Chƣơng 3: Tƣơng phản đối lập trong nghệ thuật xây dựng thời gian và không gian
3.1.1 Cặp 1: Không gian thực của cõi trần gian – Không gian tưởng tượng của Chiêm quốc
tượng của Chiêm quốc
Nhìn chung, các nhà thơ trước cách mạng thường dựng lên sự đối lập giữa hai thế giới như là trạng thái phổ biến của thời đại: Một thế giới thực tại đầy đau khổ, ưu phiền với những bế tắc không sao giải quyết nổi và một thế giới khác trong mộng tưởng tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Với Chế Lan Viên, thế giới tưởng tượng ấy không phải là cõi bồng lai tiên cảnh như của Thế Lữ cũng không phải trường tình say đắm giống như Xuân Diệu mà đó là thế giới Chiêm quốc với xương khô và sọ người như lời ông nói trong một bài thơ :
“Khóc thời gian huỷ hoại Khi đã buồn hiện tại Thì quay về Tháp xưa”
Có thể nói, “ Chế Lan Viên đã tưởng tượng, hư cấu lên một nước non Chàm với những điêu tàn đổ nát đến kinh người” [ 30, tr122]
Đọc Điêu tàn, niềm ám ảnh về không gian dường như bao bọc lấy người đọc. Cảm xúc về sự khác biệt giữa hai thế giới thực tại và mộng tưởng đã hướng tác giả xây dựng hai hình tượng không gian hoàn toàn trái ngược nhau: một không gian thực và một không gian ảo, một không gian chính là những cảnh- vật - việc đang diễn ra trước mắt tác giả và một không gian do trí tưởng tượng của tác giả tạo ra. Một không gian Người yêu đến tha thiết còn không gian kia Người muốn trốn lánh, chối bỏ.
Trong con mắt của tác giả, đến với thế giới Chiêm Quốc chính là “ trên đường về”, về với cội nguồn đang vẫy gọi. Và, một ngày kia, rời bỏ thị thành, quay về xem non nước giống dân Hời, tác giả đã gặp và vẽ lên những bức tranh tương phản giữa quá khứ - thực tại của Chiêm Thành. Theo đó, thực tại là những đổ nát, hoang tàn: “ Những đền xưa đổ nát dưới thời gian”. Còn quá khứ hiện về hào hùng , bi tráng qua hình ảnh những bóng ma Hời, vùng chiến địa đầy xương máu và nỗi căm hờn của tử sĩ. Bên cạnh đó là một Chiêm quốc thái bình thịnh trị: những Chiêm nữ vui tươi, điện các huy hoàng, những bữa tiệc tùng vang tiếng sáo với điệu múa của Chiêm nữ…Đối lập hiện lên giữa cảnh huy hoàng trong quá khứ và cảnh tượng điêu tàn thời hiện tại càng làm cho tâm trạng buồn thương nhớ tiếc của tác giả tăng lên, tạo sự ám ảnh khôn nguôi về sự diệt vong của một nền văn minh rực rỡ:
“ Và từ đấy lòng ta luôn tràn ngập
Nỗi buồn thương nhớ tiếc giống dân Hời”
Có khi, Người dõi theo bước đi của chiến tượng , gắn hồn mình vào hồn chiến tượng để mường tượng lại quá khứ, vẫn là những cảnh tượng đối nghịch:
“Nơi một sáng Đồ Bàn vang tiếng hát Muôn binh Chàm thắng trận giở quân về Đàn chiến tượng, trong hương trầm man mác Cùng oai hùng, lặng lẽ, nặng nề đi”
“ Nơi một tối, máu gào vang chiến địa Nơi loa vang, ngựa hí với đầu rơi Bầy voi Chàm hung hăng như sóng bể Hung hăng theo ánh lửa của dân Hời”
( Chiến tượng, Điêu tàn)
Hai khổ thơ là sự đối chọi mạnh mẽ: đối lập về không gian: Đồ Bàn - Chiến địa; về thời gian: sáng - tối; đối lập giữa cảnh ca khúc khải hoàn và cảnh lâm trận; đối lập giữa lặng lẽ, yên bình với loa vang, ngựa hí, đầu rơi; đối lập giữa tĩnh và động…Từ đây, hình ảnh những chiến tượng hiện lên thật rõ nét vừa hung hăng dũng mãnh lúc xung trận nhưng sau khi chiến thắng lại trở về với bản tính hiền lành , lặng lẽ .
Không gian Chiêm quốc luôn được đặt trong thế đối lập với cõi trần gian. Nếu Tháp Chàm vận động theo chiều suy tàn, bị thời gian huỷ diệt dần dần thì cõi trần gian hiện lên với những cảnh vui tươi, tràn đầy sức sống. Từ đây, thái độ của tác giả là sự lựa chọn giữa hai đối cực đó:
“ Tạo hoá hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian
Muôn cảnh đời chỉ làm tôi chướng mắt Muôn vui tươi nhắc mãi vẻ điêu tàn”
Là người sống giữa cuộc đời nhưng hồn lại hướng về thế giới khác xa xôi vì hiện tại, theo tác giả, là nguyên nhân, biểu tượng gây nên mọi sự chết chóc, điêu tàn. Hình như, mọi cảnh tượng hiện tại của cõi trần gian đều gợi nhắc về vương quốc Chiêm:
“ Nhạc Trần gian khôn vui hồn quạnh quẽ Rượu Trần gian gây nhớ vết thương xưa”
(Điệu nhạc điên cuồng – Điêu tàn)
Trong Điêu tàn, mặc dù tràn ngập là hình ảnh Chiêm quốc ở thời quá khứ nhưng tác giả vẫn dành một số ít câu thơ để nói về cõi trần gian. Đây là cảnh tượng tươi sáng rực rỡ lúc xuân về, nó khiến ta liên tưởng đến bất kì bức tranh nào trong Thơ Mới:
Pháo đã nổ đưa xuân về vang động Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong Cỏ non biếc, giãi mình chờ nắng rạng Bên lau già, theo gió uốn lưng cong”
Nhưng việc miêu tả cảnh vật không xuất phát từ con mắt “ tươi non” khi nhìn đời mà chỉ là cái cớ để tiếc thương ai oán, đó là nét độc đáo của thi sĩ họ Chế. Nhìn cánh đào mơn mởn, tác giả lại liên tưởng đến khối máu của dân Chàm, nhìn cành cây nghiêng mình trong nắng sớm, tác giả lại nghĩ về hài cốt vạn dân Chiêm. Vì vậy, có lúc tác giả đã phải thốt lên:
“ Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết Những sắc màu hình ảnh của Trần gian”
Từ chối thực tại để quay về quá khứ hay thoát li vào một thế giới tưởng tượng là con đường chung của các nhà thơ Mới, có điều Chế Lan Viên đã chọn cho mình một con đường hơi đặc biệt: Quay trở về với nước non Chiêm, giống dân Hời. Có thể nói, trên từng trang giấy nhỏ trong Điêu tàn, Chế Lan Viên đã dựng lên thế giới hư ảo của “những chiếc sọ người”, “mồ không”, “xương khô”, “đám ma”, “hồn trôi”, “bóng tối”, “đêm tàn”…Tất cả được đặt trong mối quan hệ đối lập cực đoan với
cảnh vui tươi rộn rã, tràn đầy hương sắc, ríu rít tiếng chim của cuộc đời thực