng đề tài viết về những nơi rừng rậm hoang vu, về những tháng năm con người đương đầu với thiên nhiên dữ dội qua đó bày tỏ sự cảm phục, thái độ trân trọng trước những hi sinh thầm lặng; thì nay, ở không gian xã hội xô bồ ngòi bút của ông bỗng trở nên sắc lẹm. Trên mỗi trang viết, Sơn Nam đều thể hiện thái độ phê phán, vạch trần những tội ác mà con người gây ra cho nhau. Đó là sự lọc lừa, giả dối do những đổi thay của xã hội sau khi chính quyền

được thực dân Pháp bảo hộ.

Trong hai câu truyện Thằng điếm vô danh và Người tình của cô đào hát,

tác giả đã dựng lại chân dung của một bộ phận thanh niên lúc bấy giờ là nghiện hút, bài bạc, rượu chè... Từ một thanh niên trai tráng, sau khi dính vào á phiện Hai Kim

sống la cà và dựa vào sự lừa dối để sinh tồn: “Suốt ngày, Hai Kim nằm... hút á

phiện rồi uống trà. Chiếc tam bản “Tiến Lợi” thường cắm sào dưới gốc cây me nước, ngang nhà máy sát lúa. Nhờ ăn nói lanh lợi, Hai Kim kiếm tiền dễ dàng” [29,

tr. 834]. Về sau, khi số á phiện dự trữ gần hết, anh ta thường lợi dụng các mối quan hệ để sống qua ngày. Thấy hoàn cảnh đáng thương của mẹ con cô Thị và khối gia

sản của gia đình cô, Hai Kim đã nảy lòng tham: “Trong xóm, có một gia đình đáng

chú ý: Bà mẹ già, đau chứng bại xụi, lao phổi, sống với người con gái khá đẹp, tên là Thị. Nhà rộng rãi, ba căn hai chái, bồ lúa còn đầy tràn, trên ngàn giạ. Hai Kim đậu ghe tam bản ngay bến để làm quen” [29, tr. 838]. Nhờ những mánh khóe trong

nghề, Hai Kim đã chiếm được cảm tình của cô Thị và nghiễm nhiên anh ta có được chốn dung thân như ý. Những tấm hình chụp và chiếc đài rè trở thành công cụ giúp Hai Kim thực hiện những ý đồ. Sự thật chỉ bị lật tẩy vào mười năm đó. Lúc này, Hai Kim vẫn là một kẻ nghiện hút còn cô Thị đã trở thành một bà đầm trở lại tìm

anh để lấy lại tấm hình của mẹ cô để thờ phụng. Cuộc trò chuyện giữa người thiếu

phụ và Hai Kim như lời kết tội chung mà tác giả dành cho những kẻ lọc lừa: “Thiếu

phụ nói mơ hồ: Mẹ tôi chết, sau khi anh ra đi. Bây giờ làm sao tìm được bức ảnh để thờ phượng? Hồi đó, tôi dốt, quên rằng cái máy không phim vẫn có thể chụp được... nhưng không ra cái gì ráo! (...) Máy chụp hình giống như lòng dạ con người. Nhưng là con người vô lương tâm, như anh!” [29, tr. 844]. Cũng vì ghiền á phiện

mà Chín Tiễn, ông bầu xưa của gánh hát Hoa Cúc trở thành kẻ xa đọa. Thời kỳ vàng son đã qua kể từ khi anh ta dính vào thuốc phiện. Sự nghiệp tiêu tán, giờ đây Chín Tiễn trở thành kẻ ăn bám và đi bôi nhọ danh dự của người tình cũ. Bà Hoa

Cúc, chủ gánh hát ngày nay phải mang tiếng là kẻ phụ tình (truyện Người tình của

cô đào hát). Qua việc xây dựng những nhân vật này, tác giả muốn khẳng định phần

nào sự tác động của xã hội thực dân đến đời sống con người, rằng họ cũng chỉ là nạn nhân, là sản phẩm của giai đoạn giao thời.

