Không gian hoang dã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 28 - 33)

5. Cấu trúc luận văn

2.1 Không gian nghệ thuật trong tập truyện Hương rừng Cà Mau của

2.1.1 Không gian hoang dã

Vào khoảng thế kỷ XVII- XVIII phần lớn đất đai Nam Bộ vẫn còn là rừng hoang cỏ rậm, trũng thấp sình lầy nên người dân trong những ngày đầu đi khai hoang mở đất ngoài việc phải đương đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, họ còn phải lo chống lại các loại thú dữ, cá sấu, muỗi mòng, rắn rết, cùng nhiều thứ bệnh tật hiểm ác. Thời kỳ này, đại bộ phận đất đai còn bị ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước ngọt vào mùa khô, nhiều vùng nhiễm phèn, mặn nghiêm trọng. Chính môi trường này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại chuột bọ, sâu bệnh phá hoại mùa màng phát triển. Trong nhiều câu ca dao, chuyện kể đã nói lên nỗi lo sợ của người dân thời bấy giờ trước khung cảnh hoang sơ huyền bí của đất rừng phương Nam:

“Chèo ghe sợ sấu cắn chưn Xuống sông sợ đỉa lên rừng sợ ma”

Nét hoang sơ huyền bí của nơi đây đã từng in dấu trong ca dao :

“Rừng thiêng nước độc, thú bầy

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh”.

Thậm chí:

“Cỏ mọc thành tinh, rắn đồng biết gáy”

Giữa thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ có thú dữ hoành hành, con người trong buổi đầu khi mới đặt chân đến vùng đất này đều cảm thấy lạ lẫm trước một khung cảnh thiên nhiên mà ở nơi quê cha đất tổ họ chưa từng gặp phải. Rừng rậm thâm u, chướng khí mù sương, muỗi mòng đỉa vắt đã trở thành nỗi ám ảnh đầu tiên của con người khi đặt chân lên mảnh đất phương Nam. Chính vì vậy, khi cảm nhận về vùng đất Nam Bộ, nhà văn Sơn Nam đã coi đây là mảnh đất của một huyền thoại, nửa hoang sơ, huyền bí, nửa hấp dẫn, quyến rũ lạ thường. Ở đó dường như chỉ có đất trời, rừng hoang và thú dữ. Trong những sáng tác của mình, Sơn Nam đặc biệt chú ý đến vùng đất Rạch Giá - U Minh nơi quê hương ông. Đây là một vùng đất thấp, tứ bề là rừng rậm, thứ rừng trầm thủy men theo bờ biển chạy dài tới vịnh Xiêm La. Phía Nam là khu Rừng Sác với cây mắm, cây giá… Có nơi toàn tràm, đước, vẹt.

Ven sông có dừa nước mọc chằng chịt, có nơi toàn lau sậy, ô rô, cóc kèn. Sự hoang

dã, dữ dội của thiên nhiên thể hiện trước tiên trong tên gọi những tên đất, tên làng của người Nam Bộ như rừng U Minh, xứ Cà Bây Ngọp, hòn Cổ Tron, Gò

Quao, vùng Xẽo Bần, xóm Thuồng Luồng, rạch Cái Mau… Những cái tên đó được đặt bởi thế hệ cha ông trong những ngày đầu đi mở đất. Mỗi tên gọi đều gắn với đặc điểm riêng của từng vùng. Điều đó đã làm gia tăng sự hoang sơ, heo hút, nguy hiểm của thiên nhiên nơi vùng đất mới.

Trong các tập truyện của Sơn Nam không gian sinh tồn của con người hiện lên thật khốc liệt. Qua từng trang văn, hình ảnh những con sông, con rạch,

cánh rừng tràm, rừng đước, mùa nước nổi, nước giựt,… như hiện lên rõ ràng trước

Mau là ngọn sông lớn ăn qua địa phận của tỉnh Cần Thơ. Trên ba mươi năm về trước, đó là nơi sầm uất, lau sậy mọc um tùm quanh mấy gốc bần to lớn cỡ hai người ôm không xuể. Sớm thì chim kêu, chiều thì vượn hú, quang cảnh buồn bã làm sao! Thỉnh thoảng, có người bảo rằng: giữa đêm khuya nghe tiếng cọp rống…” [29,

tr. 235]. Sự hoang sơ, tiêu điều ấy dần dần đã không còn bởi dấu chân người đi khai hoang mở đất. Nhưng trong tư tưởng nhiều người, Cà Mau - Rạch Giá vẫn là vùng

đất “kì quái, hiểm nguy”. Đó là lí do bà Cả trong truyện Cô Út về rừng nhất định

không chịu gả con Út cho cậu Quỳnh. Bà lần lượt viện ra hàng loạt những “dẫn chứng” để khẳng định ý kiến của mình:

“Tôi ngại quá. Mình có mụn con gái. Gả đi xa xôi không nói làm chi. Ngặt xứ đó kì quái, hiểm nguy. Nội cái tên Cạnh Đền nghe cũng dị hợm (…) Ông không nghe người ta hát sao?

