Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 75 - 81)

5. Cấu trúc luận văn

3.1. Ngôn ngữ trần thuật

3.1.2. Ngôn ngữ mang màu sắc Nam Bộ

Trong văn học Việt Nam, có rất nhiều tác giả đã vận dụng thành công phương ngữ vào sáng tác như: Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành), Nguyễn Thi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Sáng... và không phải ngẫu nhiên chúng tôi

Mau, nhà văn Sơn Nam đã rất thành công trong việc đưa phương ngữ vào trong mỗi

sáng tác, điều đó đã tạo nên những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Phương ngữ là những từ bản ngữ chỉ sử dụng bó hẹp trong một phạm vi nhất định nên tính phổ thông của nó không cao. Vì vậy, việc đưa phương ngữ vào tác phẩm văn học đã và đang góp phần quan trọng trong việc đưa ngôn ngữ đặc trưng của mỗi dân tộc đến với đông đảo bạn đọc trên khắp đất nước. Sự tồn tại của phương ngữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi tính tượng thanh, tượng hình và những giá trị biểu cảm do loại từ này mang lại. Trong quá trình sát nhập vào ngôn ngữ dân tộc, tiếng địa phương làm giàu thêm từ vựng của tiếng phổ thông. Là một nhà văn sinh ra và lớn lên giữa miền sông nước nên tác phẩm của Sơn Nam không chỉ khai thác về đề tài sông nước Nam Bộ, bối cảnh dựng truyện mà còn thể hiện những nét rất đặc trưng trong ngôn ngữ, nhận thức và cách ứng xử của người miền Nam với môi trường và cuộc sống thiên nhiên. Điểm tạo nên sự khác biệt trong sáng tác của Sơn Nam đó chính là phương ngữ. Phương ngữ là đặc trưng của mỗi vùng miền, dù có đặt hàng ngàn tác phẩm cạnh nhau cũng không thể lầm lẫn.

Nét đặc trưng đầu tiên không thể hòa lẫn trong sáng tác của Sơn Nam đó chính là cách gọi và đặt tên mỗi nhân vật. Không giống như sáng tác của những

nhà văn đất Bắc hay miền trung, trong cách gọi tên của người miền Nam luôn ẩn chứa một điều gần gũi, thân thiết, gắn bó. Chúng tôi khá ngờ khi biết được trong cách gọi tên của người miền Nam không có con cả hay con thứ nhất mà tất cả anh chị em trong gia đình đều bắt đầu từ số hai như anh Hai, chị Hai, Ba, Tư... Điều này khác biệt hoàn toàn so với cách gọi tên của người miền Bắc là anh Cả, chị Cả.

Theo nguồn Wikipedia, chúng tôi được biết đến hai cách lý giải như sau: Theo cách hiểu thứ nhất thì mỗi gia đình ở Việt nam là hình ảnh của quốc gia được thu hẹp lại, hay nói cách khác, quốc gia Việt Nam là một gia đình mở rộng. Chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ điều đó khi ở miền Bắc người con đầu lòng được gọi là anh Cả, chị Cả, song ở miền Trung, miền Nam, người con đầu lòng gọi là anh Hai, chị Hai. Điều này được giải thích là từ khi tiến vào Nam, để tìm nơi đất mới mong thoát khỏi cảnh nghèo khổ hay sự trói buộc của những luật lệ phong kiến khắt khe

thì người dẫn đầu của đoàn người là những anh Hai, còn các anh Cả phải ở lại quê nhà để chăm sóc mộ phần tổ tiên. Từ đó, ở miền Trung, miền Nam các con đầu lòng chỉ được gọi là anh Hai, chị Hai bởi chúng ta ngầm hiểu rằng anh Cả và chị Cả ở lại miền Bắc. Như vậy, ở đâu trên mảnh đất Việt Nam này chúng ta cũng đều xuất thân trong cùng một gia đình.

