9. Kết cấu của Luận văn
2.1. Thực trạng công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng
2.1.5. Đánh giá thực trạng công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng qua
phòng qua nghiên cứu trường hợp
Qua nghiên cứu trường hợp Nhà máy Z111 và một số doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng khác8 có thể rút ra các đánh giá sau đây.
a. Đánh giá công nghệ và thiết bị của nhà máy:
Nhà máy Z111 là nhà máy cơ khí có truyền thống và thế mạnh về gia công cơ khí chính xác.Nhà máy đã có công nghệ và thiết bị đồng bộ chế tạo loạt nhỏ súng bộ binh có rãnh khương tuyến với chất lượng ổn định đáp ứng được phần nào cho trang bị của lực lượng vũ trang và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị của Nhà máy đều thuộc thế hệ cũ, xuống cấp, nhiều thiết bị đã qua sửa chữa lớn, độ chính xác không cao, trang bị công nghệ đồng bộ đi kèm thiếu và xuống cấp nhiều. Mặt bằng công nghệ, hệ thống thiết bị và công nghệ hiện tại của Nhà máy chỉ có thể đáp ứng cho nhiệm vụ sản xuất loạt nhỏ những loại súng bộ binh và sửa chữa, chế thử một số loại pháo phòng không tầm thấp. Trong những năm qua, nhà máy đã được đầu tư mới một số lượng hạn chế các thiết bị cho sản xuất súng phòng không 12.7mm, nhìn chung là chưa đồng bộ, chỉ đáp ứng được cho sản xuất với số lượng nhỏ. Những năm gần đây, bằng năng lực thiết bị công nghệ hiện có, kết hợp với các đơn vị nghiên cứu, nhà máy đã chế tạo được súng máy phòng không 12,7mm; chế thử thành công pháo phòng không 37mm-2 nòng; pháo 23mm giá mang vác, thân súng máy phòng không 14,5mm. Hiện tại nhà máy chưa có hệ thống các thiết bị và công nghệ đồng bộ phục vụ cho chế tạo súng bộ binh chất lượng cao, loạt lớn. Để chế tạo được súng bộ binh chất lượng cao
- loạt lớn, trên cơ sở các thiết bị hiện có, cần thiết phải bổ sung thêm các thiết bị gia công cơ khí chính xác có tính linh hoạt cao (máy CNC), một số thiết bị công nghệ và thử nghiệm chuyên dùng, mở rộng mặt bằng công nghệ sản xuất, xây dựng trường bắn thử nghiệm.
Để có thể so sánh thực trạng công nghệ giữa các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, Luận văn xin khảo sát thêm Nhà máy Z143.
Bảng 4trình bày thực trạng công nghệ, máy móc, thiết bị của Nhà máy Z143, xuất xứ và tình trạng sử dụng9
TT Tên máy móc thiết bị Ký hiệu Số xuất xưởng Nước sản xuất Năm sản xuất Năm sử dụng Cấp chất lượng Tình trạng thiết bị
1 Máy thổi hộp đạn TC - Việt Nam 1998 1998 cấp 4 Đang
SD 2 Hệ thống bọc nhựa
tự chế TC - Việt Nam 2000 2000 cấp 4 nt
3 Máy thu rà dây tự
chế TC - Việt Nam 2001 2001 cấp 4 nt
4 Máy xoắn dây tự chế TC - Việt Nam 1997 1997 cấp 5 Hỏng 5 Máy kéo tinh UDZVIII/18 28671 Đức 1969 1976 cấp 5 Hỏng
6 Máy nén khí TC 200/45 - Italy 1995 1995 cấp 5 Đang
SD
7 Máy nén khí T104 105 Tr.Quốc 1967 1975 cấp 5 nt
8 Máy nén khí FUNSHENG - Đ.Loan 2000 2000 cấp 3 nt
9 Máy nén khí Puma - Đ.Loan 2000 2000 cấp 3 nt
10
Máy ép phun EV - 35 11136
5 Đ.Loan 2001 2001 cấp 3 nt
11 Máy ép phun JW60 - SD AC023 Đ.Loan 2001 2001 cấp 3 nt
12 Máy bọc nhựa GV - 90 - Tr.Quốc 1998 1998 cấp 3 nt
13 Máy bọc nhựa S30/20 9503 Tr.Quốc 1995 1995 cấp 3 nt
