Chƣơng 2: Đối lập tƣơng phản trong các chi tiết hình ảnh, hình tƣợng thơ
2.1.2. Kiểu 2: Liên tƣởng nghịch chiều theo một cặp song trùng
Trong kiểu này, tác giả thường đi sâu khai thác những cặp đôi đối nghịch thường đi liền với nhau. Ví như: Vui - Buồn, May - Rủi, Ánh sáng – Bóng tối, Hạnh phúc – Tai ương, Hi vọng - Thất vọng, Hữu hạn – Vô hạn, Trước – Sau, Cay đắng - Ngọt ngào…
Bắt nguồn từ lối tư duy quen nhìn sự vật từ hai chiều đối lập, Chế Lan
Viên luôn đặt các đối cực lại gần nhau để triết lí, để ý thơ bay lên từ đó. Trong thơ ông, ánh sáng không bao giờ đi riêng lẻ mà nó luôn gắn với
bóng tối như một cặp bài trùng. Ánh sáng là ban mai, mặt trời, là nắng sớm, bình minh, ban ngày. Trong khi đó, hang sâu, nhà lao, hoàng hôn, ban đêm chính là hiện thân của bóng tối. Chế Lan Viên viết nhiều về cặp đôi này. Có khi ông dùng để diễn tả quy luật thời gian như là sự luân phiên của hai khái niệm đối lập: ngày – đêm:
“Đừng buồn đêm phù du Đã có ngày bất tử”
Đôi khi tác giả còn sử dụng cặp phạm trù ánh sáng - bóng tối để ý thức về sự mong manh ngắn ngủi của đời người. Nhà thơ trăn trở rất nhiều về cái gọi là “ số phận”:
“ Anh đâu phải mặt trời chói loà
Cho đến lúc tắt cũng hoá thành hoàng hôn rực rỡ Anh chỉ là ngọn đèn con con
Bỗng dưng phụt tắt Thế là tối om”
( Số phận – Di cảo III)
Cái tối om của đời người đặt bên cạnh mặt trời chói loà mới thấy thật hữu hạn, nhỏ bé. Mặt trời tắt nhưng nó vẫn đem đến cho con người hoàng hôn rực rỡ và nó lại hiện ra ngày hôm sau. Còn ngọn đèn con con của đời người tắt đi chỉ để lại một khoảng tối om. Sự vĩnh hằng chỉ thuộc về tự nhiên mà thôi.
Quy luật ấy không chỉ đúng trong tự nhiên mà còn đúng với cuộc sống con người: có niềm vui cũng có nỗi buồn, có sự lãng quên thì cũng có những nỗi nhớ. Chính sự thống nhất của những mặt đối lập ấy đã làm nên cuộc sống đa dạng muôn hình muôn vẻ.
Thời “Điêu tàn” vốn được coi là thời của những u buồn, của gam màu tối ta vẫn thấy ánh sáng xuất hiện thông qua cảnh vật. Nhìn ánh sáng của nắng mai rực rỡ:
“ Cả vũ trụ biến dần ra ánh sáng
Nước sông Linh hoà lẫn nắng trời tươi”
Tác giả lại liên tưởng đến tâm trạng của mình:
“ Ta vẫn thấy hồn ta buồn ủ rũ Và cõi lòng dày đặc bóng đêm mờ”
( Nắng mai – Điêu tàn )
Như vậy, “ bóng đêm mờ” chính là lòng người buồn ủ rũ, nó đối lập tương phản với cảnh thiên nhiên vũ trụ tươi đẹp, tràn ngập ánh sáng.
