Hoạt động cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn cho đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 96 - 108)

9. Kết cấu của Luận văn

3.4. Quản lý quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

3.4.4. Hoạt động cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn cho đổi mớ

cho đổi mới công nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực

Các hình thức hỗ trợ Chia thành hai loại:

1. Tài trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí cho các nhiệm vụ, dự án:

a) Nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của doanh nghiệp;

b) Ươm tạo công nghệ; sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới;

c) Đào tạo cán bộ KH&CN phục vụ việc chuyển giao, ứng dụng công nghệ; thuê chuyên gia tư vấn kỹ thuật trong nước và quốc tế;

d) CGCN, hoàn thiện, sáng tạo công nghệ để phục vụ sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia;

2. Cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vốn vay đối với các nhiệm vụ, dự án:

a) CGCN (cả chuyển giao phần mềm và phần cứng) được khuyến khích quy định tại Điều 9 của Luật CGCN;

b) Ươm tạo doanh nghiệp KH&CN;

c) Phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp KH&CN;

3. Định mức và danh mục dự án được vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vốn vay do Chủ tịch quản lý Quỹ quyết định theo đề nghị của Trưởng ban điều hành Quỹ.

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch của Quỹ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, Quỹ thông báo công khai nội dung và các quy định về việc tài trợ, cho vay của Quỹ.

2. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp muốn được tài trợ, được vay phải nộp đơn xin tài trợ, vay theo các quy định của Quỹ.

3. Quỹ tổ chức đánh giá, xét chọn nhiệm vụ, dự án ĐMCN để tài trợ, cho vay theo quy định do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành. Chi phí đánh giá, xét chọn, thẩm định dự án ĐMCN được tính vào chi phí quản lý của Quỹ.

4. Việc tài trợ, cho vay của Quỹ cho các nhiệm vụ, dự án ĐMCN được thực hiện theo hợp đồng ĐMCN.

5. Hội đồng quản lý Quỹ ban hành Quy chế xét chọn nhiệm vụ, dự án ĐMCN theo nguyên tắc:

a) Nhiệm vụ, dự án ĐMCN được chọn phải phù hợp với quy định của Quỹ (Các nhiệm vụ, dự án nghiên cứu, làm chủ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm quốc gia và ngành CNQP);

b) Tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đề xuất nhiệm vụ, dự án ĐMCN phải có đủ năng lực chuyên môn và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật phù hợp với từng loại nhiệm vụ, dự án ĐMCN.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp sử dụng kinh phí của Quỹ

1. Sử dụng kinh phí đúng mục đích theo dự toán đã được Quỹ phê duyệt. 2. Thực hiện đầy đủ các cam kết với Quỹ, các chế độ do Quỹ quy định. 3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, dự án ĐMCN phải được công bố theo quy định của Quỹ.

4. Tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp được Quỹ hỗ trợ tài chính phải tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan.

1. Quỹ thực hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán. 2. Hàng năm, Quỹ lập dự toán nguồn thu và dự kiến chi trình Tổng cục trưởng Tổng cục CNQP xem xét, phê duyệt.

3. Hàng năm, Quỹ lập báo cáo quyết toán tài chính để báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục CNQP xem xét, kiểm tra theo quy định.

4. Quỹ được phép chuyển vốn dư trong năm tài chính sang năm kế tiếp. 5. Cán bộ kiêm nhiệm, cộng tác viên làm việc cho Quỹ được hưởng theo chế độ của Nhà nước quy định cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, đầu tư.

Kết luận Chương 3

Việc thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp quốc phòng là rất cần thiết và khả thi. Mục đích của Quỹ là giúp các doanh nghiệp CNQP chủ động, năng động và sáng tạo hơn trong các hoạt động ĐMCN, kịp thời nắm bắt và tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới, hiện đại, phục vụ tốt cho nhu cầu quân sự và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Các nguồn kinh phí có thể trích lập cho Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp quốc phòng có thể lấy từ 5 nguồn sau:

- Trích 50% từ vốn cấp từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp phát triển KH&CN.

- Trích 10% từ ngân sách đặc biệt của Bộ Quốc phòng dành cho KH&CN.

- Một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

- Một phần điều chuyển từ Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. - Các nguồn khác theo quy định của pháp luật: 1. Vốn huy động từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; 2. Vốn đóng góp tự nguyện của

các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; 3. Lãi cho vay từ các dự án vay vốn của Quỹ; 4. Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Bản chất của Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP là một tổ chức quỹ, không phải là một tổ chức hành chính sự nghiệp.

