9. Kết cấu của Luận văn
2.1. Thực trạng công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng
2.1.3. Các sản phẩm công nghệ chủ yếu do các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng
quốc phòng sản xuất
Tổng cục Công nghiệp quốc phòng xác định các sản phẩm công nghệ chủ yếu, mà các doanh nghiệp quốc phòng có nhiệm vụ phải nghiên cứu và sản xuất6, đó là:
1. Công nghệ thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 2. Công nghệ sơn hấp thụ sóng radar
3. Công nghệ giáp phản ứng nổ (ERA) 4. Công nghệ tàu pháo TT400TP 5. Công nghệ xe thiết giáp V-100 6. Công nghệ kính ngắm MS
7. Công nghệ áo giáp chống đạn
8. Công nghệ máy lái cho tên lửa đối hạm X
9. Công nghệ lớp bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa. 10. Công nghệ giá súng điều khiển từ xa
11. Công nghệ ngòi đạn cối điện tử 12. Công nghệ nhiệt luyện nòng pháo 13. Công nghệ đạn xuyên K53 đầu lõi thép 14. Công nghệ đóng tàu tên lửa
15. Công nghệ biến bộ đàm thành thiết bị gây nhiễu
Các sản phẩm chủ lực khác7, bao gồm - Các sản phẩm chủ lực có thể kể đến là: đạn M21O; đạn 12,7; kính ngắm đêm SPG-9; ống nhòm nhìn đêm NV/G-10A); súng bộ binh (Đơn vị chủ trì: Z111; Đơn vị phối hợp : Z183, Z125, Viện Vũ khí, Viện Công nghệ); súng, pháo nòng trơn (Đơn vị chủ trì: Z125; Đơn vị phối hợp: Z199); đạn, lựu đạn (Đơn vị chủ trì: Z115, Đơn vị phối hợp: Z127, Z195, Z121); đạn chống tăng (Đơn vị chủ trì: Z131, Đơn vị phối hợp: Z117, Z129, Z121, Z195, Viện Công nghệ); mìn (Đơn vị chủ trì: Z117; Đơn vị phối hợp: Z115, Z131, Z113, Z129); tàu quân sự (Đơn vị chủ trì: Z173, Z189, Z124, X50/Z124, Z198, X51/Z198; Đơn vị phối hợp: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Bến Kiền, Nam Triệu, đóng tàu Sài Gòn); tên lửa I (Đơn vị tổng lắp:+ Z131-Tổng cục CNQP - Nhồi thuốc, tổng lắp, nghiệm thu; A-45-Quân chủng PK-KQ-Tổng lắp điện cơ. Đơn vị tham gia sản xuất: Z199, Z183, Z129, Z117, Z175, Z181, Viện KH&CN Quân sự); thuốc phóng, thuốc nổ (Đơn vị chủ trì: Z113, Z195; Đơn vị phối hợp: Z181).
Nhưng do khuôn khổ có hạn của Luận văn, sau đây tác giả chỉ giới thiệu một số công nghệ trong số các sản phẩm công nghệ trên.
2.1.3.1. Công nghệ thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp
Đánh dấu một trong những thành công vượt bậc của nền công nghiệp - quốc phòng nước nhà đó là việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp 9X195 trong điều kiện phòng thí nghiệm do Viện Thuốc phóng - Thuốc nổ (Tổng cục CNQP) nghiên cứu và chế tạo. Việc nghiên cứu, chế tạo thành công thỏi nhiên liệu tên lửa hỗn hợp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc từng bước tự làm chủ công nghệ hiện đại của đội ngũ các nhà khoa học - kỹ thuật nước ta, đồng thời mở ra khả năng tự sửa chữa một số loại tên lửa hiện có trong trang bị của quân đội.
2.1.3.2. Công nghệ sơn hấp thụ sóng radar
Viện Hóa học - Vật liệu (Viện KH&CN quân sự) đã nghiên cứu, chế tạo thành công loại sơn hấp thụ sóng radar PD/RAP-MEH có khả năng hấp thụ sóng radar trong khoảng 8 đến 12GHz (ứng với độ dày màng sơn 1mm) lớn hơn 94%. Thời gian sống của sơn sau khi pha trộn từ 2,5 đến 3 giờ... Sơn hấp thụ sóng radar là một trong những biện pháp quan trọng để ngụy trang, tăng tính sống còn cho vũ khí trang bị kỹ thuật. Vì vậy, việc chế tạo thành công sơn hấp thụ sóng radar có ý nghĩa rất quan trọng trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay. Sơn có thể ứng dụng để phủ lên các bề mặt vũ khí, trang bị kỹ thuật như máy bay, tàu chiến…, giúp giảm được tiết diện phản xạ tín hiệu radar và tăng cường khả năng sống còn cho người cũng như VKTB trên chiến trường.
2.1.3.3. Công nghệ giáp phản ứng nổ (ERA)
Nhằm phục vụ cho việc nâng cấp, cải tiến các xe tăng T-54/55 đang được sử dụng với số lượng lớn trong quân đội. Viện T thuộc Tổng cục CNQP Việt Nam đã nghiên cứu và chế tạo thành công giáp phản ứng nổ ERA thế hệ thứ hai có khả năng chống lại đạn tên lửa chống tăng B-72 (tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3), cũng như các loại đạn lõm chống tăng thông thường để có thể lắp ghép trên các loại tăng hiện có của lực lượng tăng - thiết giáp Việt Nam. Việc thiết kế chế tạo giáp phản ứng nổ đều dùng nguyên liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm đáng kể kinh phí. Trong khi, tính năng kỹ thuật giáp do Việt Nam chế tạo được đánh giá tương đương các loại giáp trên thế giới trong chiến đấu.