Xứ đâu như xứ Cạnh Đền

Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội lềnh như bánh canh (...) Nè, tôi nghe nói… phen đó cô dâu nọ ở chợ Cần Thơ gả xuống. Cổ xuống bến làm cá, xong xuôi đem trút vô chảo, nấu canh chua. Dè đâu chừng dọn cơm ra, cha mẹ chồng gắp lên thấy quả tang một con đỉa đeo trong khứa cá. Cô dâu nọ bị đuổi vì tội… nấu canh chua bằng đỉa. Oan ức quá. Xứ đỉa nhiều, ai đâu dè trước. Tôi sợ con Út nhà mình phải bị đuổi trở về mà mang nhục với xóm giềng” [29, tr. 336, 337].

Chẳng những muỗi, vắt nhiều vô số, khí hậu khắc nghiệt mà còn có rất nhiều thú dữ (cọp, sấu, heo rừng), rắn độc luôn đe dọa mạng sống con người. Trong buổi đầu đi khai hoang mở đất, con người Nam Bộ gặp nguy hiểm nhiều nhất là cá sấu. Do Nam Bộ hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước nên phương tiện giao thông duy nhất lúc bấy giờ là đường thủy, người dân sinh sống chủ yếu bằng các nghề liên quan đến sông nước như giăng câu, chèo đò, buôn bán trên sông, đốn củi… Nhưng dưới lòng sông lặng lờ tưởng chừng rất hiền hòa, bình yên luôn ẩn dấu một sự nguy hiểm tột cùng. Không biết bao nhiêu người đã làm mồi cho cá sấu. Hình ảnh con sấu lửa đùa giỡn, cắp chân người rửa chén, giặt đồ trên bờ sông trong

nữa. Cô gái nọ ngồi rửa chén dưới bến, bị sấu táp, rinh luôn cái cầu thang. Hồi lâu, sấu nhả ra, cô nọ tỉnh trí lội vào bờ” [29, tr. 805]. Còn khi gặp xuồng thì nó quẫy

đuôi cho chìm xuồng để bắt người: “Hôm kia nó đập đuôi nhận chiếc xuồng trên đó

có hai mẹ con. Mẹ mất xác, đứa con gái bị táp cụt chưn” [29, tr. 805].

Đó còn là câu chuyện đau lòng về việc hiếu hỉ bị bỏ ngỏ giữa chừng khi

ngày lễ rước dâu của gia đình ông Cai tổng Hy (truyện Con sấu cuối cùng) trở nên u ám: “Một tai họa thảm khốc vừa xảy đến cho gia đình ông cai tổng Hy. Hôm ngày

cưới của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi, sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể. Ai nấy đều bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu. Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu” [29, tr. 307]. Họ biết rằng kẻ bị hùm tha sấu bắt sẽ chẳng

bao giờ có thể trở về nhà hưởng hương khói nếu con sấu, con cọp sát nhân kia còn sống. Xuất phát từ nỗi ai oán, đau đớn, căm phẫn của người dân bị sấu bắt mất người thân nên nghề câu sấu cũng chính thức ra đời.

Cuộc sống và tính mạng con người luôn bị rình rập và trở nên nhỏ nhoi trước sự đe dọa của thú dữ. Có biết bao người chết oan bởi sấu, cọp, heo rừng… Lời hát cầu hồn giải oan cho những người xấu số trong cuộc khẩn hoang của ông Năm

Hên (truyện Bắt sấu rừng U Minh Hạ) được miêu tả như tiếng khóc oán than, nài

nỉ, tiếng phẫn nộ bi ai của những con người bị chết oan. Lời hát ấy cũng thể hiện rất rõ sự hoang sơ, dữ dội của thiên nhiên vùng Nam Bộ:

“Hồn ở đâu đây? Hồn ơi! Hồn hỡi! Xa cây xa cối, Đầu bãi cuối gành Hùm tha, sấu bắt Bởi vì thắt ngặt Manh áo chén cơm, U Minh đỏ ngòm

Rừng tràm xanh biếc! Ta thương ta tiếc,

Lập đoàn giải oan...” [29, tr.87]

Hình ảnh ông Năm Hên đi ra khỏi mé rừng, áo rách vai, tóc rối nùi, mắt đỏ ngầu với bó nhang cháy dở huơ trên tay đã chạm đến một thời gian khổ nhất.