Cơ chế hoạt động của Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP: hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ; cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn cho các hoạt động ĐMCN.

Đối tượng chi của Quỹ ĐMCN là các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ, dự án nhằm đổi mới quy trình công nghệ, đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp CNQP tại Việt Nam:

1. Các hoạt động chuyển giao và tiếp nhận công nghệ.

2. Chuyển giao, hoàn thiện, sáng tạo công nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, sản phẩm trọng điểm, sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực CNQP.

3. Nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao của doanh nghiệp.

4. Ươm tạo công nghệ dựa trên kết quả NCKH và phát triển công nghệ của các cá nhân, tổ chức KH&CN.

5. Đào tạo nhân lực KH&CN phục vụ việc đổi mới, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp.

6. Đối tượng công nghệ được tài trợ vốn từ Quỹ: công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao.

7. Ưu tiên các dự án trọng điểm và các sản phẩm CNQP trọng điểm như: dự án I giai đoạn 2; dự án T-05; ngòi Z129; khí tài ảnh nhiệt; thuốc phóng comporit; tên lửa chống tăng,...

Với việc thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP sẽ thúc đẩy số lượng các doanh nghiệp thực hiện ĐMCN hàng năm, từ đó nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực của ngành CNQP, phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ quốc phòng, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

KẾT LUẬN

Bằng phương pháp thu thập, phân tích, và xử lý thông tin thông qua nghiên cứu tài liệu, Luận văn đã thực hiện được các mục tiêu đề ra, đó là:

- Phân tích được thực trạng ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP hiện nay và năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực của quốc phòng, năng lực công nghệ, nhu cầu ĐMCN của các doanh nghiệp CNQP; những khó khăn, tồn tại trong thực tế thực hiện cơ chế tài chính và đầu tư cho công tác ĐMCN của doanh nghiệp; phương thức tiếp cận vốn vay, vốn hỗ trợ cho các hoạt động ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP.

- Làm rõ được sự cần thiết phải có 1 Quỹ ĐMCN dành riêng dành cho các hoạt động ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP, đặc biệt là ở các doanh nghiệp sản xuất một số sản phẩm chủ lực. Thực tiễn cho thấy, việc đầu tư, hỗ trợ về vốn cho các hoạt động ĐMCN sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất các sản phẩm CNQP và các sản phẩm CNQP chủ lực.

- Các nguồn tài chính có thể huy động cho Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP bao gồm: trích từ vốn cấp từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp phát triển KH&CN; trích từ ngân sách đặc biệt của Bộ Quốc phòng dành cho KH&CN; trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; trích từ Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp; các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Mô hình và cơ chế hoạt động của Quỹ ĐMCN như một tổ chức quỹ, có Hội đồng quản lý Quỹ, Ban điều hành Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ, Hội đồng KH&CN.

Quỹ ĐMCN hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ; cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn cho các hoạt động ĐMCN.

KHUYẾN NGHỊ

Bên cạnh việc thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất và các chính sách thúc đẩy áp dụng KH&CN trong sản xuất CNQP, đặc biệt là cụ thể hoá những chính sách về ĐMCN đã ban hành. Vấn đề phát triển tiềm lực KH&CN và nâng cao năng lực nghiên cứu - triển khai vẫn là giải pháp hàng đầu và cần được ưu tiên để phát triển CNQP một cách cơ bản lâu dài, bền vững.

1. Phát triển tiềm lực KH&CN

Trong phát triển tiềm lực KH&CN, bên cạnh vấn đề về cơ chế tài chính, kinh phí, cơ sở vật chất, tin lực cho KH&CN cần đặc biệt chú ý vấn đề đào tạo nhân lực cho KH&CN nói chung, ĐMCN nói riêng. Nhân lực KH&CN là nhân tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu trong sự phát triển của một tổ chức, quốc gia.

Trong đào tạo cần kết hợp giữa bổ túc trình độ cho đội ngũ hiện có với việc đào tạo trong nước và nước ngoài.

Đào tạo ở nước ngoài: Vốn ngân sách nên ưu tiên đào tạo cán bộ giỏi có học vị tiến sĩ tại các nước có trình độ cao về công nghệ như Tây Âu, Mỹ, Nhật… Nhà nước và Bộ Quốc phòng cần có chính sách khuyến khích loại hình du học tự túc vào việc đào tạo cán bộ về công nghệ.

