A tương phản vớ iB và cả hai ( có điểm chung là ) đối lập với C.
2.2.5. Hình tƣợng Cái chết
Trần Mạnh Hảo từng nhận xét : « Cái chết, niềm hư vô và nỗi cô đơn là nỗi ám ảnh khôn cùng của thơ ông ngay từ thời niên thiếu. Tâm hồn ông hầu như đã biến thành vỏ ốc của sự chết, để ngọn gió hư vô thổi vào và ngân lên bài ca bi ai và hoan lạc của bản hòa tấu cô đơn » ( Tr 138, Thơ Chế lan viên những lời bình, Mai Hương và Thanh Việt, 2003)
Thơ Chế Lan Viên nói nhiều đến cái chết. Đây là một hình tượng xuyên suốt nhiều tập thơ của Chế Lan Viên. Ngay từ thời Điêu tàn, cõi chết đã ám ảnh ông và cho đến khi cuối đời, Chế Lan Viên đã thể hiện nhiều suy tư triết học Tồn tại – hư vô, sống - chết.
Ở mỗi giai đoạn, cái chết được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau lúc thì thống nhất nhưng cũng có lúc đối lập với các giai đoạn khác. Và hình tượng cái chết luôn được đặt trong mối quan hệ so sánh đối chiếu với sự sống. Theo nghiên cứu của chúng tôi, bằng lối tư duy và bút pháp tương phản đối lập, Chế Lan Viên đã tạo cho hình tượng của mình một sự phong phú đa dạng hiếm thấy.
Trước hết, hình tượng cái chết được cảm nhận trong sự đối lập với tình yêu và sự sống. Chế Lan Viên ví nó như dòng suối đen, là sự lãng quên trong im lặng, là “ cuộc chiến tranh màu trắng của tâm hồn”, có khi ông ví cái chết như “cuộc hành trình của bầy voi đi về phía vầng trăng”
Bên cạnh đó, hình tượng cái chết trong “Điêu tàn” có nhiều điểm khác biệt so với trong “Ánh sáng và phù sa” và “ Di cảo”.
Thuở Điêu tàn, Chế Lan Viên tìm đến với cõi âm, với cái chết như một phương thức để thể hiện niềm mong muốn được sống giữa thế giới Chiêm quốc. Có nhà nghiên cứu đã viết: “ Chế Lan Viên không quen dùng xuất thần tửu nên chàng phải tự giết mình, phải chết đi trong một
khoảnh khắc để tìm về nước non Chiêm, xứ sở của muôn vạn xác chết”.
Trong “Điêu tàn”, tuy tác giả nhắc nhiều đến cái chết nhưng nó không bi luỵ mà mang một vẻ đẹp tràn trề sinh khí. Những chiến tượng, những Chiêm nữ hiện về trong một vẻ đẹp rực rỡ nhất, ở những thời điểm vô cùng huy hoàng. Có thể nói, tác giả dựng lên cái chết để khẳng định sự bất diệt của nước non Chiêm.
Thuở Ánh sáng và phù sa, Chế Lan Viên lạc quan khẳng định: Cái sống vinh quang đang giết dần cái chết ( Nay đã phù sa ). Cảm hứng ca ngợi sự sống đã khiến tác giả có cái nhìn khác trước. Hình tượng cái chết trong kháng chiến đó là một cái chết vẻ vang, cái chết có thật nhưng trở thành bất tử. Trong “ Di cảo”, cái chết hiện lên âm thầm, có khả năng tàn phá con người. Đó là cái chết mang màu sắc buồn thỉu, cái chết buồn, cái chết tủi. Có thể nói, cái Tôi trong Di cảo hoà mình vào tháp Ăngco, khóc mình lúc sắp bước vào “ xứ không màu”.
Lúc này, Chế Lan Viên phải đối mặt với cái chết thực, với hồi chuông báo tử của cuộc đời mình. Nhưng chính lúc này, ông lại bộc lộ một khát vọng sống vĩnh hằng để cống hiến cho đời, để viết những vần thơ cho người mai hậu. Trong cách bộc lộ suy nghĩ về cái chết, Chế Lan Viên không nghĩ từ một chiều đơn giản mà trái lại, từ rất nhiều phía phức tạp. Có lúc ông nghĩ về cái chết với một thái độ thật lạc quan:
Những bạn bè yêu anh sẽ gặp anh trong cỏ Trong hạt sương, trong đá
Trong những gì không phải anh. Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên mà như tro bụi Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên.