Đến “Ánh sáng và phù sa”, đúng như tên gọi của tập thơ, ánh sáng xuất hiện gần như là chủ âm trong sự đối chiếu với bóng tối của quá khứ. Nếu ở tập Điêu tàn, ta thấy bóng đêm xuất hiện tràn ngập trong tập thơ, với 20 trên tổng số 36 bài – chiếm hơn 55,5% thì thơ Chế Lan Viên thời kì này nói nhiều đến sự lấn chiếm của ánh sáng đối với bóng tối:
“ Nếp rêu con cũng chói loà ánh sáng Khi mặt trời tư tưởng rọi hang sâu”
( Khi đã có hướng rồi – Ánh sáng và phù sa )
“ Mỗi đêm tàn đều muốn hoá bình minh”
( Nhật kí một người chữa bệnh – Ánh sáng và phù sa ) Ánh sáng giờ đây là hiện thân cho chân lí, tương lai:
“ Kìa mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt”
( Người đi tìm hình của nước – Ánh sáng và phù sa ) Nó là một cuộc sống mới đang đến gần:
“Đời rực rỡ phù sa ta kiến thiết
Những phố phường da thịt ửng hồng lên”
( Vàng của lòng tin – Ánh sáng và phù sa )
Do vậy, tác giả thường dùng Ánh sáng và bóng tối để nói về con người cũ và con người hiện tại của mình, khẳng định sự vận động là từ bóng tối đến ánh sáng :
“Đừng đuổi thơ tôi vì một chút chiều tà nào ngả bóng Hãy kiên lòng, sẽ thấy nắng mai lên”
( Nhật kí một người chữa bệnh, Ánh sáng và phù sa )
“ Tôi góp phần ánh sáng Tôi làm chủ hồn tôi”
Hay: “ Viết câu thơ sáng trời Giữa nhà lao bóng phủ”
“ Bóng tối qua rồi Ánh sáng hừng đông”
( Hoa hồng trong bệnh viện, Ánh sáng và phù sa )
“ Sạch bóng đêm, chói lọi ban ngày”
( Mặc dù trong đêm mặc dù trong tối – Ánh sáng và phù sa ) Tất cả những câu thơ trên đều cho thấy sự chiến thắng tuyệt đối của ánh sáng, mặc dù cuộc giao tranh sáng - tối vẫn diễn ra:
“ Bóng đêm vẫn không ngừng Tấn công vào ánh sáng”
Bóng đêm từng được biết đến như là xứ sở của Đất chết, của Lãng Quên. Đến “ Di cảo thơ”, bóng tối được nhắc đến như một hiện thân của cái chết đang ngày càng gần kề:
“ Anh chỉ là ngọn đèn con con Bỗng dưng phụt tắt
Thế là tối om”
( Số phận, Di cảo III ) Hay: “ Ném bài vào huyệt hư vô mặc nó Ta là con bài mà bóng tối chơi ta”
(Đánh bài – Di cảo III)
Một lần nữa, thơ Chế Lan Viên lại quay trở về gam màu tối thời “Điêu tàn” và, “ Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên giờ đây không còn chói lọi rực rỡ mà mang một màu sắc ảm đạm. Bóng đêm nhiều hơn ánh ngày, hoàng hôn nhiều hơn ban mai…” ( Nguyễn Bá Thành, Thơ Chế Lan Viên với phong cách suy tưởng, tr 173). Lúc này, ánh sáng dẫu có thì cũng nhỏ nhoi, bị bóng đêm nuốt chửng. Xưa, nhà thơ viết nhiều về mặt trời còn nay, ông thu gọn vào một ngọn đèn nhỏ:
“ Số phận trang giấy cao hơn chính nó Không phải thiêu mình trên ngọn đèn kia Ngọn đèn mà bóng đêm giết chết dễ dàng”
( Bộ ba – Di cảo thơ I )
Trong một số bài thơ, Chế Lan Viên còn dùng lối tương phản hoàng hôn – ban mai để nói lên sự nối tiếp luân chuyển giữa các thế hệ, ông tự nhủ mình “Đừng ngăn cản”:
Khi anh gần chạng vạng Thì có người bình minh
Đừng lấy hoàng hôn anh ngăn cản Ban mai của họ sinh thành
(Đừng ngăn cản - Di cảo II )
Nét tư duy sáng - tối của Chế Lan Viên thật sự đa dạng. Qua thơ ông, ta thấy sáng và tối giao tranh nhau, khi thì phần thắng thuộc về bên này khi thì phần thắng thuộc về bên kia. Từ cặp đôi đối nghịch này, tác giả đã rút ra được nhiều quy luật về nhân sinh và thế sự.