Đào tạo trong nước: Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực KH&CN nói chung, các chuyên gia công nghệ nói riêng trong lĩnh vực CNQP, kết hợp với tự đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân lực KH&CN cho các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp CNQP.

Cần tăng cường năng lực nghiên cứu - triển khai của tổ chức KH&CN và doanh nghiệp CNQP nhằm làm chủ được các công nghệ cao trong CNQP, tạo được công nghệ mới phục vụ các nhu cầu của nền quốc phòng toàn dân.

Trong lĩnh vực đầu tư ĐMCN cần chú ý có hai quan điểm: Một là, nhập công nghệ thông qua liên doanh hay mua công nghệ; Hai là, phát triển công

nghệ thích ứng dựa vào nội lực thông qua đầu tư tập trung có trọng điểm. Điều cốt lõi của mọi cách đi hiện nay trong phương thức "đi tắt đón đầu" đều phải dựa trên sức mạnh của lực lượng cán bộ. Vậy thì đầu tư trước hết phải tập trung cho việc đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ để hiểu (để đánh giá đúng đắn công nghệ), làm chủ (điều khiển được công nghệ) và sáng tạo (công nghệ cao hơn, thích hợp hơn, hiệu quả hơn trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam). Đầu tư phát triển vừa phải phát huy sức mạnh nội lực vừa hướng vào xây dựng năng lực nội sinh để phát triển cao hơn.

3. Khắc phục một số hạn chế trong tiếp nhận CGCN

Một trong những hoạt động chính của ĐMCN là tiếp nhận CGCN. Thông qua quá trình tiếp nhận CGCN, đặc biệt là thông qua thực hiện các dự án đầu tư mua bán công nghệ hiện có một số hạn chế cần giải quyết kịp thời đó là:

- Việc nghiên cứu, đánh giá thị trường trong quá trình chuẩn bị báo cáo đầu tư cần chính xác và được kiểm tra, đánh giá cụ thể hơn.

- Nghiên cứu đưa ra biện pháp nhằm giảm bớt thời gian thực hiện các hợp đồng để tránh trường hợp các hợp đồng bị kéo dài hơn so với dự kiến, ảnh hưởng hiệu quả kinh tế.

- Có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ lực lượng cán bộ, tổ chức đào tạo bài bản, kịp thời để phát huy tốt quá trình tiếp nhận cũng như triển khai dự án tại các đơn vị sau khi hoàn thành việc nghiệm thu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số: 105/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2011/tt-BTC ngày 09/02/2011 hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

2. Bộ Tài Chính (2011), Thông tư số: 15/2011/TT-BTC Hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

3. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số: 105/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2011/tt-BTC ngày 09/02/2011 hướng dẫn thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và sử dụng Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.

4. Bộ KH&CN (2012), Thông tư số: 03/2012/TT-BKHCN của Bộ KH&CN Hướng dẫn quản lý chương trình ĐMCN quốc gia.

5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị

định số 118/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

6. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị

định số 28/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN.

7. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết

định số 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình ĐMCN quốc gia đến năm 2020.

8. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết

định số 1342/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ ĐMCN quốc gia.

9. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Quyết định số 1051/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐMCN quốc gia.

10.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Chuyên giao công nghệ năm 2006 và các văn bản hướng dẫn.

11.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp.

12.Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Khoa học công nghệ (sửa đổi) 2013.

13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

11. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

14. Tổng cục CNQP, Báo cáo, tài liệu của một số doanh nghiệp CNQP địa bàn các tỉnh phía Bắc về thực trạng công nghệ và ĐMCN.

15. Một số văn bản, chính sách của Bộ Quốc phòng và Tổng cục CNQP trong phát triển KH&CN và ĐMCN.

PHỤ LỤC

Mẫu phiếu ý kiến chuyên gia (phỏng vấn sâu cá nhân)

Chào hỏi và tự giới thiệu

• Chào Ông/Bà.

• Tôi tên là Đặng Văn Phong, Học viên Cao học, chuyên ngành Quản lý KH&CN, khóa 2011.

• Rất cảm ơn Ông/Bà đã nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn này.

Giới thiệu về nghiên cứu định tính và mục đích của cuộc phỏng vấn

• Cuộc phỏng vấn của chúng ta là một phần của nghiên cứu trong đề tài “Thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực”.

• Những thông tin thu được trong cuộc phỏng vấn này chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu nhằm đưa ra đề xuất thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP, từ đó góp phần nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực. Do vậy những thông tin này sẽ được đảm bảo tính khuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 96 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)