( Từ thế chi ca) Cũng có lúc lại rất bi quan:
trong tổng số đêm trăng anh ngắm Tổng số mặt trời, anh đành bỏ lại, không mang đi Dù có liệm cho anh một nhúm gạo hạnh phúc,
một nhúm muối thi ca thì anh làm sao ăn được?
Đến bến Lú, sông Mê, các thứ ngon ngọt đem theo thành đắng ngắt.
( Để lại, Di cảo II )
Sự ám ảnh về cái chết, cõi hư vô thể hiện rất đậm đặc trong “ Di cảo”. Chế Lan Viên đã nhắc đến đêm tối như dấu chấm hết của đời người:
“ Vì biết đâu chính đêm nay là đêm anh từ giã cõi đời Sau vạn đêm, đêm này kết thúc”
( Sau chót – Di cảo III)
Có thể nói, cảm xúc của Chế Lan Viên về thời gian sống là định hướng lớn nhất cuốn hút tư duy thơ của ông những năm cuối đời. Nhà thơ „ lên dây đồng hồ”, “ nghe tiếng gà gáy”… đều bị mặc cảm là cái quỹ thời gian sống đang vơi đi một cách đáng sợ. Từ cảm xúc về thời gian sống như vậy, ấn tượng về cái chết cứ hiện dần lên. Đến 1987 – 1988 nhà thơ dường như đã bị ám ảnh bởi một điều khủng khiếp: Sự huỷ diệt. Trong bài “Đến ngày” ( Di cảo III), ông thấy mình “đã là bọ giòi, là sọ dừa, là cả bộ xương”
Cũng như trong “Điêu tàn”, hình ảnh thiên đường, địa ngục, vạc dầu,…xuất hiện rất nhiều lần. Vốn biểu tượng về bãi tha ma thời “Điêu tàn” được dùng lại khá nhiều: đáy mồ, huyệt tối, xương khô, sọ người,…Hình ảnh cái chết, cảm giác về sự huỷ diệt, sự tiêu tan, cảm giác về ngày tận số làm nhiều bài thơ ở trong “ Di cảo” trở nên buồn thảm. Có điều, so với “Điêu tàn” thì buồn đau trong “ Di cảo” có cơ sở hiện thực hơn. Sự đau đớn nảy sinh từ những điều trông thấy, nghiệm thấy. Chế Lan Viên đổi giọng thơ vì thế hình ảnh thơ và phương pháp tư duy cũng có sự thay đổi. Phương pháp tư duy được Chế Lan Viên đúc kết
thành phương pháp “lộn trái” hay “ bề thêu trái”. Hành trình của sự sống đối với nhà thơ vừa là sự tĩnh tại vừa là sự bất an để chạy đua với cái chết:
“ Ta trên đường đi đến lò thiêu
Cuộc hành trình nhẩn nha mà rất gấp”
( Lò thiêu )
Chế Lan Viên trải nghiệm trong triết luận về cái có hạn, cái bất cập, cảm nhận thấm thía về thời gian ngắn ngủi đời người:
“ Gió thổi mây bay bất trắc Lúc nào không tử biệt sinh ly” “ Ta chạy một đời không dứt….
Có hộc tốc chạy đến chân trời cũng là đồ bất lực”
Lâm Thị Mỹ Dạ từng mường tượng: “ Chết như tiếng giọt sương, rơi không thành tiếng”. Chế Lan Viên bình thản đến sắc lạnh, buồn cái buồn “ siêu thoát”, hình dung mình sẽ “ thành một nhúm xương gio trong bình” nhưng vẫn nghĩ ta sẽ gặp lại ông “ trong cỏ, hạt sương, trong đá”. Ở đây, phải hiểu triết lí của Phật giáo mới hiểu hết câu thơ của ông : Sự tồn tại của con người không chỉ tầm thường bằng cái danh, con người sẽ mãi tồn tại khi nhập vào bản thể của vũ trụ, vào sương, đá, ngọn cỏ,...
Nghĩ về cái chết của mình thôi chưa đủ, Chế Lan Viên còn nghĩ về cái chết của Xuân Diệu:
Diệu đi trước, rồi chúng mình đi tiếp Ai đâu mà ở lại trên đời ?