2.1.3.4. Công nghệ kính ngắm MS
Việt Nam đã phát triển và sản xuất thành công mẫu kính ngắm quang học đa năng MS để lắp cho súng AK báng gập và cả súng AR-15 và nhiều loại súng bộ binh khác, nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác khi bắn, rất thích hợp khi được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm, chống khủng bố… Kính
ngắm quang học đa năng MS là đề tài khoa học cấp bộ, do Bộ môn Khí tài quang học (Khoa Vũ khí, Học viện Kỹ thuật Quân sự) triển khai thực hiện từ năm 2007. Đề tài đang trong giai đoạn áp dụng thử nghiệm nhưng đã được các sỹ quan quân đội đánh giá cao. Kính ngắm MS có kết cấu chắc chắn, tin cậy, sử dụng đơn giản, thao tác lắp kính nhanh (không quá 10 giây), có thể sử dụng cả ngày lẫn đêm, khi bắn găm, bắn gần và bắn các mục tiêu ở cự ly xa, nhờ sử dụng dấu ngắm màu đỏ kết hợp với chỉ thị mục tiêu bằng tia laze.
2.1.3.5. Công nghệ áo giáp chống đạn
Viện Công nghệ (Tổng cục CNQP) đã nghiên cứu chế tạo thành công áo giáp chống đạn từ vật liệu gốm oxit nhôm (Al2O3) siêu mịn tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu dyneema, có khả năng chống đạn đạt tiêu chuẩn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ. Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2” do TS Tạ Văn Khoa thuộc Phòng Vật liệu (Viện Công nghệ) làm chủ nhiệm. Tác giả đã nghiên cứu hoàn thành công nghệ chế tạo vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano, với các hạt ZrO2 nano phân tán đồng đều trên nền Al2O3 giúp nâng cao đáng kể cơ tính của vật liệu. Từ loại vật liệu đặc chủng này, tác giả đã nghiên cứu chế tạo thành công các tấm gốm có kết cấu dạng “mosai” đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chế tạo tấm gốm chống đạn có khả năng chịu được nhiều phát bắn. Đồng thời, đề tài cũng xác định được công nghệ chế tạo tấm ép dyneema đạt độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu chế tạo tấm chống đạn. Đề tài đã chế tạo thành công 4 loại áo giáp chống đạn gồm: 2 loại từ vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ (chống được đạn 7,62x54 mm); 2 loại áo giáp chống đạn còn lại được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng AK47 cỡ 7,62x39 mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15 m.
2.1.3.6. Công nghệ nhiệt luyện nòng pháo
Những năm gần đây, Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ này áp dụng chế tạo nòng pháo cối, DKZ, pháo phòng không. Nòng pháo là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn. Quá trình chế tạo nòng pháo phải kết hợp nhiều công nghệ như: công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện. Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng pháo, xu hướng chung hiện nay là chế tạo nòng từ các loại thép carbon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken… Các nguyên tố có hại như phốt pho, lưu huỳnh được khống chế với hàm lượng dưới 0,015%. Để nhận được cơ tính theo yêu cầu, các loại nòng pháo chế tạo từ vật liệu này cần phải được gia công biến dạng để tạo ra tổ chức đồng nhất và đẳng hướng, sau đó phải được nhiệt luyện theo một chế độ đặc biệt. CNQP nước ta hiện đã nhiệt luyện được nòng pháo súng cối 100 mm, nòng súng DKZ82-B10 có chiều dài 1.400 mm; phôi nòng SPG-9 có chiều dài 2.300 mm khối lượng khoảng 100 kg; nghiên cứu nhiệt luyện thành công phôi nòng pháo 37mm có chiều dài 2.500 mm, khối lượng hơn 200 kg; chế tạo thành công thiết bị nung tôi tần số công suất 300 kW...
2.1.3.7. Công nghệ biến bộ đàm thành thiết bị gây nhiễu
Ban Tác chiến Điện tử (Bộ Tham mưu Quân khu 4) đã cải tiến thành công máy bộ đàm cầm tay thành thiết bị tự động trinh sát, gây nhiễu dải sóng cực ngắn, công suất vừa. Giải pháp cải tiến, chế tạo mạch tạo tạp và mạch tự động điều khiển trinh sát, gây nhiễu và cấy ghép vào máy bộ đàm cầm tay, đồng thời thay đổi một số kết cấu chức năng của máy để tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh. Thiết bị cải tiến có các thông số, tính năng kỹ thuật phù hợp, bảo
đảm khả năng trinh sát, gây nhiễu hiệu quả các đường thông tin liên lạc của đối phương trong dải tần xác định; cự ly trinh sát, gây nhiễu lớn. Đặc biệt, máy có kết cấu gọn nhẹ hơn hẳn so với nhiều loại máy hiện có trong trang bị nên tiện cơ động, phù hợp với địa hình Quân khu 4.