Sự cần thiết thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 79 - 84)

9. Kết cấu của Luận văn

3.2. Sự cần thiết thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp

công nghiệp quốc phòng

3.2.1. Quỹ đổi mới công nghệ thúc đẩy năng lực sản xuất các sản phẩm chủ lực lực

Việc thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ năng lực sản xuất một số sản phẩm CNQP chủ lực.

Trong khuôn khổ của đề tài, đã thực hiện lấy ý kiến chuyên gia bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với 10 nhà quản lý, nghiên cứu, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ở một số đơn vị và doanh nghiệp CNQP miền Bắc. Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu cá nhân đối với các nhà quản lý, chuyên gia công nghệ tập trung vào 3 chủ đề sau:

- Thực trạng ĐMCN tại các doanh nghiệp CNQP hiện nay. - Các nguồn tài chính cho ĐMCN tại các doanh nghiệp CNQP. - Sự cần thiết thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP. Các ý kiến chuyên gia đều cho rằng, điều kiện hiện nay về cơ sở vật chất để ĐMCN và tiếp nhận CGCN còn hạn chế. Nguyên do là: Dự án Sản xuất quốc phòng thường có giá trị lớn, trình độ công nghệ cao, phức tạp, mới mẻ..., trong khi trình độ và kinh nghiệm của cán bộ còn chưa theo kịp. Dự án trong Sản xuất quốc phòng thuộc lĩnh vực đặc thù, nhiều khi phải phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Quy trình thủ tục thẩm định, phê duyệt phải qua nhiều khâu, bộ phận… Một số chuyên gia cho rằng, có những nguyên nhân chủ quan như: Chưa đánh giá hết được độ phức tạp của dự án đầu tư tiếp nhận đổi mới và CGCN; trình độ công nghệ, năng lực của cán bộ tham gia dự án còn nhiều hạn chế; ý thức trách nhiệm, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ chưa cao, giải quyết công việc chưa linh hoạt.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả Luận văn đã tiến hành điều tra bằng bảng hỏi, kết quả đã thấy 100% ý kiến đều cho rằng, tăng cường ĐMCN, thiết bị; tiếp thu, làm chủ KH&CN, nhằm góp phần thúc đẩy phát

triển lĩnh vực CNQP tiên tiến, hiện đại là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra đối với các doanh nghiệp quốc phòng.

Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp CNQP nói riêng những yêu cầu bức thiết về ĐMCN, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường…

Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm ĐMCN thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc, trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ.

ĐMCN sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ ĐMCN, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh.

Mô hình Quỹ ĐMCN sẽ tạo ra sự chủ động, năng động và đầu tư thích đáng, có trọng tâm, trọng điểm cho việc ĐMCN, sản xuất ra những sản phẩm chủ lực, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngày 5/8/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1342/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ ĐMCN quốc gia. Theo đó, quy định: Quỹ ĐMCN quốc gia là đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ KH&CN. Quỹ ĐMCN quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội. Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi

nhuận, có chức năng cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh để vay vốn, hỗ trợ vốn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu, chuyển giao, đổi mới và hoàn thiện công nghệ.

Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm Hội đồng quản lý Quỹ, Cơ quan điều hành Quỹ và Ban kiểm soát Quỹ. Hội đồng quản lý Quỹ gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ do Bộ trưởng Bộ KH&CN bổ nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.

Như vậy, theo xu hướng tất yếu, các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp CNQP nói riêng cũng nên thành lập ra các Quỹ ĐMCN của doanh nghiệp mình, nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động ĐMCN.

3.2.2. Quỹ đổi mới công nghệ thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực nghệ để sản xuất sản phẩm chủ lực

Việc thành lập quỹ ĐMCN sẽ là một trong các nhân tố thúc đẩy gia tăng số lượng các doanh nghiệp quốc phòng ĐMCN theo hướng từng bước nâng cao trình độ công nghệ với những hướng công nghệ có hàm lượng chất xám cao, đặc biệt trong các ngành ưu tiên, đồng thời kết hợp tối đa lợi thế so sánh của đất nước

Bản thân các tổ chức, doanh nghiệp đều mong muốn có được những công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, song không phải tổ chức, doanh nghiệp nào cũng đủ vốn để nhập khẩu các công nghệ đó. Mặt khác, khi doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng ít lao động là cần thiết, nhưng cũng cần quan tâm đến các yếu tố xã hội như việc làm, nạn thất nghiệp.

Thực hiện việc đổi mới và CGCN theo quan điểm này, các doanh nghiệp, các cơ quan hoạch định chính sách cần xây dựng những chiến lược, chương trình để làm cơ sở định hướng cho quá trình ĐMCN. Cần xác định rõ đâu là những công nghệ cần phải đi tắt, đón đầu, đâu là lĩnh vực chỉ cần nâng cao hiện đại hoá từng bước. Đồng thời, cần nghiên cứu ĐMCN phù hợp với thị trường lao động, để trong quá trình hiện đại hoá công nghệ vẫn đảm bảo

công ăn việc làm cho người lao động. Hơn nữa, việc kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại là yếu tố đáng quan tâm trong chính sách đổi mới và CGCN cũng như trong tổ chức triển khai sản xuất.