Bỏ một nắm đất xuống mồ anh: Vĩnh biệt! Diệu nằm ở trong thơ chớ đâu ở di hài !
( Xe tang qua nhà , Di cảo thơ III)
Mặc dù biết các nhà thơ mất đi nhưng tác phẩm của họ còn mãi thế mà Chế Lan Viên vẫn có lúc nghĩ về cái chết thật bi quan :
Tất cả bình minh đều hứa hẹn,trừ bình minh ấy,
Cái bình minh phản thùng,cái bình minh phản chủ,ác ôn!
Mà thôi,đừng vội lên án hạt sương và tiếng gà kết liễu ánh sáng đó Có khi giã từ giữa khi đúng ngọ,lúc hôn hoàng.
Hơn thế,ạnh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút,trang thơ anh bất lực. Từ lúc nhựa hồn anh khô kiệt,thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về.
( Giờ báo tử, Di cảo thơ III)
Sự bi quan bất lực trước cõi hư vô, trước cái chết dường như đã trở thành nỗi ám ảnh lớn trong thơ Chế Lan Viên lúc cuối đời. Đó là âm hưởng chủ đạo. Nhưng đôi khi trong bài ca bi quan triền miên ấy, người đọc lại thấy một tia sáng lạc quan, hi vọng :
Đó là thú vui trong khi chờ đợi Cái Chết Nhỏ và Cái Hủy Diệt Lớn Vả lại từ sự trống không đã đẻ ra sự sống
Thì ai bảo từ sự sống bị hủy diệt lại không thể đẻ ra sự sống cao hơn
( Cho dù)
Chỗ gặp gỡ của tư tưởng Chế Lan Viên và tôn giáo là ý thức về sự mong manh ngắn ngủi của đời người và sự tồn tại không bằng hữu hình mà vẫn bền vững của nghệ thuật. Tâm hồn nhà thơ là nơi hội tụ, xung đột của hai lực lượng giữa cái ác và cái thiện , cái đẹp và cái xấu. Ở nơi ấy xảy ra cuộc chiến âm thầm mà khốc liệt :
« Cuộc chiến tranh màu trắng của tâm hồn Tuyết nhắm tuyết chia phe mà đối chọi Tuyết này rồi tan, tuyết kia tồn tại
Phía chấp nhận hóa bùn, phía kì vọng cỏ xanh non »
( Cuộc chiến)
Trong « Di cảo », Chế Lan Viên viết như để kí gửi niềm tâm sự :
Mai sau...mai sau khi chẳng còn ta nữa
Họ ngỡ chỉ là mùa xuân trong vườn của họ
Có biết đâu đấy là người xưa về trong gió còn đau »
( Người mai sau – Di cảo)
Thơ Chế Lan Viên triết lí: Con người được sống làm người là điều vô cùng quý giá dù cuối cùng không ai tránh khỏi cái chết và cái chết cũng chẳng có gì đáng sợ đối với những người biết sống, những người đã hiểu ra cái lẽ sinh hóa của vạn vật. Tuy vậy, những vần thơ ông viết vẫn thể hiện sự lưu luyến với cuộc đời:
“ Cảm ơn một mùa ở trên trái đất
Cái hành tinh không vắng lặng giữa thiên hà Không phải chỉ vì có hơi người ấm áp
Mà vì còn có các mùa hoa
Dù là một chiếc hoa dại, hoa vườn nhỏ nhặt Ở trong cõi không màu, ta vẫn thấy nó từ xa
( Các mùa hoa)
Về cái phù du của kiếp người, thiền sư Vạn Hạnh ( thế kỉ XI) đã ngộ ra: “ Thân như ánh chớp có rồi không” còn Chế Lan Viên có cách nói của riêng mình:
“ Chuyến xe sau không còn anh nữa Xe vẫn chạy nghìn đời chỉ vắng anh thôi
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du...từng đi chuyến trước Những chuyến xe không có khứ hồi
Như vậy, nói nhiều về sự tồn tại và chết chóc, quá khứ và hiện tại, hiện thực và ước mơ, chán chường,tuyệt vọng và mong ước, Chế Lan Viên không khỏi tự đặt cho mình câu hỏi về chính bản thân, về sự tồn tại và những liên hệ từ ngọn nguồn tới cuộc đời mai sau.