Thời gian tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 51 - 53)

5. Cấu trúc luận văn

2.2. Thời gian nghệ thuật trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của

2.2.2 Thời gian tâm lý

Đan xen giữa thời gian lịch sử, thời gian tâm lý là sự trải lòng của tác giả,

thể hiện tâm trạng, nỗi niềm của ông về cuộc sống và con người. Qua hình tượng

các nhân vật, ông bày tỏ nỗi lòng mình về sự đổi thay từng ngày của mảnh đất rừng phương Nam.

Trong câu chuyện Cô út về rừng, nhà văn đã tạo không gian để nhân vật

suy tư, trăn trở khi gả đi đứa con gái duy nhất của mình. Ông Cả lo lắng khi lỡ gả con đi xa, với địa hình trắc trở lúc bấy giờ liệu rằng khi tuổi xế chiều ông có còn được gặp lại con không? Và khi về già, sức yếu ai sẽ là người chăm sóc cho ông:

“Ông Cả im lặng, nghĩ đến cái ngày gần đất xa trời của mình. Nó không còn bao xa

nữa. Ngày đó, ai phò giá triệu, ai rinh quan tài? Nhìn bụi tre già dưới bến mà ông tủi thân: măng non mọc kề bên gốc. Phận ông có khác; con gái, con rể và đám cháu ngoại ở chốn xa xôi kia làm sao được gần gũi để ông thấy mặt lần đầu- và cũng là lần chót khi ông tàn hơi. Nước mắt ông tươm ra, ông cố dằn lại. Ông hiểu đời chưa tới mức đen tối, còn chút ánh sáng lập lòe trong tương lai vô biên vô tận” [29, tr.

342, 343]. Lồng trong tâm trạng của nhân vật, Sơn Nam cũng đưa tâm trạng mình vào trong đó. Bằng một đoạn trữ tình ngoại đề, tác giả đã thể hiện quan niệm cũng như cách đánh giá của mình về mảnh đất và con người Nam Bộ. Tiếp sau đoạn trích dẫn trên, Sơn Nam đã bày tỏ lòng biết ơn đối với những người như ông Cả, cô Út đã

hi sinh tình cảm cá nhân để góp phần xây dựng đất nước: “Phật trời thiêng liêng xin

phò hộ, chứng giám! Từ bao nhiêu thế kỷ rồi, trên đất nước mình lắm người luống tuổi chịu cảnh sanh ly như ông Cả, như cô Út. Để cho nước mạnh, dân còn” [29, tr.

343]. Bắt nguồn từ tấm lòng tri ân những bậc tiền bối trong công cuộc khẩn hoang đất nước, Sơn Nam đã bày tỏ lòng biết ơn của mình với những bậc tiền nhân, bởi vậy tâm lý trong tác phẩm chủ yếu thể hiện tâm trạng của những nhân vật được nhà văn đề cập đến.

Đó còn là nỗi niềm băn khoăn của ông Từ Thông khi được quan trên cấp giấy trở lại đất liền. Mặc dù ông chưa vào tới đất liền nhưng những đổi thay của đất

nước khiến ông có những dự cảm chẳng lành: “Năm ấy, ngày ấy, tháng ấy... ông Từ

Thông bỗng nghe chút gì băn khoăn, rạo rực trong lòng và ở ngoài đời. Từng đàn chim sáo đen ngòm như bầy quạ lượn quanh hòn cổ Tron, rú lên, rít lên, lắm lúc như toan đáp xuống, đột nhiên đảo ngược, đi thẳng một mạch khuất trong mây khói” [29, tr. 525]. Và sự thật đúng như ông dự cảm: “Chưa vô tới Rạch Giá là ông Từ Thông cảm thấy cuộc đời đảo ngược, từ địa vị hoàn toàn tự do đến chỗ mất tự do. Ông trung thành với đất nước nhưng cớ sao đất nước đối xử với ông bạc bẽo, ghẻ lạnh?” [29, tr. 528]. Nhìn thấy Tây cai trị xứ mình ông không khỏi ngậm ngùi,

xót xa. Từ chỗ là một kẻ tự do tự tại nơi hòn Cổ Tron nay ông trở thành tù binh. Thấm thía trước cảnh người dân mất nước ông cũng mong muốn làm điều gì đó cho quê hương nhưng vì tuổi cao sức yếu ông cũng đành ngậm ngùi. Ông ví mình không

bằng con đỗ quyên khắc khoải gọi hè vì một nỗi lòng nhớ quê, nhớ nước: “Một nỗi

buồn len vào tâm não ông Từ Thông. Ông nghe gió thổi bốn bề, lạnh lùng. Lương tri như rực sáng nhắc nhở ông món nợ đối với đồng bào, giang sơn. Không giúp nước được thì ít ra ông cũng cần biết những gì xảy ra đau buồn trong nước. Cây có cội. Nước có nguồn. Chim có tổ. Cá có hang. Đôi mắt già của ông Từ Thông ngẩn ngơ nhìn muôn lớp sóng cồn. Chân trời u ám, mấy đám mây tang bay thấp là đà… Ông hổ thẹn, tủi bấy phận mình không bằng con đỗ quyên đêm hè kêu khắc khoải”

[29, tr. 527].

Bên cạnh nỗi lòng của người dân mất nước, Sơn Nam còn xây dựng một

khoảng thời gian lắng đọng trong tâm hồn những người từng trải - Đó là nỗi buồn man mác của những người luống tuổi khi chạnh lòng nhớ về tổ tiên. Ở Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Sơn Nam đã thể hiện nỗi lòng của bà con ở rạch Cái Tàu

chạnh nhớ về tổ tiên. Sau khi ông Năm Hên bắt sạch đàn sấu và cất lên tiếng hò ai oán như lời tri ân những vong hồn không may bị hùm tha sấu bắt trong những ngày đầu đi mở đất, vô tình đã chạm vào nỗi lòng sâu thẳm của những người luống tuổi. Đâu đó là tiếng khóc sụt sùi của những con người đã từng trải qua thời gian khó:

“Những tiếng khóc sụt sùi như đâu đây. Đó là vài cụ già, bà lão, chạnh nhớ đến tổ

tiên, nhớ đến bạn bè của mình, biết đâu trên bước đường sinh nhai giữa chốn nước đỏ rừng xanh, có thân nhân của họ đã bỏ thây vì đàn sấu này. Bó nhang đang cháy kia có giải oan được cái chết của họ không chứ?” [29, tr. 92]. Từ nỗi niềm băn

khoăn của những người luống tuổi chợt nhớ về tổ tiên, Sơn Nam đã bày tỏ lòng biết ơn đến những con người trong ngày đầu đi mở đất. Họ là những người đã đẩy hoang sơ lui dần vào quá khứ để chúng ta có được một vùng quê Nam Bộ trù phú như ngày hôm nay.

Bằng việc sử dụng thời gian tâm lý, Sơn Nam đã thể hiện một cách độc đáo tâm trạng, nỗi niềm các nhân vật trong việc bày tỏ cảm xúc, đồng thời thể hiện nỗi đau của mình khi đất nước bị xâm lăng. Xen giữa tâm trạng nhân vật, chúng ta thấy thấp thoáng hình bóng của tác giả trong đó cùng với ước vọng đổi thay của quê hương, đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)