Giữa thời kỳ vàng thau lẫn lộn, chúng ta không còn phân biệt được đâu là giá trị đích thực trong những mối quan hệ thân thuộc bởi mọi thứ đã bị đảo lộn ngay

trong chính những gia đình hạt nhân của xã hội. Xóm Cù là là một câu chuyện điển hình nói về sức hút của đồng tiền đã chi phối đến mọi mặt trong cuộc sống con

người. Do việc tranh chấp tài sản xảy ra giữa hai người con là cậu Hai và cô Ba nên

sau khi ông cai tổng Hanh mất đã không được chôn cất theo đúng tục lệ bởi mỗi người con đều có sự toan tính phần thiệt hơn cho riêng mình. Ngay khi cha mất, cô Ba đã mau chóng thu dọn hai mươi lượng vàng người cha quá cố để lại và tìm đến phường bát âm mong muốn giải quyết thật nhanh việc ma chay để cô sớm dứt áo khỏi chốn này. Còn cậu Hai dưới cái vỏ bọc sẽ báo hiếu tận tình cho người cha quá cố đã trì hoãn việc khâm liệm. Nhưng bản chất của câu chuyện vẫn xoay quanh hai

mươi lượng vàng mà cô Ba đang giữ: “Trước khi nhắm mắt, ba tôi còn giấu hai

mươi lượng vàng trong tủ, do con Ba giữ chìa khóa. Hồi khuya này, con Ba cho biết: trong cái hộp vàng không còn... lượng nào cả. Tôi hỏi tại sao? Con Ba gây gổ với tôi...” [29, tr. 891]. Rồi những toan tính của hai đứa con bất hiếu quanh cỗ quan

Trong câu chuyện này chúng ta thấy phảng phất một nét buồn, một nét trào

phúng giễu nhại tương tự như trong trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia trích từ tiểu thuyết Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Nếu trong Hạnh phúc của một tang

gia, sự ra đi của cụ cố và lễ tang là nơi để con cháu phô trương lòng thành kính,

những mốt thời trang hay là nơi để người ta “chim chuột nhau” thì đến với Xóm cù

là của Sơn Nam chúng ta cũng được xem một vở kịch tương tự. Tư Tề là một người

chuyên lo chuyện ma chay trong làng hy vọng sẽ sớm có dịp trổ tài trong đám tang

ông Tổng Hanh: “Dưới quyền ông ta, có gần hai mươi cậu thanh niên lực lưỡng,

bọn này được tập dượt kỹ lưỡng về kỹ thuật khiêng quan tài ra khỏi nhà, đưa quan tài lên nhà vàng rồi hạ huyệt... một cách êm thắm” [29, tr. 889]. Để chuẩn bị cho

tang lễ ông cai tổng, cả đội quân của Tư Tề đã tập dượt không kể ngày đêm với

mong muốn “Nếu làm xong phận sự, bọn mình được thưởng và được tiếng... thơm

lây” [29, tr. 889]. Nhưng rồi sự toan tính của người con trai ông cai tổng khiến

chúng ta không khỏi xót lòng: “Tất cả mười làng, hai ngày rày mới có năm làng tới

điếu. Còn năm làng nữa ở xa xôi... Hôm rày tốn hao khá nhiều tiền. Tiền mua quan tài, tiền rượu thịt... Nếu không gom góp tiền của bà con đi điếu thì khó bề xoay xở...” [29, tr. 895]; điều đó phản ánh một phần sự băng hoại những giá trị đạo đức

trong xã hội và mối quan hệ giữa con người với nhau.

Và đặc biệt, nhà văn Sơn Nam còn dành riêng một số trang văn để viết về

cuộc sống của tầng lớp thanh niên thời bấy giờ, những kẻ học đòi chạy theo lối sống hiện đại mà bỏ rơi những tình cảm tốt đẹp của con người. Đây là một mảng

đề tài hấp dẫn trong những sáng tác của Sơn Nam sau này. Thứ tình yêu trong sáng, ngọt bùi như giọt mật vàng óng giữa rừng U Minh dần tàn lụi. Những câu hò trên sông ngây ngất của con Bảy đưa đò trong truyện ngắn cùng tên cùng lời thề thủy chung son sắt; chất ngọt bùi trong câu chuyện tình của cô Kim Em và cậu Minh

trong Chuyện rừng tràm, hay mối tình oan trái giữa cậu Tư Hưng và cô Lài – truyện Ngôi mộ chôn đứng đã không còn. Thay vào đó là thứ tình yêu trần trụi, tầm

thường do chịu ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây. Vì lợi danh, giáo Trích sẵn sàng lừa tình cô Tư Hạnh để làm bình phong giúp hắn chiếm đoạt những đồng giấy bạc

của thực dân Pháp (truyện Ăn to xài lớn); là những mối tình chóng vánh của Hai Tâm, Năm Kiểu, Mỹ Huê trong Mối tình đầm lai, Giấc mơ ngoài bãi tha ma... và

cuộc sống tẻ nhạt của những con người chạy theo vật chất mà quên mất một điều - Tình yêu chỉ thực sự đơm hoa khi chúng hình thành trên sự đồng điệu của hai tâm

hồn (truyện Bà đầm Phô-Xi-Đông). Qua việc xây dựng hai kiểu tình yêu đối lập:

Một thứ tình yêu trong sáng được kết tinh giữa không gian thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng và một thứ tình yêu đầy toan tính, vụ lợi nảy sinh giữa chốn phồn hoa đô thị. Một lần nữa, Sơn Nam lại vạch trần sự băng hoại về đạo đức và nhân phẩm của con người trong xã hội đương thời.