14 Máy đánh chéo JDW2 - 500 - Tr.Quốc 2005 2005 cấp 2 nt 15 Máy hút sấy nhựa SDG - 100 - Tr.Quốc 1995 1998 cấp 3 nt
16 HT bện màng JPW-1250 - Tr.Quốc 1998 2000 cấp 3 nt 17 HT bện màng JPW-1600 - Tr.Quốc 2005 2005 cấp 2 nt 18 Máy ép trục vít 15T - 1967 1973 cấp 4 Đang SD 19 Quạt gió 0,6KW cấp 4 nt 20 Quạt 1 pha 228 W - 2005 2005 cấp 2 nt
21 Máy tiện 1K62 11751 Liên xô 1965 1974 cấp 4 nt
22 Máy tiện C6250 9804 Tr.Quốc 1998 2000 cấp 4 nt
23 Máy bào B665 - Việt Nam 1974 1984 cấp 5 nt
24 Máy phay UF 231 005 Hungari 1968 1974 cấp 4 nt
25 Máy phay 6M80W - Việt Nam 1973 1988 cấp 4 nt
26 Máy phay X5012 437 Tr.Quốc 1969 1972 cấp 5 nt
28 Máy dập 25T - Việt Nam 1973 1988 cấp 4 nt
29 Máy dập 16T 266 Tr.Quốc 1973 1981 cấp 4 nt
30 Máy dập 6,3T 1168 Tr.Quốc 1971 1974 cấp 4 nt
31 Máy mài tròn SU - 200 5295 Đức 1967 1974 cấp 5 Hỏng 32 Máy mài tròn M1432 9823 Tr.Quốc 1997 2000 cấp 3 Đang SD 33 Máy mài phẳng 3Ã-71 335 Liên xô 1978 1985 cấp 4 nt
34 Máy cắt tôn HT474 1639 Liên xô 1969 1974 cấp 4 nt
35 Máy mài tay 125W - Tr.Quốc 2001 2001 cấp 4 nt
36 Máy nén khí Tiger - Đ.Loan 1995 1995 cấp 4 nt
37 Máy nén khí Puny - Đ.Loan 2002 2002 cấp 3 nt
38 Máy tiện 1A616 30010 Liên xô 1966 1974 cấp 4 nt
39 Hệ thống bể mạ +
tủ sấy - Việt Nam 1999 2000 cấp 5 nt
40 Máy ép thủy lực CBJ - 250T 30110 Tiệp khắc 1970 1974 cấp 4 Đang SD
41 Máy ép ma sát 60T - Việt Nam 1973 1988 cấp 4 nt
42 Máy ép trục vít 15T - Tr.Quốc 1967 1973 cấp 4 nt
43 Quạt 1 pha 228 W - Việt Nam 2005 2005 cấp 2 nt
44 Bơm nước 125 W - L.doanh 2003 2003 cấp 3 nt
45 Bơm nước 750 W - L.doanh 2003 2003 cấp 3 nt
46 HT bọc nhựa S90 9505 Tr.Quốc 1995 1995 cấp 3 Đang SD
47 HT bọc nhựa S45 9514 Tr.Quốc 1995 1995 cấp 3 nt
48 HT bọc nhựa S30/20 9503 Tr.Quốc 1995 1995 cấp 3 nt
49 HT bọc nhựa 30 - TC 2000 2000 cấp 4 nt
50 HT bọc nhựa 40 - TC 2001 2001 cấp 4 nt
51
Máy xoắn ống 6GJ - 200 9509 Tr.Quốc 1994 1995 cấp 4 nt
52 Máy xoắn SX - 200 9604 Tr.Quốc 1996 1996 cấp 4 Không SD 53 Máy đánh chéo
dây TT tự chế TC - TC 1996 1996 cấp 4 nt
54 Máy đánh chéo JDW2 - 500 9608 Tr.Quốc 1996 1997 cấp 3 nt 55 Máy sấy nhựa SDG - 200 9512 Tr.Quốc 1995 1998 cấp 3 nt 56 Máy in chữ VN cáp YCZ 9516 Việt Nam 1995 2000 cấp 5 Hỏng
b. Đánh giá về nhân lực KH&CN
Ngày đầu thành lập, nhà máy chỉ có một đội ngũ cán bộ CNV ít, trình độ chuyên môn hạn chế. Đến nay đội ngũ cán bộ CNV của nhà máy đã khá đồng bộ, đã có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu, chế thử và sản xuất được nhiều loại súng bộ binh cho Quân đội, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển nhà máy nói riêng và phát triển ngành CNQP nói chung. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ CNV kỹ thuật đã quen sử dụng các thiết bị thông thường. Việc nắm bắt khai thác sử dụng các thiết bị cao có điều khiển (như PLC, CNC) còn hạn chế, còn phải đào tạo cơ bản thêm. Hiện nay nhà máy có tổng số 894 cán bộ, CNV trong đó: Trình độ đại học, cao đẳng trở lên: 186 người (20,8%); lao động trực tiếp 703 (78,6% quân số). Công nhân bậc 6 là 151 (chiếm 21%); công nhân bậc 7 là 214 người (chiếm 29,6%)...
Để có thêm tư liệu đánh giá nhân lực KH&CN của doanh nghiệp quốc phòng, Luận văn xin đưa ra so sánh qua nghiên cứu trường hợp Nhà máy Z125.
