Tài chính cho nghiên cứu khoa học phục vụ đổi mới công nghệ trong các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 56 - 63)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp

2.2.1. Tài chính cho nghiên cứu khoa học phục vụ đổi mới công nghệ trong các doanh

các doanh nghiệp quốc phòng

công nghệ trong các doanh nghiệp quốc phòng, trước hết Luận văn xin khảo sát thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học.

Về công tác nghiên cứu khoa học, ngoài việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, sẽ tập trung vào việc nghiên cứu cải tiến, hiện đại hoá một số loại vũ khí; thiết kế, chế tạo đạn dược cho tàu Hải quân theo nhiệm vụ Bộ đã giao; kết hợp việc mua tài liệu thiết kế của nước ngoài và Đề án KH&CN KC.NQ.06, phấn đấu đến năm 2015 thiết kế chế tạo được một số loại vũ khí mới theo nhu cầu trang bị của Bộ như: đạn chống tăng chống giáp phản ứng nổ, đạn cối và đạn bộ binh xuyên giáp mẫu mới có tính năng vượt trội so với loại hiện có.

Một số đề tài, dự án KH&CN nổi bật11, bao gồm:

- Thiết kế, chế tạo một số loại vũ khí, đạn mới trang bị cho bộ binh (nghiên cứu thiết kế chế thử đạn 7,62x51mm kiểu M80 Nato bắn trên súng M14, M60 của Mỹ; đạn 7,62K51 và 7,62K53 xuyên áo giáp; hoàn thiện thiết kế, công nghệ, chế tạo bệ súng và đạn cối 60 mm, 100 mm tầm xa, đạn cối catset 100mm xuyên lõm - sát thương, đạn B41-K chống giáp phản ứng nổ, mìn chống đổ bộ trực thăng).

- Thiết kế chế tạo một số loại khí tài quan sát ngăm bắn ngày, đêm cho vũ khí (kính nhìn đêm cho súng ĐKZ 82; kính ngắm trực tiếp cho các loại pháo mặt đất 122-Đ74, 85-Đ44; chế thử kính ngắm quang học cho súng 12,7mm NSV; kính ngắm súng bắn tỉa 12,7mm; kính ngắm đêm cho súng B41-M; kính kinh vĩ; pháo đối kính).

- Nghiên cứu công nghệ chế tạo một số loại thuốc phóng và vật tư cho Sản xuất quốc phòng (thuốc phóng 12/7; thuốc phóng NDT 3 - 19/1; NBL-50; cáp điện động lực cho tàu quân sự, thép lò xo đẩy lên của pháo cao xạ 37).

- Nghiên cứu hỗ trợ kỹ thuật triển khai một số dự án trọng điểm (tiếp tục hoàn thiện công nghệ chế tạo các cụm chi tiết cho tên lửa IGLA, triển khai

nhiệm vụ nghiên cứu hỗ trợ dự án đóng tàu 1241.8...).

- Nghiên cứu quy trình phát triển vũ khí mới tương đối: quy trình này có thể hiểu Viện Vũ khí chịu trách nhiệm chính về mặt thiết kế, doanh nghiệp quốc phòng chịu trách nhiệm phần chế thử sản phẩm. Quy trình nghiên cứu phát triển vũ khí mới tương đối theo hướng:

* Nhà máy nghiên cứu thiết kế vũ khí theo mẫu; * Thông qua Viện Vũ khí thẩm định tài liệu thiết kế; * Nghiên cứu chế thử sản phẩm.

Trong thực tế, doanh nghiệp quốc phòng đã chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị trong và ngoài tổng cục triển khai nghiên cứu phát triển vũ khí mới như: Viện Vũ khí; Viện Công nghệ; Binh chủng Pháo binh; Binh chủng tăng thiết giáp; Học viện Kỹ thuật Quân sự…

Các đề tài khoa học và dự án KH&CN nói trên đã góp phần vào việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng.

Về nguồn tài chính chi cho nghiên cứu khoa học phục vụ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp quốc phòng được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn tài chính đặc biệt dành cho quốc phòng.

Về kế hoạch tài chính chi cho nghiên cứu của mỗi năm được lập từ tháng 6 năm trước, cơ quan quản lý tài chính và cơ quan quản lý khoa học duyệt chi theo phân bổ của Bộ Quốc phòng.

