Đặc điểm, tính cách con người Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 58)

5. Cấu trúc luận văn

2.3 Đặc điểm, tính cách con người Nam Bộ

Con người là sản phẩm tuyệt vời của tạo hoá, là trung tâm của cuộc sống xã hội. Từ xưa đến nay, văn học thường lấy con người làm đối tượng để phản ánh cuộc sống xã hội. Vì vậy, trong văn học, con người thường được nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Con người vừa là đối tượng, đồng thời cũng là mục tiêu mà văn học hướng đến. Với những nét đặc trưng riêng của mình, văn học thường đi sâu vào việc nhận thức, khám phá những giá trị của con người bằng hình ảnh, âm thanh… Qua đó, giúp chúng ta có được những góc nhìn đầy đủ hơn về những mảnh đời, những số phận để cùng soi chiếu, cảm thông, chia sẻ với những nhân vật được nhà văn nhắc đến.

Sơn Nam là nhà văn sinh ra và lớn lên giữa vùng đất Nam Bộ nên dấu ấn về con người Nam Bộ đã để lại trong ông một ấn tượng mạnh mẽ. Điều này đã góp phần quan trọng giúp nhà văn khắc họa rất thành công tính cách con người Nam Bộ

trong tập truyện Hương rừng Cà Mau. Con người trong truyện ngắn Sơn

Nam được nhìn nhận từ nhiều phương diện khác nhau, nhưng tựu chung lại chúng ta có thể chia ra làm bốn nhóm lớn. Đó là con người dũng cảm, gan góc; con người hào hiệp, nghĩa khí; con người bao dung, độ lượng vị tha và con người giàu lòng yêu nước.

2.3.1 Con người dũng cảm, gan góc

Như chúng ta đã biết, Cà Mau là mảnh đất cuối cùng, cực Nam của tổ quốc và cũng là điểm dừng chân cuối cùng của đoàn người di cư. Khoảng những thập niên đầu thế kỷ XX, cùng những biến đổi to lớn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, con người đã quy tụ về mảnh đất này từ nhiều vùng quê, gồm nhiều thành phần với vô vàn những lí do khác nhau. Trong số đó, có không ít người bỏ quê hương ra đi vì không chịu được ách áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến hoặc những gia đình nghèo khổ không đủ tiền đóng thuế thân phải đi tha phương cầu thực. Vì khát vọng đi tìm sự sống, họ tìm đến những vùng hoang sơ nhất của tổ quốc với mong

muốn người mẹ thiên nhiên sẽ dang đôi tay rộng lớn ôm ấp họ vào lòng. Để mưu

sinh, những con người đó phải trải qua muôn vàn khó khăn gian khổ, họ sinh sống bằng đủ thứ nghề như đi đốn củi lậu, săn chim, ăn ong, bắt cá sấu... Ngoài việc rơi những giọt mồ hôi, nước mắt cay đắng tủi nhục, đôi khi họ còn phải đánh đổi cả mạng sống của mình trước cuộc chiến khốc liệt với thiên nhiên.

Vượt qua tất cả những khó khăn thử thách, trong con người Nam Bộ vẫn ngời lên tinh thần dũng cảm và cuối cùng họ đã chiến thắng thiên nhiên.

Trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, nhà văn đã xây

dựng nên những hình ảnh đối lập, không cân xứng. Đó là sự đối lập giữa hình ảnh nhỏ bé của con người với không gian bao la của thiên nhiên đất trời. Giữa khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, huyền bí, Sơn Nam đã vẽ nên bức tranh bình dị về con người Nam Bộ và hết lời ca ngợi những phẩm chất đáng quý của họ. Đó là những con người giàu niềm tin, nghị lực và dũng cảm. Mặc dù sống giữa thiên nhiên hoang dã, thiếu thốn, gian khổ nhưng họ vẫn cố bám đất, bám rừng. Họ sẵn sàng ra tay bắt sấu, đuổi cọp, giết heo rừng, cho dù có phải hy sinh cả tính mạng. Tất cả đều vì sự mưu sinh gian khó và nhiều người trong đó không may làm mồi cho thú dữ, phải gửi thân lại chốn này.

