9. Kết cấu của Luận văn
3.1. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong bối cảnh bảo vệ và
3.1.4. Những giải pháp chủ yếu về công nghệ để phát triển doanh nghiệp công nghiệp
công nghiệp quốc phòng
a) Tập trung xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển CNQP, bảo đảm khả thi, hiệu quả. Trong đó, cần chú trọng công tác quy hoạch sản phẩm mục tiêu và tổ chức lực lượng. Quản lý chặt chẽ đầu tư công trên phạm vi cả nước và trong phạm vi từng bộ, ngành; bảo đảm sự thống nhất trong đầu tư phát triển CNQP; kiên quyết khắc phục đầu tư dàn trải, trùng lặp, gây lãng phí. Những sản phẩm CNQP có năng lực sản xuất đạt yêu cầu chất lượng thì không nhập khẩu. Đồng thời phải đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư cho phát triển CNQP.
b) Trong đầu tư có chọn lọc, xác định trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, tiếp cận được công nghệ tiên tiến, hiện đại và thực hiện hiệu quả việc nhận CGCN. Huy động sự tham gia tích cực, đầy đủ của công nghiệp quốc gia trong các khâu, các bước của CNQP, nhất là việc huy động đội ngũ cán
bộ khoa học - công nghệ và các cơ sở công nghiệp dân sinh sản xuất các nguyên, vật liệu chính cho CNQP.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu, kết hợp chiến lược xây dựng, phát triển của từng ngành và địa phương với nhiệm vụ xây dựng, phát triển CNQP. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp then chốt của quốc gia để tham gia sâu, thiết thực hơn vào hoạt động CNQP, cụ thể:
Ngành hoá chất: Sản xuất được các hoá chất cơ bản tạo nguyên liệu để sản xuất thuốc phóng, thuốc nổ.
Ngành luyện kim: Sản xuất một số loại hợp kim chủ yếu có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất vũ khí.
Ngành cơ khí, chế tạo máy: Phát triển công nghệ cơ khí chính xác, nâng cao tính tiêu chuẩn hoá, mô-đun hoá; từng bước chế tạo thiết bị và các dây chuyền sản xuất CNQP và trực tiếp tham gia sản xuất vũ khí, trang bị kỹ thuật khi cần thiết.
Ngành Điện tử - Tin học, Bưu chính - Viễn thông: Tham gia tích cực vào nhiệm vụ đối phó với tác chiến không gian mạng, sản xuất vũ khí điều khiển tự động và phương tiện chống chiến tranh điện tử.
c) Thực hiện hiệu quả các chương trình, đề tài NCKH - công nghệ về thiết kế, chế tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm do CNQP sản xuất; đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ cải tiến, hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện có. Mở rộng phạm vi hoạt động của khoa học công nghệ dân sinh tham gia nghiên cứu phục vụ CNQP.
Đẩy mạnh chương trình đào tạo nhân lực cho CNQP. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ những ngành đặc thù quốc phòng, nhất là các chuyên gia đầu ngành. Kết hợp chặt chẽ các hình thức đào tạo, tăng cường đào tạo ngoài nước đối với các ngành công nghệ cao. Có chính sách đặc thù để thu hút, gìn giữ nguồn nhân lực có chất lượng, khuyến khích nhân tài phục vụ cho xây dựng và phát triển CNQP.
d) Kiện toàn hệ thống tổ chức, tập trung đầu mối quản lý nhà nước về CNQP. Chỉ đạo chặt chẽ việc sắp xếp các cơ sở CNQP nòng cốt theo hướng tập trung, thống nhất, giảm trung gian, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu thiết kế với sản xuất, sản xuất với sửa chữa. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các khối: đặt hàng; sản xuất - sửa chữa; khai thác sử dụng.
Trong những năm tới, CNQP nòng cốt vẫn do quân đội quản lý. Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách đặc thù để huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính và khoa học - công nghệ tham gia đầu tư phát triển CNQP. Tổ chức thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài trong một số lĩnh vực CNQP.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ trì các cơ quan, đơn vị trong quán triệt và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu về xây dựng và phát triển CNQP.
đ) Tăng mức đầu tư phát triển CNQP. Khẩn trương xây dựng hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ chế chính sách đặc thù để tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực, phải xác định cơ chế ưu tiên để huy động nguồn lực tài chính, khoa học - công nghệ và nhân lực. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho CNQP, lấy nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là chính, được bố trí theo chương trình mục tiêu trọng điểm quốc gia và bảo đảm đủ theo kế hoạch đã duyệt; đồng thời phải chú trọng và có cơ chế phù hợp để huy động, khai thác các nguồn vốn khác, trong đó có vốn từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp quốc phòng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng.