Xây dựng quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 84 - 88)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Xây dựng quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng

nghiệp quốc phòng

3.3.1. Nguồn kinh phí quốc phòng cho hoạt động khoa học và công nghệ

Về vấn đề tài chính cho các hoạt động ĐMCN, hiện chưa có nguồn tài chính nào cũng như chưa có Quỹ dành riêng cho lĩnh vực này. Kinh phí dành cho các hoạt động ĐMCN lấy từ ngân sách bảo đảm cho nghiên cứu KH&CN của ngành CNQP, được đa dạng hoá từ các nguồn như: Ngân sách KH&CN của Nhà nước, Bộ Quốc phòng, ngân sách nghiên cứu chế thử của Tổng cục CNQP và từ Quỹ Nghiên cứu phát triển sản xuất của doanh nghiệp.

100% ý kiến được hỏi cho rằng, rất cần thiết có nguồn tài chính đầu tư thỏa đáng cho các hoạt động ĐMCN và CGCN. Việc thành lập Quỹ ĐMCN

trong các doanh nghiệp CNQP nếu thực hiện được sẽ góp phần tạo sự chủ động, năng động cho các doanh nghiệp CNQP, mạnh dạn trong đầu tư đổi mới và CGCN, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của lĩnh vực CNQP. Những năm trước đây, do đặt hàng Sản xuất quốc phòng tương đối cao, mỗi năm Nhà nước hỗ trợ thêm khoảng 6 tỷ đồng để bảo dưỡng các dây chuyền dừng hoạt động. Trong thời gian tới, nhiều công nghệ mới hiện đại đã và đang được đầu tư, do vậy vấn đề ĐMCN và duy trì năng lực công nghệ các dây chuyền Sản xuất quốc phòng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hình thức thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP sẽ đảm bảo được các hạn chế này.

Nguồn vốn hoạt động của Quỹ

- Trích 50% từ vốn cấp từ ngân sách nhà nước dành cho sự nghiệp phát triển KH&CN.

- Trích 10% từ ngân sách đặc biệt của Bộ Quốc phòng dành cho KH&CN.

- Một phần từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (doanh nghiệp tự quyết định mức trích cụ thể nhưng tối đa không quá 10% thu nhập tính thuế trong kỳ). Thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành sau khi đã kết chuyển hết các khoản lỗ theo quy định.

- Một phần điều chuyển từ Quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ (đối với các công ty con hoặc doanh nghiệp thành viên) hoặc điều chuyển từ Quỹ phát triển KH&CN của các công ty con, doanh nghiệp thành viên về Quỹ phát triển KH&CN của tổng công ty, công ty mẹ (đối với tổng công ty, công ty mẹ).

3.3.2. Nguồn kinh phí từ lợi nhuận của doanh nghiệp

Theo ý kiến của các chuyên gia về công nghệ, hiện nay các tổng công ty, các doanh nghiệp, xí nghiệp CNQP vẫn chủ yếu điều hành tài chính bằng quyền lực hành chính là chủ yếu, trong khi thẩm quyền lại không đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc tích luỹ vốn tại các tổng công ty, các doanh nghiệp CNQP hiện còn hạn chế, do các đơn vị thành viên mạnh ai nấy làm, thiếu sự “hợp đồng tác chiến”, thậm chí còn cạnh tranh lẫn nhau, không tạo được sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh lành mạnh.

Hiện tại, các tổng công ty, các doanh nghiệp CNQP vẫn chưa có cơ chế tích tụ vốn - vốn của doanh nghiệp nào, doanh nghiệp ấy sử dụng; tổng công ty không thể tích tụ được vốn, nên không tạo ra được “sức mạnh tổng hợp vững chắc” trong đầu tư, tăng sức cạnh tranh cho toàn tổng công ty và doanh nghiệp. Các tổng công ty vẫn đang gặp khó khăn trong mối quan hệ hành chính giữa các đơn vị trực thuộc, nên đã hạn chế các mối liên doanh, liên kết khác.