Nhân vật trong truyện ngắn Sơn Nam hầu hết đều có số phận nghèo khổ, cơ cực. Trong buổi đầu đi khai phá vùng đất mới, họ gặp phải vô vàn khó khăn, trở ngại. Những con người đó hàng ngày phải chống chọi với sự hung dữ, khốc liệt của thiên nhiên để bảo tồn tính mạng và duy trì cuộc sống. Nhiều lúc, chúng ta tưởng chừng con đường đó đã đi vào ngõ cụt, nhưng không phải vậy. Giữa gian khổ, trên những gương mặt ấy vẫn ngời lên một niềm tin, một sức sống mãnh liệt. Và trong khung cảnh đó, chân dung con người Nam Bộ càng được khắc họa rõ nét hơn. Đó là những hình ảnh bình dị của con Bảy quanh năm đưa đò với điệu hò sông nước làm

say đắm lòng người (truyện Con Bảy đưa đò); là những cuộc đua ghe ngo sôi động căng thẳng (truyện Chiếc ghe ngo) hay những đàn trâu bì bõm đi len trên đồng nước mênh mông (truyện Mùa len trâu)...

Trong buổi đầu đi khai phá mảnh đất phương Nam, nhân vật của Sơn Nam thường là hình ảnh những ông thầy võ Quảng Nam, thầy Râu đuổi cọp giữ bình yên cho dân làng. Đó là anh Tư Hưng xuống miệt Cà Mau lập nghiệp với duyên phận

long đong cùng cô Một con lão Bích (Truyện Rừng tràm), là anh Tư Bình Thuỷ, ông Tư Châu Xương trong Nhất phá sơn lâm với cái cơ cực vất vả của nghề đốn

củi giữa rừng. Qua nhóm nhân vật này, Sơn Nam đã làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, gan góc của con người trong quá trình khai phá tự nhiên.

Bên cạnh đó là hình ảnh những con người mưu trí, dũng cảm, sẵn sàng

đối mặt với khó khăn nguy hiểm. Họ sẵn sàng đứng ra diệt trừ những loài thú dữ

mang lại sự yên bình cho xóm làng như ông Năm Hên trong truyện Bắt sấu rừng U

Minh Hạ, ông Năm Cháy, ông Năm Tự trong Con heo khịt, chú Tư Đức trong Sông Gành Hào… hoặc hình ảnh về những ông già Nam Bộ cần cù, khỏe mạnh

như ông Từ Thông trong Hòn Cổ Tron, ông Năm xay lúa trong truyện Ông già xay

lúa... Hay đoạn văn miêu tả cuộc chiến giữa chú Tư Đức với con sấu lửa trên dòng

sông Cả cho ta thấy sự dữ dằn của tự nhiên và sự dũng cảm chiến đấu đến cùng của con người vì sự bình yên cho xóm làng. Hành động của nhân vật được nhà văn khắc họa trong khoảnh khắc vô cùng nguy hiểm, khi con sấu mắc câu kéo chiếc bè của cha con chú chìm nghỉm chỉ còn nhô một góc chiếc thang trên mặt nước. Thế nhưng trong lúc hiểm nguy nhất, bằng sự quyết tâm, nhanh trí và tình đoàn kết, cha con chứ Tư Đức đã chiến thắng thiên nhiên hoang dã.

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn đó, người dân Nam Bộ không chỉ đối mặt với những cảnh rừng thiêng nước độc, với nỗi lo sinh kế mà họ còn phải đối đầu với những hiểm nguy có thể sẽ bị lấy mạng bất cứ lúc nào. Hình ảnh những con sấu

được tác giả ví nhiều như trái mù u rụng, và “Sấu nổi lên, chen vào những bức

tranh màu xanh ấy những vệt đen chi chít: con thì nằm dài như chiếc xuồng lường, con thì dùng hai chân trước mà vạch sậy, ngóng mỏ xéo lên trời như họng súng thần công đại bác” [29, tr. 86]. Giữa thiên nhiên hoang dại, chúng ta thấy xuất hiện

không ít con người đôn hậu, thật thà nhưng cũng đầy mưu lược và dũng cảm như

cân sức với loài cá sấu: “Ông Năm Hên chạy lại. Sấu há miệng hung hăng đòi táp

ổng. Ổng đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại , dính chặt hai hàm răng: Như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn, muốn há miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sau khi bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại.”

[29, tr. 90]. Đoạn văn tác giả miêu tả cuộc chiến giữa ông Năm Tự với con Heo khịt to bằng con nghé đã cho chúng ta thấy phần nào sự dữ dằn của thiên nhiên. Trong giây phút cận kề cái chết, ông Năm Tự giữ chặt cây mác đâm con heo Khịt đứng

ngay trước mặt mình: “Hai hàng nước mắt tuôn ra tràn trề, rưng rưng chảy trên má

ông Năm. Ông dư hiểu: Nếu con Khịt chạy vuột thì nó sẽ cắm đầu phóng cái nanh “độc giác” vào bụng ông trong tức khắc” [29, tr. 260]. Giữa lằn ranh của sự sống

và cái chết con người càng trở nên gan góc hơn và cuối cùng họ đã chiến thắng thiên nhiên hoang dã bằng tài năng và trí thông minh của mình.

Từ những người nông dân chân lấm tay bùn như ông Năm Hên, chú Tư Đức, ông Năm Tự, ông Hai Cháy đã sẵn sàng ra tay giết sấu, bẫy heo rừng mà không màng đến tính mạng của mình. Ông Năm Hên đã từng bắt sấu một mình ở

rừng U Minh Hạ (truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ), cha con chú Tư Đức chủ trì cuộc chiến đấu với con sấu lửa trên sông Gành Hào (truyện Sông Gành Hào), Ông Hai Cháy, ông Năm Tự cùng dân làng đối đầu với con heo khịt (truyện Con heo

Khịt). Trong khi súng đạn của Tây cũng bất lực trước sự hung dữ của những con

sấu, con heo rừng thì không gì có thể sánh với trí thông minh, sự gan dạ và lòng dũng cảm của con người. Nhờ vào tài trí và sự gan dạ, dũng cảm mà cha con chú Tư Đức và bà con dân làng đã giết được con sấu lửa. Điều đó khiến ông kiểm lâm Rốp - người từng xem thường chú Tư Đức và người An Nam phải ngả mũ thán phục.

Cuộc sống đã dạy cho con người trí thông minh, sự gan dạ và lòng dũng cảm, đó là một điều không thể phủ nhận. Sơn Nam đã xem những phẩm chất đáng

quí ấy như những thứ vốn có của con người nơi đây. Đối với thú dữ, họ đã nghĩ ra

nhiều mưu kế, chiến thuật để thu phục chúng. Sau khi thu phục, họ lập nên đền

miếu để thờ cầu xin cuộc sống bình yên. Sau khi giết xong con sấu lửa, chú Tư Đức

đầu con sấu nọ. Bất luận là sấu hay cọp, hễ nó hại mình thì mình giết. Hễ giết được rồi, mình nên thờ...” [29, tr. 815]. Đối với thiên nhiên, họ sớm đã nắm bắt được quy luật, thu thập được nhiều kinh nghiệm. Để rồi, bằng vốn sống và những hiểu biết của mình, họ đã vận dụng những yếu tố thuận lợi buộc thiên nhiên phục vụ cuộc sống. Như ông già mù (truyện Người mù giăng câu), anh Tư Cồ (truyện Ruộng lò bom)... Dù trong bối cảnh nào, chúng ta thấy con người Nam Bộ cũng

chưa bao giờ chùn bước trước thiên nhiên.

Đọc truyện ngắn của Sơn Nam, chúng ta có dịp trở về với không gian Nam Bộ thời kỳ đầu khi ông cha đi mở đất. Từ đó, nhà văn đã khắc họa nên những hình ảnh trân quý về tình đất, tình người, sự mạo hiểm và tấm lòng nhân hậu của những con người nặng lòng với quê hương. Sơn Nam đã làm cho người đọc sống lại những phút giây hào hùng của dân tộc, khơi dậy trong chúng ta một tình yêu quê hương đất nước, đồng thời nhắc nhở mọi người về ý thức trách nhiệm đối với xã hội. Khai thác mảng đề tài này, những tác phẩm của Sơn Nam đã dễ dàng vượt qua sự kiểm duyệt gắt gao của chính quyền Sài Gòn.

2.3.2 Con người hào hiệp, nghĩa khí

Trọng nghĩa khinh tài là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Nam Bộ. Từ xa xưa, chúng ta đã biết đến câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Nguyễn Đình

Chiểu trong truyện Lục Vân Tiên như một lẽ sống của những người anh hùng: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã/ Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”. Người làm việc

nghĩa coi việc xả thân cứu giúp người khác là sự thường trực trong hành động của mình, hễ thấy sự bất bình là can thiệp không hề tính toán cá nhân, khó mấy cũng làm. Nếu cần, họ sẵn sàng hi sinh cả tính mệnh. Người anh hùng luôn luôn hướng về điều thiện, về lòng nhân ái, tình yêu thương con người. Làm việc nghĩa là hành động phù hợp với quan niệm và lí tưởng của họ.

Giữa vùng đất Nam Bộ hoang sơ mới được khám phá, con người hiện lên thật gần gũi nghĩa tình. Cùng hội về đây từ những vùng quê xa lạ, mỗi người

một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ cùng chung một mục đích là kiếm kế sinh nhai. Trong bối cảnh hùm beo vây bủa, mạng sống luôn bị đe dọa, những con người đó

ngày càng siết gần nhau hơn trên tinh thần “Tứ hải giai huynh đệ”. Họ giúp người

mà không suy tính thiệt hơn bởi sống ở vùng đồng quê khắc nghiệt này họ hiểu tình nghĩa là thứ quan trọng hơn tất cả.