Một trong những cặp đối lập xuất hiện nhiều trong thơ Chế Lan Viên là vui - buồn. Vui và buồn vốn là những sắc thái tình cảm tất yếu của con người trong cõi nhân gian, vui buồn là hai mặt không thể tách rời trong cuộc sống con người. Niềm vui luôn đi đôi với ngọt ngào, hạnh phúc và nụ cười. Còn nỗi buồn là bạn đồng hành của đắng cay, tai ương , nỗi đau. Là một nhà thơ ưa triết lí, Chế Lan Viên rất hay chiêm nghiệm về những sướng- khổ đời người:
“ Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi Còn tai ương thì dồn dập đánh vu hồi”
( Hai chiều- Di cảo I )
Trong mối tương quan với tai ương thì hạnh phúc thật nhỏ bé và đơn côi, bị lép vế, điều này có điểm gần gũi với câu: “ hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai” quen thuộc trong dân gian. Có điều, Chế Lan Viên đã đào sâu thêm một bậc khi viết:
“ Thuyền anh đi giữa bể, hai trời May - Rủi đó Không sấp bên này thì ngửa phía kia thôi”
Cuộc đời con người như chiếc thuyền lênh đênh giữa bể, hạnh phúc hay tai ương còn nhờ vào những may - rủi nhưng với những đợt sóng cuộn đánh vào thuyền không nói ra ta cũng biết là phúc ít mà hoạ thì nhiều .
Điều đáng chú ý là những câu thơ chiêm nghiệm về vui - buồn, hạnh phúc - nỗi đau, đắng cay - ngọt ngào xuất hiện nhiều và với mật độ rất lớn trong tập “Ánh sáng và phù sa”. Theo đây, nỗi buồn, đắng cay thường gắn với “hôm qua” và đặt trong thế tương phản với “ hôm nay”:
“ Bỗng sau đau thương. Lại oà hạnh phúc Hôm qua đắng miệng. Mà nay ngọt ngào”
“ Nay” chính là cuộc sống mới, cuộc sống đổi thay kêu gọi nhà thơ cũng phải thay đổi tâm hồn mình:
“ Tôi đổi năm đau lấy những ngày lành Như đuổi giặc lấy từng thước đất”
Đứng ở thời hiện tại- thời mà nhà thơ đã từ biệt thung lũng đau thương, chân đặt trên cánh đồng vui, dõi mắt tứ phía mà nhận ra rằng:
“ Kìa Mặt trời Nga bừng sáng ở phương Đông Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
Người cay đắng đã chia phần hạnh phúc”
( Người đi tìm hình của nước – Ánh sáng và phù sa ) “ Giữa tết trồng cây”, Chế Lan Viên nghĩ ngợi đến “ một mùa sau”, một tương lai đang tới:
“ Trong đắng cay, ta phải thấy trước ngọt ngào Đối diện với lòng, anh gieo hạt mùa sau”
Như vậy, hạnh phúc hay đau khổ, ngọt ngào hay đắng cay ở bên nhau đã nói lên sự phức tạp nhiều chiều của cuộc sống mà con người buộc phải đối mặt. Nó cho thấy cái nhìn mang màu sắc triết học “ trong phúc có hoạ, trong hoạ có phúc” của tác giả:
Hay đó là một nỗi buồn vĩ đại làm phấn chấn”
Bi kịch vui hay nỗi buồn làm phấn chấn là hai cách nói khác nhau nhưng có chung một nghĩa: đôi khi cái buồn cũng là niềm vui, mang đến sự phấn chấn. Nỗi buồn ở đây không còn thuần chất như nó vốn có mà được trộn lẫn bởi niềm vui tạo nên một danh từ kép làm người đọc phải ngỡ ngàng: bi kịch vui. Có khi tác giả triết lí nỗi đau và hạnh phúc của con người thông qua hình ảnh con trai ngọc:
“ Mỗi con trai nhả ngọc một lần thôi Viên ngọc đầu tiên cũng là viên sau chót
Không như ta sau viên ngọc sau cùng rồi lại làm viên thứ nhất Đấy là nỗi đau và hạnh phúc của con người”
Con trai chỉ có một viên ngọc nhưng con người thì luôn có hai hạt ngọc: một là nỗi đau và một là hạnh phúc. Cuộc sống của con người là sự luân chuyển giữa hai thái cực đó: đi đến viên ngọc sau cùng rồi quay trở lại viên đầu tiên. Nỗi đau và hạnh phúc làm nên cuộc sống và đó cũng là quy luật tất yếu đời người: “ Hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Không ai chỉ sống với một đau khổ hoặc một hạnh phúc.
Thơ Chế Lan Viên là vậy, ông luôn bám vào một cặp đối lập để liên tưởng nghịch chiều tạo nên một ý thơ kì thú, hợp lí trong sự phi lí. Những câu thơ kiểu như: “ Che nỗi đau trong bóng nụ hoa cười”, “ Trút tiếng thở dài vào câu thơ ngắn”, “ Lửa hoan lạc một giây, tro cay đắng một mùa”, “ Cuộc hành trình nhẩn nha mà rất gấp”,…ta thấy xuất hiện hàng loạt trong thơ Chế Lan Viên , không thể kể hết.
Tóm lại, những liên tưởng nghịch chiều này luôn tạo cho thơ Chế Lan Viên một sức mạnh để khai phá những vẻ đẹp còn tiềm ẩn. Nó không tạo nên sự bất ngờ với những hình ảnh thơ mới mẻ như kiểu trên nhưng cách đặt vấn đề của tác giả tác động thẳng vào nhận thức của người đọc và do đó tác dụng của kiểu này là trực diện. Hơn nữa, qua những cặp song trùng, triết lí thơ Chế Lan Viên được đúc kết dưới dạng chiêm nghiệm có
sức khái quát cao. Nhờ kiểu đối lập này, liên tưởng của tác giả được mở rộng biên độ, tạo ra nhiều hình ảnh thơ mang tính biểu trưng. Chất biểu tượng, tượng trưng do Chế Lan Viên thổi vào sự vật hiện tượng tạo nên nhiều lớp nghĩa mới, do đó nó làm giàu thêm kho ấn tượng và hình ảnh của người tiếp nhận. Đôi khi sự vật không còn ý nghĩa tự thân ban đầu mà được tồn tại qua những ẩn dụ, hoán dụ. Ví như, trong thơ Chế Lan Viên, ánh sáng là biểu tượng của chân lí, của con người mới còn bóng đêm là con người cũ, là ẩn dụ của cõi chết, miền lãng quên. Cay đắng là cuộc đời cũ còn hạnh phúc là cuộc đời đã đổi thay, đang vẫy gọi. Kiểu đối lập này rất thích hợp khi nói đến sự biến chuyển của con người tác giả, tương phản giữa xưa – nay, cũ - mới. Hơn nữa, những đối sánh kiểu: “ Ngõ rất cụt mà lòng sâu thẳm” hay “ Giữa đục của đời một ngọn suối trong” không chỉ có tác dụng nhấn mạnh, nêu bật ý mà còn chạm khắc vào lòng người đọc những ấn tượng khó quên. Có thể nói, đối lập theo một cặp song trùng thể hiện những thế mạnh của Chế Lan Viên, phù hợp với tư duy thích suy tư và chiêm nghiệm của ông.