3.2.3. Quỹ đổi mới công nghệ phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng

Quỹ ĐMCN với mục tiêu phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội chung của đất nước, theo các tiêu chí:

a. CGCN kết hợp với tự nghiên cứu, phát triển và thích nghi hoá công nghệ

Do thực trạng nền công nghiệp mỗi nước khác nhau, nên khi nhập khẩu công nghệ, bên tiếp nhận cần có những cải tiến thích hợp để khai thác có hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế cao nhất. Kinh nghiệm chuyển giao của nhiều nước thành công cho thấy, kết hợp nghiên cứu với tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài vừa có thể khai thác hết tính năng công dụng của công nghệ đó, vừa có thể cải tiến những thiếu sót, những điểm chưa phù hợp. Thực tế đã chứng minh, nếu chỉ ĐMCN bằng cách tiếp nhận công nghệ một cách thụ động, thì bên tiếp nhận công nghệ khó có thể tiếp nhận các công nghệ tiên tiến, vì bên CGCN luôn muốn giữ thế cạnh tranh trên trường quốc tế bằng các công nghệ hiện đại. Mặt khác, việc tiếp nhận công nghệ đơn thuần sẽ hạn chế khả năng nâng cao năng lực công nghệ nội sinh, dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài và dễ dàng bị đối tác chuyển giao chi phối.

b. Ngăn chặn việc CGCN lỗi thời vào Việt Nam, biến nước ta thành bãi rác công nghệ của thế giới

Hiện nay, các nước đang phát triển đang trong quá trình CNH-HĐH nên nhu cầu ĐMCN của các doanh nghiệp rất lớn và sự cạnh tranh gay gắt trên thế giới cũng tác động trực tiếp tới đổi mới và CGCN. Điều này không những tạo ra động lực mà còn gây sức ép buộc các doanh nghiệp phải chạy đua trong việc đổi mới và CGCN. Vì vậy, để tiết kiệm, tăng lợi nhuận, làm suy yếu sức mạnh của đối thủ cạnh tranh, một số công ty luôn tìm cách CGCN cũ, kém hiệu quả

cho các công ty khác, đặc biệt là công ty của các nước phát triển luôn muốn CGCN lạc hậu cho các nước đang phát triển.

Do còn hạn chế về trình độ và hiểu biết về KH&CN, nếu không tỉnh táo, các nước đang phát triển rất dễ trở thành bãi thải công nghệ của các nước công nghiệp phát triển. Mặt khác, sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ cũ khó có khả năng cạnh tranh trên thị trường, do vậy các tổ chức, doanh nghiệp, không vì lợi nhuận trước mắt mà nhập công nghệ cũ, lạc hậu ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.

c. CGCN phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội

Bất kỳ công nghệ nào được chuyển giao đều phải đảm bảo những yêu cầu về kinh tế (thu hồi vốn, tăng lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh), đồng thời phải đảm bảo các hiệu quả kinh tế xã hội khác (khai thác, tận dụng các tài nguyên của đất nước, bảo vệ môi trường, tạo thu nhập cho xã hội). Mục tiêu từ nay đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp, vì vậy chính các doanh nghiệp khi nhập khẩu công nghệ phải nắm vững mục tiêu này để việc nhập khẩu công nghệ đi đúng hướng. Từ định hướng trên, mỗi doanh nghiệp, tổ chức, địa phương nhập khẩu công nghệ phải căn cứ vào nhu cầu thực tế, tránh thực hiện “theo phong trào”, gây lãng phí và không đem lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, cơ quan chức năng của Nhà nước cần giúp đỡ doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch ĐMCN, hướng dẫn và cung cấp các thông tin cần thiết về thị trường công nghệ, để các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định đúng đắn.

d. CGCN phải chú ý đến bảo vệ môi trường

Một công nghệ chỉ được coi là hoàn thiện khi công nghệ đó vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa phải bảo vệ được môi trường sống. Hiện nay, vấn đề môi trường đang được thế giới đặc biệt quan tâm và bảo vệ, bởi lẽ ô nhiễm môi trường gây biến đổi khí hậu đã và đang là mối hiểm họa đe doạ tới sự

phát triển của nhiều nước, mà một phần chủ yếu là do mặt trái của công nghệ mang lại.

Việt Nam là nước tiến hành công nghiệp hoá sau, có điều kiện tiếp nhận các công nghệ tiên tiến hiện đại, ít gây ô nhiễm. Vì vậy, phải hết sức coi trọng chỉ tiêu môi trường trong đánh giá công nghệ nhập khẩu, phải kiên quyết loại bỏ nhập khẩu các công nghệ lạc hậu, lỗi thời, mức độ gây ô nhiễm lớn. Hạn chế tối đa việc phải khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường do các công nghệ lạc hậu mang lại, vì chi phí cho việc khắc phục những ô nhiễm này nhiều khi còn lớn hơn cả việc nhập khẩu một công nghệ sạch.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về CGCN và tìm hiểu thực tế, có thể nói rằng việc tiếp nhận CGCN là xu hướng tất yếu hiện nay để đưa đất nước ta nói chung và ngành CNQP nói riêng tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nắm bắt được những quy tắc của CGCN sẽ giúp chúng ta tiếp nhận được những công nghệ tối ưu nhất, đưa vào khai thác hiệu quả nhất, tránh được những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn về kinh tế - xã hội và những yếu tố tác động đến môi trương sinh thái. Từ đó, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, xây dựng Quân đội ngày càng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)