Tình nghĩa của con người nơi đây là thứ tình cảm không có khoảng cách,

nó thể hiện trước hết trong mối quan hệ giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. Dù trong cuộc sống thường ngày họ vẫn còn hiềm khích nhưng khi nguy

nan, tình nghĩa luôn là thứ được đưa lên hàng đầu. Cây Huê xà là câu chuyện kể về

mối hiềm khích giữa hai thầy rắn lừng danh là Hai Rắn và Năm Điền. Vì sự ích kỉ giữa những người đồng nghề, Năm Điền đã học lỏm bài thuốc bắt rắn của thầy Hai. Do lỗi vị nên cha con ông đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Đứng trước cái chết oan của cha con Năm Điền, thầy Hai rắn cũng không khỏi chạnh

lòng, xót xa: “Chờ cho thưa khách, thầy Hai Rắn tới, cầm bàn tay nạn nhân nọ mà

ngửi. Nước mắt thầy bỗng dưng tuôn xuống. Chợt nhìn chai rượu thuốc “rắn giao đầu” trên bàn thờ, thầy lắc đầu thở dài” [29, tr. 197]. Phải chăng đó là giọt nước

mắt của nhân tâm, nghĩa tình bao năm giữa những người đồng nghề? Là tâm sự của những người “sinh nghề tử nghiệp” như Năm Điền và cái chết thương tâm của con Lài? Kể từ đó thầy Hai Rắn bỏ nghề như một sự bao dung, sự thức tỉnh trước những toan tính, đố kị vẫn tồn tại trong mỗi con người.

Cũng trên tinh thần tình làng nghĩa xóm, chúng ta còn bắt gặp trong những câu chuyện khác như tấm lòng của người dân vùng Xẽo Bần dành cho Dượng Hai nhờ công dượng sáng chế ra cách nấu xà phòng giúp người dân đổi đời. Sau mỗi lần đi xa về, họ không quên mua tặng dượng một gói trà Kỳ Chưởng để đền ơn (truyện

Bác vật xà bông). Hay tấm lòng của ông Tư Châu Xương giành cho anh Tư Bình

Thủy trong những ngày khó khăn (truyện Nhứt phá Sơn Lâm).

Trong Chuyện năm xưa, Sơn Nam đã tái hiện lại hình ảnh những con

người Nam Bộ vô cùng trượng nghĩa và mến khách. Vì một mối giao hảo với nhà

nước thuộc địa, người dân làng Đông Thái vùng U Minh đã quyết mời cậu Hai ra đón tiếp đoàn lính Tây mới ghé qua làng. Trước hết, họ thể hiện tinh thần trọng nghĩa, cầu thị của con người nơi đây. Đồng thời, họ có ý răn đe trước khi giặc Pháp

có ý định đặt chân tới mảnh đất này, rằng vùng này vẫn còn người có học để chúng

kiêng nể: “Hai bên ngưng chiến rồi. Nhà binh Pháp tới xóm đình làng Đông Thái.

Mình nên tiếp rước. Cháu biết chút đỉnh tiếng Tây thì nên thay mặt dân làng để ăn nói cho Tây nó ngán dân mình” [29, tr. 213].

Tinh thần trọng nghĩa đã trở thành một nét tính cách đặc trưng của con người Nam Bộ, là phương châm sống được duy trì suốt bao đời nay. Vì vậy, dù

có tài bắt và câu cá sấu nhưng cả chú Tư Đức và ông Năm Hên đều không lấy đó làm kế sinh nhai chính của mình. Với ông Năm Hên, việc trở thành một người thợ bắt sấu chuyên nghiệp cũng chỉ đơn thuần là trả thù cho người anh trai đã khuất:

“Tôi không có tài giỏi gì hết, chẳng qua là biết mưu mẹo chút ít, theo như người

khác thì họ nói là bùa phép để kiếm tiền. Nghề bắt cá sấu có thể làm giàu được ngặt tôi không màng thứ phú quới đó. Nói thiệt với bà con: Cha mẹ sinh ra chỉ có hai anh em tụi tui. Anh tôi xuống miệt Gò Quao phá rừng lập rẫy hồi mười năm về trước. Sau được tin cho hay: Ảnh bị sấu ở ngã ba Đình bắt mất. Tôi thề quyết trả thù cho anh” [29, tr. 88, 89]. Khi nghe tin đồng bào gặp nguy hiểm, ông sẵn sàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)