Giữa không gian đô thị xô bồ, Hội ngộ bến Tầm Dương là câu chuyện

hiếm hoi viết về tình tri kỉ còn sót lại trên mảnh đất này. A Lẩu là một người Hoa

được sinh trên đất Việt, anh vẫn luôn đau đáu nghĩ về quê hương, nguồn gốc của mình. Đó cũng là tâm sự chung của những con người không được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất mẹ. Thay vì rời bỏ mảnh đất Nam Bộ để trở về với miền đất mẹ, A Lẩu đã chọn cách sống chan hòa với thiên nhiên, kết bạn với đông đảo người Việt. Mối quan hệ giữa anh và Hai Lượng, Tư Đờn không đơn thuần là mối quan hệ bè bạn mà nó đã vượt lên thành tri kỉ. Họ cùng trò chuyện, cùng đờn ca sáo nhị, nhâm

nhi li rượu nồng và bến Tầm Dương trở thành nơi hội ngộ: “Mình là nghệ sĩ nghèo

gặp nhau, làm ăn thất bát, cười hát, đầu đội trời, chân đạp đất mà” [29, tr. 542]. Nhưng dù sức hút của không gian xã hội có mạnh mẽ đến mức nào cũng không đủ sức xóa nhòa, làm nhạt đi ký ức và tình cảm của con người Nam Bộ với vùng quê cũ. Không gian xô bồ đôi khi trở thành cái cớ để con người nhớ về

quê cũ nơi miệt vườn êm đềm giản dị. Đó là câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ vì mưu sinh nên sớm phải rời xa quê hương lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống khốn khó nơi đất khách càng làm họ thấm thía hơn những đắng cay, tủi nhục mà nhớ về

chốn bình yên nơi quê nhà: “Chàng làm thơ kí ở một tiệm bánh kem, nàng thì thủ

phận đêm đêm gánh chè đậu kiếm thêm tiền để nuôi nấng bầy con sáu đứa. Chàng và nàng đều dính dáng tới “chất ngọt” nên càng thương, càng tiếc mùi mật thơm

nhìn nhau không nói một câu. Ngọn đèn điện mập mờ gợi hình ảnh ngọn đèn sáp từ đâu lạc đến, đổ lệ hàng đêm, chẳng bao giờ lụn để soi sáng trang sách của cuộc đời bao la: Cuộc đời vừa xới mật vừa dễ hiểu nhưng họ chưa bao giờ hiểu - như cái tổ ong bên cạnh chuồng heo” [29, tr. 139]. Mặc dù chú Tư Lập đã quyết dứt tình với

mảnh đất rừng phương Nam sau khi lỡ dở với cô Hoàng Mai (truyện Hương rừng) nhưng suốt cuộc đời vẫn luôn day dứt bởi: “Hương rừng có ma lực quyến rũ. Lúc

mới đến thì vui. Ở lâu lại sanh buồn. Xa cách lâu ngày thì đâm ra nhớ không nguôi, không trở lại không được” [29, tr. 566]. Để rồi cuối cùng chú đã trở lại vùng quê

chốn cũ để một lần nữa được đắm mình trong chất ngọt của xứ tràm hoang vu.

Từ phố thị ồn ào náo nhiệt hay đến những nơi xa xôi hẻo lánh nhất, chúng ta thấy tâm hồn người phương Nam vẫn ngời lên tươi sáng. Ông Từ Thông là một người sống lâu năm trên hòn đảo xa bờ, tưởng chừng đã cắt đứt mọi liên lạc với thế giới xung quanh. Cho đến ngày nọ, ông được quan trên ghé thăm và cấp giấy cho vào đất liền thăm bà con. Ông chợt nghe thấy chút gì đó rạo rực trong lòng vì một món nợ với quê hương, đất nước và ông đã trở lại đất liền. Nhưng cuộc sống xô bồ, náo nhiệt nơi đây khiến ông thấy mình như lạc lõng.

Cứ như vậy, qua mỗi câu chuyện, Sơn Nam dẫn dắt bạn đọc bước qua những khoảng không gian rất riêng của xã hội Nam Bộ. Từ sự gần gũi thân thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)