9. Kết cấu của Luận văn
2.1. Thực trạng công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng
2.1.2. Một số thành tựu về công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng
2.1. Thực trạng công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng phòng
2.1.1. Mục tiêu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng
Tiếp tục xây dựng và phát triển CNQP thành bộ phận quan trọng của tiềm lực quốc phòng, an ninh quốc gia, có trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại; có năng lực nghiên cứu thiết kế, chế tạo, sửa chữa, cải tiến hiện đại hoá các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật có tính năng kỹ thuật, chiến thuật cao; góp phần từng bước hiện đại hoá quân đội nhân dân và công an nhân dân, nâng cao sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang. Lấy việc sản xuất vũ khí lục quân đạt chất lượng và độ tin cậy cao là trọng tâm; đồng thời ưu tiên cho nhiệm vụ hiện đại hoá các lực lượng hải quân, phòng không - không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật, tình báo và cảnh sát cơ động; chủ động đối phó với tác chiến không gian mạng. Đưa CNQP thành một bộ phận quan trọng của công nghiệp quốc gia, đóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.2. Một số thành tựu về công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng quốc phòng
Nhằm mục tiêu đưa quân đội Việt Nam ngày càng chính qui, tinh nhuệ và tiến lên hiện đại. Nhà nước đã tích cực đầu tư cho các ngành CNQP để có thể từng bước tự thiết kế, chế tạo, xây dựng dây chuyền sản xuất…các loại vũ khí hiện đại, góp phần tăng cường sức mạnh quân sự cho quân đội trong thời kỳ mới.
Những kết quả nổi bật có thể kể đến là: đã nghiên cứu thiết kế, sản xuất được một số sản phẩm vũ khí, đạn dược mới để đưa vào trang bị cho quân đội như: súng phóng lựu và đáy súng không giật, phương hướng bàn và 2 loại khí tài quang học (ktqh) nhìn đêm. Ngoài ra, đã nghiên cứu, thiết kế, chuẩn bị đưa vào sản xuất 8 loại vũ khí đạn mới gồm: 3 loại đạn pháo chiến dịch, 2 loại súng phóng lựu, súng bắn tỉa, đạn xuyên áo giáp và đạn súng hệ 2.
Đối với sản xuất thuốc phóng, đã xây dựng bộ tài liệu kỹ thuật, nghiên cứu sản xuất được thêm 8 loại mác thuốc phóng mới, nâng tổng số mác thuốc phóng sản xuất được lên 37/42 loại, khẳng định năng lực chủ động sản xuất tất cả các loại thuốc phóng thông thường ở trong nước.
Về sửa chữa lớn vũ khí đạn, đã xây dựng tài liệu thiết kế, công nghệ và đưa vào sửa chữa lớn 11 loại đạn pháo, 3 loại vũ khí bộ binh, khẳng định khả năng sửa chữa lớn được tất các các loại vũ khí, đạn dược hiện có trong quân đội, bảo đảm chất lượng tốt, được các đơn vị đánh giá cao.
Trong công tác nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, đã nghiên cứu sản xuất hầu hết các loại hạt lửa, bộ lửa theo công nghệ mới tiên tiến, có tuổi thọ cao hơn, tạo cơ sở để nâng cao chất lượng, tuổi thọ đạn dược.
Đối với sản xuất vật tư kỹ thuật, đã nghiên cứu sản xuất 13 loại vật tư, phụ tùng đồng bộ về vũ khí trang bị kỹ thuật cho các quân - binh chủng như: thùng dầu mềm và các loại ống cao su chịu áp lực cao cho máy bay; lốp pháo đặc chủng; các loại cáp đồng trục cao tần cho ra đa, tên lửa; phao chở vũ khí vượt sông; áo choàng phòng chống vũ khí sinh học- hoá học…
Cùng với kết quả trong nghiên cứu thiết kế công nghệ, các nhà máy đã nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất như: các phần mềm triển khai thiết kế thi công trong đóng tàu, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất; công nghệ tự động hoá trong các dây chuyền sản xuất vũ khí và đóng tàu; công nghệ đùn ép hợp kim; công nghệ dập vuốt sâu; công nghệ thuần hoá và ép thuốc nổ mạnh,…
Trong sản xuất kinh tế, các nhà máy đã nghiên cứu phát triển đưa vào thị trường trong nước và xuất khẩu một số sản phẩm mới có hiệu quả kinh tế cao như: các loại thuốc nổ công nghiệp năng lượng cao, sạch; các phụ kiện nổ thế hệ mới (kíp nổ vi sai, phi điện,); các ống cao su dẫn dầu trên biển; phao quây tràn dầu; mũi khoan cầu hợp kim cứng... Đây là những sản phẩm đã tạo ra uy tín, thương hiệu và là thế mạnh của các nhà máy quốc phòng.