Sống giữa thiên nhiên hoang dã, vì một chút sơ sót họ sẽ phải đánh đổi cả mạng sống của mình nhưng ngược lại những căn bệnh giữa thế giới hoang vu ấy mới thực đáng sợ. Bệnh cùi thường xuất hiện trong điều kiện sống kém do ô nhiễm nguồn nước hoặc ăn uống không đầy đủ. Căn bệnh này đã từng ăn mòn tâm trí của bao người khiến những người mắc bệnh sống không bằng chết. Trong một số câu chuyện, Sơn Nam đã khắc họa rõ nét những nguy hiểm và khó khăn mà căn bệnh này gây ra cho người dân trong ngày đầu đi mở đất. Đó cũng là những gian nan để thử thách sức chịu đựng của con người. Câu chuyện của cô Hoàng Mai, con gái ông

hương giáo (truyện Hương rừng) như đóa hoa tươi thắm giữa rừng tràm, không may mắc phải căn bệnh quái ác là một điển hình: “Từ hồi tấm bé, làn da của Hoàng

Mai mịn quá, bóng quá. Trăm sự đều do đó mà ra (…) mấy năm trước, tuy gió bấc về không lạnh lắm nhưng Hoàng Mai đòi đốt lửa để sưởi rồi giẫm chân lên than hồng mà cười. Đêm đến (...) Hoàng Mai nằm đó, tỉnh mà như say, hơi thở hổn hển, đôi mặt úp vào chiếc gối mền như trốn tránh mấy sợi tơ trăng buông xuống từng hồi, khi gió dạt dào rung khẽ làm hở ra mấy mí lá chen trên đầu vách” [29, tr. 564,

565]. Hay từ một người khỏe mạnh, sau bảy năm bị bệnh phong dày vò, ông hương

cả Ban trở nên yếu đuối. Ông nói về căn bệnh của mình: “Bịnh cùi giống như… loại

ván mục nát. Nếu vá víu thì chiếc ghe tạm dùng được vài ba tháng. Nhưng lần hồi, tất cả ván be đều rơi lộp độp, chiếc ghe chỉ còn mấy cây đinh sét và nõ trai trét mà thôi” [29, tr. 685]. Bi kịch thay, căn bệnh đó đã ăn mòn tâm trí của bao người. Đến

việc cuối cùng là tự kết liễu cuộc đời mình hương cả Ban cũng không làm được.

Trong câu chuyện cuối cùng với người con trai, ông tâm sự: “Này Hưng! Tao cùi

rồi nhưng tao đủ gan dạ tự tử. Mấy tháng qua, tao mài cây dao để tự tử, mài bén không cho mầy hay. Chừng mài xong tao mới hiểu tao là thằng khùng. Thằng cùi

nằm mấy năm liên tiếp trên lầu này, chẳng hề tiếp xúc với ai, lẽ dĩ nhiên trở thành thằng khùng… Cây dao mài xong quá bén nhưng làm sao tự tử. Bàn tay của cha đã rụng lóng rồi. Mọi khi, cha buộc một cái muỗm vào cùi tay mà ăn cơm. Bây giờ nếu buộc cây dao nhỏ vô đó thì được, nhưng đâm yếu quá. Vả lại ba chẳng hiểu mình nên đâm vô chỗ nào cho mau chết! Da thịt, mặt mày đã chết, đã sình từ lâu. Đâm vô làm gì cho tốn sức. Chỉ còn nước cắn lưỡi. Nhưng mà… Nướu với lưỡi của ba đã lở lói hết. Cắn không đứt. Nếu đứt thì máu đâu mà chảy. Bây giờ, con đâm ba đi… Ba muốn chết. Ba biểu con như vậy” [29, tr. 689, 690]. Xây dựng nhân vật trong bối

cảnh này, Sơn Nam muốn phần nào khẳng định sự tàn khốc, khắc nghiệt của thiên

nhiên hoang dã, dù cho chúng ta có phát hiện ra căn bệnh nhưng cũng không có

cách nào phòng tránh và khắc phục được những hậu quả mà nó mang lại. Những hình ảnh đó đã gieo vào lòng bạn đọc nỗi xót xa, cay đắng. Cũng từ đây, mối tình giữa cậu Tư Hưng và cô Lài bắt đầu nhuốm một màu tăm tối. Chàng trai trẻ thở dài và mỉm cười chua chát bởi cô Lài còn quá trẻ nên chưa thể hiểu hết rằng chàng trai bấy lâu vẫn hôn nàng đã mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo không thuốc gì chữa được.

Tập truyện Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam đã miêu tả một không gian

thiên nhiên hoang dã, dữ dội của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là vùng Cà Mau - Rạch Giá thời ông cha mới đi khai hoang mở đất. Sơn Nam đã khai thác mảng đề tài về thiên nhiên và con người Nam Bộ thời đi “khai thiên lập địa” bằng một cảm hứng nhất quán và say sưa. Cảm nhận được vẻ đẹp nguyên sơ vốn có của quê hương, ông đã thâu tóm những hình ảnh ấy vào trong sáng tác của mình và cho độc giả thấy được sự gian khó, nhọc nhằn trong công cuộc mưu sinh của người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thế giới nghệ thuật trong tập truyện hương rừng cà maucủa nam sơn (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)