Theo cách hiểu thứ hai: Cả là tiếng Việt thuần túy, có nghĩa là to lớn (cả cười, cả gan, ao sâu nước cả, ông cả…), bao gồm hết thảy (cả thảy, vơ đũa cả nắm, cả đời lận đận…). Người miền Bắc gọi người con lớn nhất là anh Cả hoặc chị Cả, người kế tiếp gọi lần lượt theo thứ tự số đếm là anh hoặc chị Hai, Ba, Bốn… Tuy nhiên, việc người miền Nam không dùng từ Cả để gọi tên người con đầu có thể là do vấn đề kị húy mà ra. Bởi trong lịch sử cũng đã từng xảy ra một số trường hợp như vậy. Mặt khác, trong xã hội phong kiến Việt Nam, làng xã là một đơn vị quan trọng. Ý thức quốc gia không mạnh bằng làng xã; như việc chỉ đạo, o ép dân chúng theo những khuân khổ thì lệnh quan ban ra không mạnh bằng việc những hương ấp, hương thun đến báo. Bởi ở đâu đó, người dân vẫn tin tưởng những hương chức hội tề của làng một cách tuyệt đối. Họ là những người có học thức, dám đứng lên đòi quyền lợi và công bằng cho nhân dân; mong muốn dân ta được ấm no hạnh phúc và

khát vọng giúp họ đổi đời như Dượng Hai (truyện Bác vật xà bông) và thầy Hai (truyện Con rắn Ri voi)... Trong thời gian thực dân Pháp cai trị ở miền Nam, tại

mỗi xã chúng lập nên một Hội Đồng Tề, trong đó người đứng đầu được gọi là Hương Cả. Nếu gọi người con lớn nhất là Cả vô tình sẽ trùng với tên Hương Cả và rất dễ bị suy diễn và kết tội phạm húy. Vì vậy, người miền Nam tránh tiếng Cả mà thường gọi người con lớn nhất là anh Hai hoặc chị Hai.

Bên cạnh đó, cũng có một số cách giải thích khác gắn liền với lịch sử đi khai hoang của nhân dân ta. Đó là do thời xưa cha ông đi mở cõi vào miền Nam phải đối diện với sự khắc nghiệt của thiên nhiên nên con cái sau khi sinh ra rất khó nuôi dưỡng. Nhiều người mới sinh con đầu lòng chưa được bao lâu đã mất do ốm đau, bệnh tật hoặc do thú dữ bắt đi. Để con cái sinh ra được bình an, các bậc cha mẹ thường khấn vái trời đất thần linh phù hộ cho họ nuôi dưỡng con cái được tốt hơn.

Như một cách để đánh lừa ma quỷ, thay vì gọi theo thứ tự là con cả, con đầu… thì họ cố tình gọi là con Hai… điều đó đồng nghĩa với việc họ coi đứa con thứ nhất đã mất để ma quỷ không còn đến bắt đứa con này nữa.

Chính vì vậy, trong tập truyện Hương rừng Cà Mau, Sơn Nam đã đặt cho

mỗi nhân vật của mình một cái tên quen thuộc gắn bó với danh xưng như chú Tư

Đức, anh Tư Hưng, ông Năm Hên, Chú Tư Đinh, Ông bà Hai Tích... hay những tên

gọi gắn liền với nghề nghiệp và quê hương như thầy Hai Rắn, Con Bảy đưa đò,

anh Tư Châu Xương, anh Tư Bình Thủy, ông Bang cà ròn... cách đặt và gọi tên mỗi nhân vật của Sơn Nam thật đặc biệt, không cầu kỳ gọt dũa, tác giả đưa nhân vật vào trang viết như những gì vốn có. Đó là cách gọi tên thân mật, gần gũi như đời sống hàng ngày: con Lài, thằng Lợi, thằng Nhi, thằng Kìm... thay vì cách gọi trang trọng là cô, cậu trong những tác phẩm khác. Với người lớn tuổi, nhà văn luôn dành những cách xưng hô gần gũi nhất để thể hiện tình cảm của mình như: ổng, ông, bác vật, thầy Hai... Những cách gọi tên đó thường gợi sự chân thành, bình dị, gần gũi, hấp dẫn và thu hút bạn đọc.