2.2.2. Tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng công nghiệp quốc phòng

Đối với nguồn tài chính chi cho hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp quốc phòng, ngoài nguồn vốn được phân bổ cho hoạt động khoa học còn được chi từ lợi nhuận do thương mại hóa một số sản phẩm dân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Để khảo sát thực trạng đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, Luận văn đã khảo sát một số doanh nghiệp, trong đó có:

a. Nhà máy Z125

Nhà máy Z125 là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, do Tổng cục CNQP - Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Nhiệm vụ chính của nhà máy Z125 là chế tạo các loại vũ khí nòng trơn trang bị cho Quân đội phục vụ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Một số sản phẩm quốc phòng nhà máy sản xuất là:

- Súng chống tăng B40; B41; RPG7V-VN; ĐKZ82-B10 VN; SPG-9.

- Súng phóng lựu cỡ 40 mm M79-VN.

- Súng phóng lựu liên thanh AGS-17.

- Giàn phóng lựu đạn GPL90.

- Súng cối 60 mm; 82 mm; 100 mm.

- Giàn phóng lựu đạn GPL90.

- Các loại dây băng, hộp băng đạn K53-K57, 12.7 mm...

- Quân cụ pháo các loại.

Ngoài ra, nhà máy còn có các ngành nghề đang ký kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế như:

- Đúc sắt thép, kim loại màu;

- Sản xuất các loại cấu kiện kim loại;

- Sản xuất thùng, bể chứa và dụng cụ chứa kim loại;

- Sản xuất nồi hơi (trừ nồi trung tâm);

- Rèn, dập, ép và cán kim loại luyện bột kim loại;

- Gia công cơ khí, xử lý và tráng phủ kim loại;

- Sản xuất sắt, thép, gang, kim loại màu và kim loại quý;

- Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra định hướng và điều khiển;

- Sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động;

- Sản xuất máy công cụ và máy tạo hình kim loại, máy luyện kim, máy khai thác mỏ và xây dựng, máy cho ngành dệt, may và da;

- Sản xuất máy chuyên dụng khác: máy ép thủy lực; máy là nắn kim loại;

- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng;

- Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn, máy móc thiết bị;

- Sửa chữa thiết bị điện tử, quang học, thiết bị điện;

- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;

- Sản xuất khí đốt, phân phối nhiên liệu khí bằng đường ống;

- Hoạt động thiết kế chuyên dụng: thiết kế máy móc đặc chủng cho ngành công nghiệp;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.

Nhà máy Z125 thực hiện 2 nhiệm vụ chính là sản xuất hàng quốc phòng theo chỉ lệnh và sản xuất một số mặt hàng kinh tế phục vụ các ngành công nghiệp và dân sinh.

Đối với mặt hàng Quốc phòng, sản lượng và chủng loại thường thay đổi theo từng năm, từng thời kì. Mặt hàng truyền thống của nhà máy là các loại vũ khí nòng trơn trang bị cho sư đoàn bộ binh mang vác. Cụ thể như súng cối 60mm; súng cối 82 mm; súng cối 100mm; súng chống tăng B40; súng chống tăng RPG7V-VN; súng chống tăng ĐKZ82-B10 VN; súng chống tăng SPG-9; Giàn phóng lựu GPL-90; súng phóng lựu M79-VN; súng phóng lựu liên thanh AGS-17; các loại hộp băng, dây băng K53; K57; PKMS; 12,7; các mặt hàng quân cụ... Sản phẩm hàng quốc phòng phần lớn được trang bị cho các đơn vị sẵn sàng chiến đấu của Quân đội. Một số được xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ chính và cũng là nguồn thu ngân sách chủ yếu của nhà máy.

Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất hàng Quốc phòng, nhà máy cũng luôn chú trọng vào việc tìm kiếm thị trường các mặt hàng kinh tế để tăng doanh thu. Giai đoạn từ năm 1976 - 1985, nhà máy đã sản xuất hàng vạn bầu cặp mũi

khoan, hàng trăm máy ép thuỷ lực từ 30-100 tấn, sản xuất hàng nghìn chi tiết máy tiện T616, lắp ráp hoàn chỉnh máy tiện TT50, Su50A... Tuy nhiên, do nhu cầu của thị trường và các yếu tố khách quan khác, các mặt hàng này hiện tại không mang lại giá trị kinh tế cao nữa. Nhà máy hiện tập trung chủ yếu vào việc sản xuất các loại máy ép thuỷ lực, xilanh thuỷ lực, các loại phụ tùng thay thế cho các nghành công nghiệp nặng như dầu khí, xi măng, dịch vụ cảng biển, điện lực...