Theo các chuyên gia, một thực tế nữa là hầu hết các tổng công ty, doanh nghiệp CNQP hiện nay chỉ bao gồm các doanh nghiệp kinh doanh cùng một loại sản phẩm, cùng ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng khách hàng mà chưa đưa ra dạng sản phẩm lưỡng dụng có tính ưu việt chiếm lĩnh thị trường. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp, tổng công ty được hình thành từ việc chuyển đổi các các nhà máy, xí nghiệp CNQP, song vẫn còn không ít ý kiến lo ngại, nếu như không có sự “đổi mới” từ những đột phá về tổ chức xây dựng các doanh nghiệp đến việc hoạch định các chiến lược sản xuất, kinh doanh, ĐMCN thì việc sản xuất các sản phẩm CNQP trọng điểm cũng như các “Cụm CNQP trọng điểm” sẽ gặp rất nhiều khó khăn, chỉ thuần tuý là sự “đổi tên”, “bình mới, rượu cũ”…

Một số chuyên gia cho rằng, xu hướng tổ chức xây dựng “Cụm CNQP trọng điểm” với những sản phẩm CNQP trọng điểm ở Việt Nam là hệ quả tất yếu của chính sách đa dạng hóa tiềm lực CNQP ở nước ta, nhằm tạo lập ở mức cao nhất quyền tự chủ trong liên kết sản xuất những mặt hàng mang tính lưỡng dụng, trọng điểm, nhằm thực hiện vai trò đầu tàu, phát huy nguồn lực của đất nước, dẫn dắt nền kinh tế không ngừng phát triển.

Cũng theo nhiều chuyên gia, việc tổ chức xây dựng Cụm CNQP và phát triển các sản phẩm CNQP trọng điểm trong phát phát triển kinh tế quốc phòng và công nghiệp dân dụng, sử dụng công nghệ lưỡng dụng, đã trở thành khuynh hướng, hình thức phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việc tổ chức xây dựng Cụm CNQP trọng điểm với những sản phẩm CNQP trọng điểm trên hướng địa bàn chiến lược góp phần bảo đảm vũ khí trang bị kỹ thuật cho các lực lượng vũ trang nhân dân sẵn sàng bảo vệ vững chắc Tổ quốc là một thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ của đất nước và là một vấn đề mang tính chiến lược lâu dài.

Như vậy, qua 10 phiếu lấy ý kiến chuyên gia bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các cá nhân là các nhà công nghệ, lãnh đạo, chuyên gia về công nghệ và ĐMCN ở một số đơn vị và doanh nghiệp CNQP, đề tài có thể rút ra những điểm chung như sau:

- Điều kiện hiện nay của các doanh nghiệp CNQP về cơ sở vật chất để ĐMCN và tiếp nhận CGCN còn hạn chế, do sự đầu tư chưa thỏa đáng và chưa có kinh phí riêng cho ĐMCN.

- Cần xây dựng những chiến lược, chương trình để làm cơ sở định hướng cho quá trình ĐMCN. Cần xác định rõ đâu là những công nghệ cần phải đi tắt, đón đầu, đâu là lĩnh vực chỉ cần nâng cao hiện đại hoá từng bước. Đồng thời, cần nghiên cứu ĐMCN phù hợp với thị trường lao động, để trong quá trình hiện đại hoá công nghệ vẫn đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Hơn nữa, việc kết hợp giữa công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại là yếu tố đáng quan tâm trong chính sách đổi mới và CGCN cũng như trong tổ chức triển khai sản xuất.

- Hiện nay, các tổng công ty, các doanh nghiệp, xí nghiệp CNQP vẫn chủ yếu điều hành tài chính bằng quyền lực hành chính là chủ yếu, trong khi thẩm quyền lại không đầy đủ. Việc tích luỹ vốn tại các tổng công ty, các doanh nghiệp CNQP hiện còn hạn chế, do các đơn vị thành viên mạnh ai nấy làm, thiếu sự “hợp

đồng tác chiến”, thậm chí còn cạnh tranh lẫn nhau, không tạo được sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh lành mạnh.

- Rất cần thiết có nguồn tài chính đầu tư thỏa đáng cho các hoạt động ĐMCN và CGCN. Việc thành lập Quỹ ĐMCN trong các doanh nghiệp CNQP nếu thực hiện được sẽ góp phần tạo sự chủ động, năng động cho các doanh nghiệp CNQP, mạnh dạn trong đầu tư đổi mới và CGCN, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của lĩnh vực CNQP.

3.3.3. Kinh phí từ các nguồn hợp pháp khác

Các nguồn khác theo quy định của pháp luật: 1. Vốn huy động từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; 2. Vốn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; 3. Lãi cho vay từ các dự án vay vốn của Quỹ; 4. Các nguồn vốn hợp pháp khác.

Quỹ được sử dụng đến 50% vốn ngân sách Nhà nước cấp để thực hiện các hình thức hỗ trợ lãi suất vay, cho vay ưu đãi, bảo lãnh để vay vốn.

Vốn của Quỹ được sử dụng để tài trợ, cho vay đối với các đối tượng chi của Quỹ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)