Không chỉ đặc trưng về tên gọi của các nhân vật, đối với những địa danh lạ, tác giả cũng có cách giải thích rất rõ ràng. Trong truyện Xóm Cù Là nhà văn

giải thích địa danh đó như sau: “Xin tạm giải thích cái địa danh ấy. Dân trong xóm

sống vui vẻ tập trung tại ngã tư, nơi gặp gỡ tự nhiên của hai con rạch cong queo và dùng đến ba thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Miên, tiếng Triều Châu. Các vị bô lão cho biết: xưa kia, vài người mộ đạo đã cất ngôi chùa tại Ngã Tư. Một vị tướng nhà Nguyễn có tá túc tại chùa, dâng cho chùa một tượng phật nhỏ mà ông đã thỉnh tại xứ Cù Là, lúc bôn ba hải ngoại. Các vị bô lão còn nói rõ: gọi là Cồ Là mới đúng sách vở, Cồ Là tức là xứ Miến Điện, giáp ranh Xiêm La” [29, tr. 885]. Đến Tình nghĩa giáo khoa thư, qua lời đối thoại giữa thầy Hai và anh Tư, bạn đọc biết được

địa danh Cà Bây Ngọp lại được bắt nguồn từ một tích truyện: “Xứ Cà Bây Ngọp,

tiếng Khơ Me nghĩa là trâu chết. Hồi đó nghe nói len trâu tới đây thất bại, phong thổ ẩm thấp trâu chết nhiều quá. Họ đặt tên kỉ niệm luôn... Bởi vậy dân tình bệnh hoạn, thưa thớt, làng này chưa cất nổi cái trường học” [29, tr. 375].

Mặc dù, mỗi nhà văn có một cách giải thích khác nhau về những địa danh

ở vùng Nam Bộ nhưng nhìn chung họ đều dựa vào những đặc điểm vốn có của vùng đất này. Trong Đất rừng phương Nam, Đoàn Giỏi cũng có cách giải thích

tương tự về con kênh Bọ Mắt và những địa danh khác: “Ở đây, người ta gọi tên đất,

tên sông không phải bằng những danh từ mỹ lệ, mà cứ theo những đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Chẳng hạn như gọi rạch Mái Giầm, vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xòa ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi mẩn đỏ tấy lên; gọi kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây. Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng lên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ Tức khơ mâu tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.” [16, tr. 229, 230].

Khi tìm hiểu phương ngữ Nam Bộ trên các bình diện: ngữ âm, từ vựng, từ láy, quan hệ ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng của nó, chúng ta thấy từ địa phương được tác giả sử dụng rộng rãi trong tác phẩm nhưng không gây khó khăn cho người

đọc. Một phần do cách phát âm đơn giản hóa của người Nam Bộ như tính mệnh (tính mạng), ổng (ông), nước giựt (nước rút), kinh (kênh), nhứt (nhất), nhơn nghĩa (nhân nghĩa), thờ phượng (thờ phụng), ráo (hết), chớ (chứ), bằng cớ (bằng chứng),

bả (bà), đến trễ (đến muộn), chẳng bợn (chẳng bận), dầu sao (dù sao), lòng nầy

(lòng này)…

Trở lại với ngôn ngữ thường ngày trong cuộc sống, Sơn Nam đưa vào tác

phẩm một lượng lớn phương ngữ Nam Bộ như một cách lưu giữ những nét văn hóa nhằm tránh những sự mai một về sau như tấm bài kía trâu bò (truyện Anh hùng rơm), cà ròn (Ông Bang cà ròn), huê xà (Cây Huê xà), len trâu (Mùa len trâu), miệt dưới, ghe xuồng, lục bình, nghe hát… Nhờ có lớp từ này nên bạn đọc dễ

Việc sử dụng chất liệu dân gian đã trở thành nét đặc trưng riêng của mỗi tác giả. Với kho tàng ca dao, tục ngữ phong phú được vận dụng nhuần nhuyễn

trong sáng tác cùng những cải biên phù hợp với hoàn cảnh, không gian và thời gian đã góp phần không nhỏ trong việc khẳng định giá trị nghệ thuật của tác phẩm và

truyền tải thông điệp của mỗi nhà văn. Nhằm tạo những nét riêng biệt và sự

gần gũi trong mỗi sáng tác, nhà văn Sơn Nam đã lựa chọn những thành ngữ có

tính khẩu ngữ cao, phù hợp với cách nói và biến đổi âm tiết trong ngôn ngữ của người dân Nam Bộ trong mỗi sáng tác. Do giới hạn của đề tài nên chúng tôi chỉ dẫn giải một số trường hợp tiêu biểu được tác giả vận dụng trong những tình huống nhất định.