Trình độ công nghệ: Là một doanh nghiệp của quân đội thực hiện nhiệm

vụ sản xuất hết sức đặc thù và quan trọng, nhà máy được nhà nước và quân đội đầu tư tương đối cơ bản. Hệ thống máy móc của nhà máy tương đối đồng bộ. Công nghệ chính của nhà máy là các công nghệ gia công cơ khí cổ điển như: Rèn, dập, đúc, tiện, phay, bào, mài, rèn, ôxi hoá, mạ điện hoá. Tuy nhiên, do đặc thù là một doanh nghiệp của Quốc phòng chuyên sản xuất các loại vũ khí nòng trơn cho Quân đội nên nhà máy được đầu tư một dây chuyền gia công lỗ sâu khép kín phục vụ gia công nòng súng. Đây là một ưu thế của nhà máy trong việc ứng dụng để gia công các mặt hàng kinh tế có dạng lỗ sâu tương tự như xi lanh thuỷ lực, máy thuỷ lực mà ít đơn vị nào bên ngoài có được.

Hiện tại, do nhu cầu của việc nâng cao hơn nữa chất lượng và sản lượng hàng quốc phòng cũng như các mặt hàng kinh tế, nhà máy đã đầu tư xây dựng mới một nhà xưởng công nghệ cao với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại.

Về sản lượng sản xuất: Do đặc thù doanh nghiệp nên sản lượng sản xuất các năm của nhà máy thường không đều nhau. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, sản lượng sản xuất các mặt hàng Quốc phòng có chiều hướng tăng. Năm 2012, nhà máy đã hoàn thành nhiệm vụ sản xuất quốc phòng, nhiều mặt hàng kinh tế có giá trị. Giá trị sản xuất đạt 215 tỷ đồng.

Về chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm hàng quốc phòng không ngừng được nâng lên. Các mặt hàng vũ khí đều được kiểm tra nghiệm thu chặt chẽ trước khi giao cho đơn vị. Chất lượng các mặt hàng kinh tế cũng không ngừng được cải thiện. Nhà máy xác định rõ chất lượng sản phẩm sẽ là yếu tố sống còn của nhà máy trong giai đoạn hiện nay.

Bảng 2. Các sản phẩm áp dụng quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tương đối đang áp dụng tại Tổng cục CNQP12

STT Tên sản phẩm Thời gian nghiên cứu Năm áp dụng Ghi chú Bắt đầu Kết thúc Loạt “A” Loạt “B” 1 Súng cối 100mm 1990 1992 1993 2009 2 Súng ĐKZ82-B10 VN 1994 1999 2000 2004 3 Súng SPG-9 1998 2001 2002 2007 4 Súng RPG7V-VN 1995 1997 1998 2005

5 Súng AGS-17 (lần 1) 1997 2000 2002 Bộ không cho áp dụng

Bảng 3: Các sản phẩm áp dụng quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới tương đối đang áp dụng thử tại nhà máy Z125.

STT Tên sản phẩm

Thời gian

nghiên cứu Năm áp dụng

Ghi chú Bắt đầu Kết thúc Loạt “A” Loạt “B” 1 Súng M79 2005 2007 2008 2009 2 Cơ cấu chống nạp chồng cối 100mm 2006 2007 2008 2009 3 Sửa chữa súng M79 Mỹ 2009 2009 2010 2011 4 Súng AGS-17 (lần 2) 2007 2008 2010 2012

Hoạt động nghiên cứu phát triển vũ khí mới tại Tổng cục CNQP cũng như tại nhà máy Z125 có ảnh hưởng rất lớn đối tới sự phát triển vũ khí trang

bị cho Quân đội huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, chúng ta cần phân tích những điểm mạnh, điểm yếu để có những cải tiến trong việc nghiên cứu thiết kế vũ khí theo mẫu đạt hiệu quả cao hơn.

Nguồn vốn được phân bổ cho hoạt động khoa học tại các doanh nghiệp quốc phòng là không đáng kể, vì ngân sách quốc phòng chủ yếu chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học tại các cơ quan nghiên cứu.

Do đó, nguồn vốn cho hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng được phép trích từ lợi nhuận do thương mại hóa một số sản phẩm dân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành lập quỹ đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng nhằm nâng cao năng lực sản xuất một số sản phẩm chủ lực (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)