Về việc thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 34 - 39)

9. Kết cấu của Luận văn

1.3. Quan điểm thành lập Quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp

1.3.2. Về việc thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp

nghiệp công nghiệp quốc phòng

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về ĐMCN, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường… chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm ĐMCN thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở

nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ. ĐMCN sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ ĐMCN, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh.

Hiện nay các tổng công ty, các doanh nghiệp, xí nghiệp CNQP vẫn chủ yếu điều hành tài chính bằng quyền lực hành chính là chủ yếu, trong khi thẩm quyền lại không đầy đủ.

Việc tích luỹ vốn tại các tổng công ty, các doanh nghiệp CNQP hiện còn hạn chế, do các đơn vị thành viên mạnh ai nấy làm, thiếu sự “hợp đồng tác chiến”, thậm chí còn cạnh tranh lẫn nhau, không tạo được sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh lành mạnh.

Hiện tại các tổng công ty, các doanh nghiệp CNQP vẫn chưa có cơ chế tích tụ vốn - vốn của doanh nghiệp nào, doanh nghiệp ấy sử dụng; tổng công ty không thể tích tụ được vốn, nên không tạo ra được “sức mạnh tổng hợp vững chắc” trong đầu tư, tăng sức cạnh tranh cho toàn tổng công ty và doanh nghiệp. Các tổng công ty vẫn đang gặp khó khăn trong mối quan hệ hành chính giữa các đơn vị trực thuộc, nên đã hạn chế các mối liên doanh, liên kết khác.

Một thực tế nữa là hầu hết các tổng công ty, doanh nghiệp CNQP hiện nay chỉ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại sản phẩm, cùng ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng mà chưa đưa ra dạng sản phẩm lưỡng dụng có tính ưu việt chiếm lĩnh thị trường.

Tất cả vấn đề nêu trên đều dẫn đến một nhu cầu bức thiết hiện nay, đó là phải thành lập được Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP, nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực.

Kết luận Chương 1

Trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu ĐMCN trong mỗi doanh nghiệp trở thành vấn đề tất yếu nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Các doanh nghiệp CNQP cũng không nằm ngoài nhu cầu cấp thiết đó, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất một số sản phẩm chủ lực của ngành CNQP.

Thực trạng hiện nay, năng lực sản xuất các sản phẩm Quốc phòng nói chung, một số sản phẩm chủ lực nói riêng của các doanh nghiệp quốc phòng còn thấp, nguyên nhân chính là do trình độ công nghệ lạc hậu, chậm ĐMCN, kỹ thuật sản xuất còn hạn chế.

Các doanh nghiệp CNQP còn thiếu vốn và thông tin công nghệ, ít có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư từ ngoài Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

Việc thành lập Quỹ ĐMCN ở các doanh nghiệp CNQP sẽ tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

Nhà nước đã thành lập Quỹ ĐMCN quốc gia từ tháng 8 năm 2011. Như vậy, tất yếu các địa phương và doanh nghiệp cũng phải tuân theo xu hướng thành lập các Quỹ ĐMCN của địa phương, đơn vị mình, nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ, tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh các sản phẩm, hàng hóa.

Kết quả của nghiên cứu nhằm củng cố và khẳng định vai trò của ĐMCN tới việc nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm trong các doanh nghiệp CNQP, đặc biệt là việc sản xuất một số sản phẩm chủ lực của ngành.

Việc đầu tư có trọng điểm về vốn và cơ chế hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ĐMCN sẽ nhanh chóng thúc đẩy năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực trong ngành CNQP.

Việc thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp quốc phòng sẽ giúp các doanh nghiệp này chủ động, năng động và sáng tạo hơn trong các hoạt động ĐMCN, kịp thời nắm bắt và tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới, hiện đại, phục vụ tốt cho nhu cầu quân sự và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Để tiếp tục xây dựng và phát triển CNQP từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, cần quán triệt, thực hiện tốt các quan điểm chỉ đạo sau:

a) Xây dựng và phát triển CNQP là nhiệm vụ cơ bản vừa có ý nghĩa cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; mà nòng cốt là Bộ Quốc phòng và một số bộ, ban, ngành liên quan trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

b) Xây dựng và phát triển CNQP là chương trình mục tiêu trọng điểm quốc gia. Vũ khí, trang bị kỹ thuật do CNQP sản xuất phải phù hợp với chiến lược trang bị của các lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. CNQP là ngành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù và được ưu tiên trong đầu tư phát triển.

c) Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển CNQP phải được tính toán kỹ, có lộ trình và bước đi phù hợp; kiên trì với mục tiêu đã xác định, coi trọng phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học - công nghệ, huy động tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia phục vụ CNQP; tập trung đầu tư có trọng điểm cho các sản phẩm mũi nhọn với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại; tăng tính lưỡng dụng trong đầu tư phát triển; kết hợp chặt chẽ giữa Sản xuất quốc phòng với kinh tế.

d) Tự lực, tự cường, phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế để tận dụng thành tựu khoa học - công nghệ và các nguồn lực khác nhằm tiếp nhận công nghệ mới sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

Việc nghiên cứu thực trạng ĐMCN và các nguồn tài chính cho ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP được thực hiện thông qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ và ĐMCN, tài chính cho ĐMCN; các tài liệu, báo cáo tổng quan về thực trạng công nghệ và ĐMCN thống kê được trong 5 năm gần đây; ý kiến của các chuyên gia (phỏng vấn sâu cá nhân) về công nghệ và hoạt động trong lĩnh vực công nghệ của một số doanh nghiệp CNQP nằm trên địa bàn các tỉnh phía Bắc như: Nhà máy Z113, Z121, Z111, Z143, Công ty đóng tàu Hồng Hà, Công ty đóng tàu 189, Z199 và một số viện nghiên cứu thuộc Tổng cục CNQP như: Viện Thiết kế tàu quân sự, Viện Công nghệ, Viện Thuốc phóng thuốc nổ; Cục Quản lý công nghệ - Tổng cục CNQP, Phòng Tài chính - Tổng cục CNQP.

Tuy nhiên, do đặc thù của ngành quốc phòng, một số thông tin về tài chính và công nghệ không được công khai, tiết lộ, do đó, việc tiếp cận, lấy thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu về thực trạng ĐMCN và các nguồn tài chính cho ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP còn chưa được đầy đủ.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN VỐN CHO HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)