Việc lựa chọn thành ngữ sử dụng trong mỗi hoàn cảnh đã làm tăng thêm sức biểu hình, biểu cảm cho mỗi nhân vật, qua đó góp phần làm cho truyện ngắn

Sơn Nam ngắn gọn, súc tích và giàu ý nghĩa biểu tượng. Trong truyện Con bảy đưa

đò, Sơn Nam viết về người con gái sống giữa mênh mông sông nước lấy việc đưa

đò làm kế mưu sinh. Cô gái đó có tài hát đối đáp nổi tiếng khắp vùng khiến bao chàng trai mê mẩn. Do cảm mến tài năng của con Bảy nên cậu con trai của ông hương ấp đánh bạo đến ngỏ lời nhưng cô không thuận dù xuất thân có phần thấp

kém hơn. Về sau thiên hạ hay chuyện, họ không tiếc lời mỉa mai con Bảy: “Ừ, trời

cao có mắt. “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị”. “Trèo cao té nặng. Ngó cao đau ót”.” [29, tr. 238]. Trong trường hợp này, những câu thành ngữ thể hiện lời gièm

pha của dân chúng khi họ chưa hiểu rõ con người cô Bảy như thế nào. Tác giả đã sử dụng 4 thành ngữ nối tiếp nhau nhằm tạo hiệu quả nghệ thuật cao nhất cho tình

huống theo mức độ tăng tiến của sự việc. Trong Thằng điếm vô danh, sau khi bị cô

Thị vạch trần những thói gian manh giả dối, Hai Kim đã cố gắng vớt vát chút danh

dự còn sót lại bằng câu thành ngữ “tham phú phụ bần” để ám chỉ việc cô Thị vì nghèo khó mà bỏ rơi hắn ở lại xứ này. Hay trong truyện Cái va ly bí mật, qua những

nhận định của Hai Khoánh về vị khách lạ mới đặt chân lên đảo ta thấy rõ thái độ chì

chiết, khinh bỉ của nhân vật: “Hai Khoánh cố che giấu sự khinh bỉ đối với anh

con nít là điều ngu xuẩn, hơi đâu khảy đờn vào tai trâu, múc nước đổ lá môn. Phải tương kế tựu kế, áp dụng triệt để câu quân tử tham tài, tiểu nhân tham thực” [29,

tr.145]. Cũng tương tự, Sơn Nam đã sử dụng liên tiếp ba thành ngữ để diễn tả tâm trạng nhân vật. Trong đó có hai thành ngữ được tác giả cải biên lại cho phù hợp với ngôn ngữ của người Nam Bộ là “Khảy đờn vào tai trâu” và “nước đổ lá môn” mà vẫn không làm biến đổi nghĩa của ngôn từ.

Trong cuộc sống thường ngày, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ và lối nói ví von so sánh cũng góp phần làm tác phẩm đặc sắc hơn. Bên cạnh những thành ngữ nguyên thể, tác giả còn dùng lại theo cách của riêng mình, chính điều này đã tạo nên

nét đặc sắc trong ngôn ngữ của Sơn Nam. Trong truyện ngắn Mùa len trâu, thay vì dùng thành ngữ gốc là “tiến thoái lưỡng nan”, tác giả đã lái sang thành “tấn thối

lưỡng nan” [29, tr. 653] ; “Chân lấm tay bùn” được biến thể thành “tay lớm chân bùn” [29, tr. 399]. Việc thay đổi này tạo cho người đọc cảm giác gần gũi hơn với

mảnh đất Nam Bộ.

Sơn Nam là nhà văn có những cống hiến quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ dân tộc. Từ việc đưa phương ngữ - từ địa phương vào sáng tác để phổ biến toàn dân đến việc phát triển và sáng tạo ra những từ ngữ mới, nhà văn Sơn Nam đã tạo nên bước đà mở đường cho lớp nhà văn trẻ về sau kế thừa và phát triển ngôn ngữ dân tộc đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật ngôn từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)