Bảng 1: Cơ cấu nhân sự tại Nhà máy Z12510
S TT Trình độ Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1 Trên đại học 4 0.56 2 Đại học+ Cao đẳng 85 11.8 3 Trung cấp 85 11.8 4 Trình độ khác 544 75.84 Tổng 718 (Nguồn: Nhà máy Z125)
Nhiệm vụ và năng lực của nhà máy:
Nhiệm vụ của nhà máy là sản xuất, sửa chữa các loại súng bộ binh nòng có rãnh xoắn như: súng tiểu liên AK; súng ngắn K54, K59; súng đại liên PKMS;
súng trọng liên 12,7mm ... để trang bị cho các lực lượng vũ trang. Các loại súng AK, PKMS, 12,7 mm, súng ngắn K54 đều sản xuất chung trên các thiết bị vạn năng, không tổ chức thành dây chuyền và không có các dây chuyền riêng rẽ.
Những năm trước đây chất lượng sản phẩm vẫn được quan tâm, song yêu cầu chưa thực sự khắt khe, đặc biệt là những yêu cầu về chất lượng cũng như mỹ thuật công nghiệp. Các loại súng do Nhà máy sản xuất hàng năm tuy vẫn đáp ứng được các chỉ tiêu nghiệm thu, nhưng chất lượng chưa thực sự ổn định, độ tin cậy chưa cao. Tỷ lệ phế phẩm trong gia công quá cao, những chi tiết phức tạp gia công hỏng tới 15 20% (Nòng súng), có chi tiết như Bệ khóa, lõi khóa khi gia công hỏng tới 20 25%. Có những lô sản phẩm qua nghiệm thu 2 lần, thậm chí 3 lần mới đạt yêu cầu. Có loại súng khi cấp phát, sử dụng mới phát hiện sai sót, phải sửa chữa lại.
c. Đánh giá nguyên nhân
Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ của nhà máy quá cũ và lạc hậu. Trong tổng số thiết bị của nhà máy hiện nay là 768 cái, thì số thiết bị thường xuyên hoạt động đáp ứng được cho sản xuất là 447/768 (58%), số thiết bị hỏng và không cần dùng có thể thanh lý là 212 cái (27,6%). Số thiết bị sử dụng từ năm 1980 trở về trước là 538 cái chiếm 70%, chủ yếu các thiết bị do Trung Quốc viện trợ, đã qua sửa chữa nhiều lần, trong đó có những thiết bị được sản xuất từ trước những năm 70 của thế kỷ XX. Số thiết bị gia công CNC được đầu tư từ sau năm 1996 đến nay là 16 cái bằng 2% trong tổng số thiết bị. Các thiết bị trên đã phải trải qua nhiều lần di chuyển sơ tán trong quá trình chiến tranh, mà đợt di chuyển lớn nhất là từ Tỉnh Yên Bái vào Thanh Hóa và từ miền núi Thanh Hóa về Thành phố cho nên đã làm các thiết bị xuống cấp nghiêm trọng. Hơn nữa theo nhiệm vụ cấp trên giao, trong quá trình di chuyển các thiết bị từ Yên Bái vào Thanh Hóa đã để lại một bộ phận để thành lập Nhà máy Z183, vì vậy các dây chuyển sản xuất đã bị chia nhỏ mất đi tính đồng bộ hệ thống.
Theo yêu cầu và để đáp ứng các nhiệm vụ trước mắt, một số năm gần đây Nhà máy cũng được Nhà nước và Bộ Quốc phòng đầu tư nâng cấp các dây chuyền cũ. Tuy nhiên theo công nghệ Nhà máy đang áp dụng là công nghệ cổ điển, chia nhỏ nguyên công, theo tài liệu và QTCN do Trung Quốc viện trợ từ năm 1970, theo công nghệ này đa số là dùng các thiết bị gia công cơ khí phổ thông, vì vậy chất lượng sản phẩm không cao, năng suất thấp, không thể đáp ứng được nhiệm vụ trong tương lai.
Súng tiểu liên AK, súng đại liên PKMS, súng trọng liên 12,7mm, súng ngắn K54 Nhà máy Z111 đang sản xuất là những loại vũ khí đang được sử dụng phổ biến trong lực lượng vũ trang, nằm trong quy hoạch trang bị chủ yếu cho Sư đoàn bộ binh nói riêng và lực lượng vũ trang nói chung. Hiện nay, Nhà máy Z111 là đơn vị duy nhất của Quân đội có khả năng sản xuất và sửa chữa lớn các loại súng bộ binh nòng có rãnh xoắn. Từ những năm trước đây, do nguồn viện trợ từ Liên Xô, Trung Quốc và súng thu hồi từ chiến lợi phẩm sau chiến tranh còn nhiều nên Bộ Quốc phòng đặt hàng sản xuất ít, Nhà máy còn bảo đảm được. Những năm sau này từ năm 2008 trở lại đây do nhu cầu sử dụng và yêu cầu nhiệm vụ Sản xuất quốc phòng tăng cao, với dây chuyền sản xuất súng bộ binh hiện tại của Nhà máy là không đáp ứng được.
Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất các loại súng bộ binh nòng xoắn trang bị cho các lực lượng vũ trang hiện nay và trong những năm tới, yêu cầu phải được đầu tư một dây chuyền hiện đại đồng bộ để sản xuất ra các loại sản phẩm chất lượng tốt trang bị cho Quân đội và các lực lượng vũ trang.