5. Cấu trúc luận văn
2.2. Thời gian nghệ thuật trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của
2.2.1 Thời gian mang màu sắc lịch sử
Nhà văn Sơn Nam thường đặt nhân vật của mình trong một dòng chảy chung của lịch sử, gắn liền với lịch sử hình thành nên những vùng đất của miền Nam Bộ. Thông thường, ông sẽ dùng những mốc thời gian cụ thể như vào cuối năm 1945, khoảng đầu năm 1947... hoặc một giai đoạn lịch sử nhất định như thời Pháp thuộc, năm đó... để tạo không gian cho nhân vật tự bộc lộ tính cách của mình. Sơn Nam là một người nặng tình với mảnh đất Nam Bộ nên trong hầu hết các sáng tác ông đều tập trung viết về mảnh đất này, do đó, việc biểu thị thời gian nghệ thuật cũng được tác giả tập trung thể hiện rõ nhất. Sơn Nam ít chú ý đến con người hiện tại mà thường trở về với thời kỳ quá khứ, thời của cha ông đi khai khẩn vùng đất hoang Nam Bộ, khi con người phải đoàn kết lại với nhau để cùng khắc chế thiên nhiên.
Quá khứ đối với Sơn Nam là một nét đẹp, đẹp từ cảnh vật thiên nhiên đến tình cảm con người. Trong cái đẹp đó có sự hùng vĩ của thiên nhiên, với Sơn Nam
nó trở thành thời kỳ vàng son nhất. Chính vì vậy, ông hết sức nâng niu và dành cho nó phần ưu ái hơn cả. Trong hầu khắp các truyện ngắn, Sơn Nam luôn lấy không gian quá khứ để mở đầu cho những câu chuyện của mình. Đó là những từ: năm đó, hồi nào, năm xưa, bấy giờ... mốc thời gian quá khứ trở thành cảm hứng chính khi bắt đầu mỗi câu chuyện của nhà văn. Sơn Nam tìm lại những nét đẹp xưa cũng chính là đi tìm những nét sinh hoạt của con người Nam Bộ gắn với truyền thống cao đẹp của người dân ở một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi. Thời kỳ đầu, khi con người còn thưa thớt, sự ưu đãi của thiên nhiên phong phú nên cuộc sống có phần thảnh thơi hơn. Trong tác phẩm mở đầu tập truyện ngắn, Sơn Nam đã dẫn người
đọc đến với một thế giới như mơ: “Thời Pháp thuộc, làng Bình An, tỉnh Rạch Giá
được nổi danh là sung túc. Ruộng đất quá phì nhiêu, chẳng cần bón phân, mỗi công đất (100 thước vuông) thâu hoạch hơn 20 giạ. Qua tháng mười một, mãn mùa gặt, dân chúng còn hưởng thêm mùa dưa hấu trồng ngay trên ruộng. Nếu trúng mùa dưa thì rõ ràng là vốn một lời mười. Họ tha hồ ăn xài suốt tháng Giêng cờ bạc, đờn ca vọng cổ lai rai đến hết tháng Ba, sa mưa” [29, tr. 11]. Đôi lúc Sơn Nam cũng
chuyển điểm nhìn của mình sang cho nhân vật, để nhân vật hồi tưởng, kể lại những
câu chuyện xưa cũ. Trong Cao Khỉ U Minh, nhà văn dựng lên nhân vật Hai Khi với
nghề nấu cao khỉ hiểu biết nhiều về chuyện đời xưa. Ông đã dùng vốn kiến thức đó để kể lại một phần diện mạo của vùng đất Nam Bộ xưa, trong đó có dòng họ Mạc
Cửu có công khai phá miền Nam: “Xưa kia, thời ông Mạc Thiên Tứ - con của Mạc
Cửu, một người Trung Hoa sang tị nạn ở Việt Nam vùng chợ Hà Tiên - thì sung túc nhưng vùng rừng U Minh còn sầm uất, khỉ sống từng bầy đôi ba chục con. Người Việt Nam đến rừng U Minh tìm huê lợi thiên nhiên. Họ chê cá tôm vì cá tôm bán rẻ giá hơn cọp và khỉ. Bấy giờ, cọp, khỉ và rừng rậm nuôi dưỡng cho nhau. Khỉ ăn trái rừng, lớn lên khỉ làm mồi cho cọp; cây sanh trái làm thức ăn cho khỉ” [29, tr. 164].
Dòng họ Mạc Cửu còn được tác giả đề cập đến trong câu chuyện của anh Tư Cồ về
sau này (truyện Ruộng lò bom).
Hoài niệm quá khứ không chỉ là hoài niệm về những hào quang từ thuở xưa của vùng đất Nam Bộ khi thiên nhiên ban tặng cho con người vô vàn sản vật quý
hiếm mà hoài niệm quá khứ còn là lời tri ân tác giả muốn dành cho những bậc
tiền nhân đã dày công khai phá trên mảnh đất hoang sơ này. Thể hiện thời gian
lịch sử, Sơn Nam không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của con người Nam Bộ, mà qua đó, nhà văn muốn tìm hiểu sâu hơn về nguồn cội của mình, về lịch sử hình thành và phát triển của một vùng đất nơi tận cùng tổ quốc. Với tình yêu quê hương mãnh liệt, Sơn Nam đã tìm và hiểu sâu sắc về những phong tục tập quán và cả lối sinh hoạt của con người nơi đây. Ông luôn băn khoăn về một vùng hoang sơ trong những ngày đầu
mở đất: “Non trăm năm về trước, làn sóng người Việt Nam từ Cần Thơ, Vĩnh Long
đổ xuống Rạch Giá, Cà Mau để khai khẩn đất hoang. Họ đã gặp những trở ngại thiên nhiên nào? Tài trí, sự dũng cảm của họ ra sao? Lòng chúng ta không khỏi phập phồng âu lo khi ngày nay đọc lại quyển Truyện đời xưa của cụ Trương Vĩnh Ký” [29, tr. 511]. Trong Hết thời oanh liệt, Sơn Nam cho chúng ta thấy vùng đất
Rạch Giá, Cà Mau thời Pháp xâm lược còn vô cùng hoang vu. Hay trong mối quan hệ đan xen với những tộc người xung quanh, tác giả đã làm nổi bật lên những nét
còn hoang vu. Ngoài biển có ghe có mấy nhóm người Triều Châu, Phước Kiến qua đây từ đời ông Mạc Cửu. Họ ở gần chợ Rạch Giá, chợ Bạc Liêu bấy giờ. Kỳ dư, có vài sóc người Miên ở giữa nhiều khi chèo ghe suốt ngày mà không gặp một nhà nào” [29, tr. 513].
Sơn Nam ít nói đến hiện tại, lại càng hiếm khi thấy xuất hiện tương lai trong sáng tác của ông, bởi cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt tác phẩm là sự kiếm tìm những nét văn hóa xưa của vùng đất Nam Bộ. Do bối cảnh xã hội lúc bấy giờ,
ông phải sống trong sự kìm kẹp của kẻ thù và sự kiểm soát gắt gao của chính quyền Sài Gòn trước mỗi sáng tác nên tương lai trở thành một điểm mịt mù, u tối. Sơn Nam trở về với thời quá khứ để được sống lại những giây phút oai hùng của cha ông, để được đằm mình trong những trang viết tràn đầy hương thơm và mật ngọt. Qua mỗi tác phẩm, chúng ta thấy nhà văn đặc biệt chú ý đến sự đổi thay của vùng đất Nam Bộ khi thực dân Pháp đến cai trị. Bằng chứng là chúng ta thường xuyên bắt gặp những cụm từ như: Hồi còn Tây cai trị, thời Pháp thuộc, thời thực dân... được nhà văn sử dụng lại rất nhiều lần. Điều đó càng khẳng định sự quan tâm đặc biệt của nhà văn dành cho mảnh đất này. Sơn Nam hết sức chú ý đến đời sống của con người Nam Bộ thời Pháp cai trị. Và cuối cùng, đó là một góc nhỏ bình yên
trong cuộc sống của người dân xóm Tà Lốc: “Thời Pháp thuộc, dân chúng xóm ấy
sống biệt lập: bắt cá, đốn củi ăn ngày nào hay ngày ấy. Nếu cần mua sắm vài vật dụng cần thiết, họ ngồi tại nhà mà chờ đợi một chú Huê Kiều. Chú ta quảy gánh gióng, bán nào kim chỉ, lưỡi búa, đường thẻ, thuốc rê... đặc biệt nhứt là kéo tàu rèn tại chợ Rạch Giá. Ai không tin thì cứ mua thử một cây kéo đó, để danh trong rổ may. Kéo sống dai hơn kiếp người, và từ thuở cô gái mới về nhà chồng cho đến khi có con có cháu, chết vô hòm mà kéo vẫn chưa lụt- nếu cây kéo không bị đánh mất”
[29, tr. 397].
Thời gian lịch sử trong truyện ngắn Sơn Nam được tác giả xây dựng dưới dạng những dòng hồi ức về quá khứ. Sơn Nam ít nói tới tương lai và hiện tại mà nhà văn thường quay trở về quá khứ. Ông thường đặt nhân vật của mình ở dạng hồi ức về quá khứ để kể lại những câu chuyện quá khứ cho người hiện tại. Do đó, nó
thường gợi lên cho bạn đọc sự tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử, tính cách của con người Nam Bộ với những trăn trở khi quê hương rơi vào tay giặc để từ đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quê hương ông trong những ngày khói lửa.